ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:40:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gia đình “giữ lửa” đờn ca

Báo Cà Mau (CMO) Nhân, Sĩ, 2 cái tên không xa lạ với những ai yêu nghệ thuật đờn ca tài tử ở đất Cà Mau. Lửa nghề nối tiếp từ cha, say mê đờn ca từ nhỏ, lòng trân quý giá trị văn hoá truyền thống đã thôi thúc 2 anh em trong một gia đình vượt qua khó khăn để theo đuổi niềm đam mê mãnh liệt của mình.

Tay lướt nhẹ phím đàn, âm thanh ngân lên gieo vào lòng người nhiều cảm xúc. Những giây phút ấy, mọi nỗi buồn thường nhật như tan biến, người nghe như thả hồn vào từng nốt nhạc mỗi khi nghe tiếng đàn của anh Nhân (Nguyễn Trọng Nhân), anh Sĩ (Nguyễn Trọng Sĩ) cất lên.

Ngón đàn của anh Nhân chững chạc, nhấn nhá tươi mượt, tạo thẩm âm dễ thu hút và đưa hơi cho người ca.

Không chỉ sở hữu tay đàn làm mê mẩn lòng người mà cả 2 anh đều có giọng ca chân chất, mộc mạc rất đỗi gần gũi... Có lẽ chính điều này không chỉ khiến tôi mà rất nhiều người yêu thích.

Với cái tuổi U50 nhưng anh có hơn 30 năm theo nghề đàn. Khi tôi ngỏ ý tìm hiểu quá trình vào nghề, anh Nhân cười sảng khoái: “Tôi mê tiếng đàn của cha từ nhỏ, cha tôi là “nhạc công” của xóm. Mỗi khi trong xóm có đám tiệc, cha tôi đều có mặt góp vui. Cha dạo đàn cho các cô, các chú hát nhạc, hát cổ… Lửa nghề trong mấy anh em tôi bắt đầu từ đó”.

Ký ức trong tâm hồn càng sâu thì tiếng đàn lắng đọng vào lòng càng đậm. Tiếng đàn gợi cho anh Sĩ nhớ về những năm tháng đã xa, khi ấy còn là cậu học trò ở vùng quê. “Sinh ra trong gia đình có 14 anh chị em. Chuyện ăn, chuyện học chữ đã quá vất vả, nói gì đến chuyện học đàn. Trong khi cha biết đàn, mê đàn nhưng ông không cho các con theo học nghề, có lẽ ông biết nghề này rất đỗi thăng trầm. Khi ấy 2 anh em ngoài giờ học phải đi mót lúa, cắm cá… dành dụm mua được cây đàn thùng (đàn guitar). Người này bỏ đàn xuống thì người khác lại ôm lên, cứ thế xoay vòng”.

Ðối với anh Nguyễn Trọng Sĩ, san sẻ nhau câu hát, tiếng đàn, vừa thoả đam mê, vừa giữ gìn, phát triển “món ăn tinh thần” mà thế hệ cha anh đã tạo dựng.

Thời gian trôi nhanh, thấm thoắt đã mấy mươi năm. Bên ly trà nóng, anh Sĩ nhớ lại những kỷ niệm vui buồn khi mới chập chững vào nghề: “Thời ấy nhà không có điều kiện học đàn, cha thì không chịu dạy, mấy anh em tôi mới nghĩ ra cách “học lỏm ngón đàn” của đàn anh đi trước. Vậy là trong xóm có đám tiệc, có đờn ca là mấy anh em xin góp vui". Những cuộc trao đổi, biểu diễn của những “thầy đờn đồng quê” khi ấy giúp các anh học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng trong ngũ cung với “hò, xự, xang, xê, cống” của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Sau một thời gian, 2 anh Nhân, Sĩ trở thành “tài tử đờn” tiêu biểu phong trào đờn ca tài tử quê nhà. Cha anh cũng không còn ngăn cản các anh theo nghề nữa. Cuộc sống gia đình khấm khá hơn và được sự ủng hộ của gia đình, “lửa” nghề trong các anh cũng được đốt nóng. 2 anh em họ lại vác ba lô đi “tầm sư” giỏi để theo học đàn, không chỉ trong tỉnh mà cả Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh.

Chính niềm đam mê, những trải nghiệm cùng năng khiếu thiên bẩm, tinh thần không ngừng học hỏi, nghiên cứu… đã hun đúc những anh em trong gia đình này trở thành những thầy đờn có tiếng trong bộ môn đờn ca tài tử. Anh Sĩ chia sẻ: “Chỉ người đam mê tiếng đàn mới cảm hết cái hay của tiếng đàn. Trong âm thanh ấy mang cả niềm vui, nỗi buồn, từ đó mới tạo được những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Ngón đàn chững chạc, nhấn nhá tươi mượt, tạo thẩm âm dễ thu hút và đưa hơi cho người ca”. Từ đờn sến, đến guitar phím lõm, cả 2 anh đều thạo tay đàn. Nhưng chuyên thì anh Sĩ là đàn sến, anh Nhân đàn guitar phím lõm. 

Chính niềm đam mê, những trải nghiệm cùng năng khiếu thiên bẩm, tinh thần không ngừng học hỏi… đã hun đúc các anh trở thành những thầy đờn có tiếng.

Sau nhiều năm theo đuổi đam mê, cuối cùng những anh em trong gia đình Sĩ, Nhân đã tạo được hồn cho tiếng đàn riêng của mình. 2 anh em rời quê hương huyện Cái Nước lên Cà Mau lập nghiệp khi mới đôi mươi. Với tiếng đàn mùi mẫn làm say lòng người, được rèn luyện bằng chính sự đam mê, trải nghiệm và không ngừng học hỏi, các anh Nhân, Sĩ chính thức làm nhạc công chuyên nghiệp.

Tiếng đàn của anh em nhà họ Nguyễn vang xa, các anh được mời tham gia nhiều chương trình thu âm, giải trí lớn của tỉnh. Tiêu biểu là cộng tác nhiều năm với Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, trong đó đặc biệt là giải Bông Tràm.

Ðờn ca tài tử là bộ môn nghệ thuật phát triển lâu đời ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có Cà Mau - Bạc Liêu. Ðặc biệt, khi bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, càng cho thấy giá trị mà bộ môn này đóng góp vào đời sống tinh thần của Nhân dân.

Ðể duy trì, phát triển bộ môn này, không thể không kể đến sự đóng góp thầm lặng của những nhạc công như anh Sĩ, anh Nhân. Chính những con người luôn sống hết mình vì đam mê, thường xuyên trau dồi, không ngừng học hỏi đã góp phần duy trì và đưa loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng Nam Bộ vươn tầm thế giới. Họ san sẻ nhau từng câu hát, tiếng đàn, vừa thoả đam mê, vừa để phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân địa phương, đặc biệt là để hoàn thành trách nhiệm của thế hệ đi sau trong việc giữ gìn, phát triển “món ăn tinh thần” mà thế hệ cha anh đã tạo dựng./.

 

Bảo Hân

 

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.