ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 11:43:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Búp sen xanh” - Sách gối đầu của thế hệ măng non

Báo Cà Mau Trong vô số tác phẩm văn học Việt Nam viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Búp sen xanh” của Nhà văn Sơn Tùng là cuốn sách đặc biệt, cẩm nang xúc động về tuổi thơ, tuổi trẻ của Bác. "Búp sen xanh" là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Bác Hồ, ra đời năm 1982. Qua ngôn ngữ bình dị, thấm đẫm tình yêu của Nhà văn Sơn Tùng, tác phẩm tái hiện đầy đủ nhất hành trình hình thành lý tưởng cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ lúc còn là cậu bé Làng Sen đến ngày rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Tiểu thuyết "Búp sen xanh" viết về Bác gây ấn tượng với thiếu niên, nhi đồng nhiều thế hệ.

Tiểu thuyết "Búp sen xanh" viết về Bác gây ấn tượng với thiếu niên, nhi đồng nhiều thế hệ.

“Búp sen xanh” mở ra trong tâm trí người đọc không gian làng quê Việt Nam cuối thế kỷ XIX, nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Bác) chào đời trong vòng tay ấm áp của gia đình, làng quê. Từng trang sách nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc qua tuổi thơ bình dị của Bác, từ sự ân cần, dịu dàng của người mẹ (bà Hoàng Thị Loan) đến sự nghiêm khắc, đầy yêu thương của cha (cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc), cùng môi trường quê hương giàu truyền thống yêu nước, hiếu học. Trong bầu không khí ấy, phẩm chất của Nguyễn Sinh Cung được nuôi dưỡng, lớn dần như mầm sen non, hứa hẹn ngày nở đoá hoa thơm.

Ðiều hay nhất ở “Búp sen xanh” chính là không thần thánh hoá nhân vật Bác Hồ, cũng không xây dựng Người như hình tượng xa vời. Qua ngòi bút của Sơn Tùng, thanh niên Nguyễn Tất Thành hiện lên rất đời thường: cậu học trò nghèo ham học, người con hiếu thảo, thanh niên nhiều trăn trở trước vận mệnh non sông. Khi đứng trước bến cảng Nhà Rồng - Sài Gòn, chuẩn bị bước lên chuyến tàu “Amiral Latouche Tréville”, người thanh niên ấy đã nén chặt lòng, thầm nhủ đó là sự ra đi không chỉ mang theo nỗi nhớ gia đình, quê hương, mà còn mang cả khát vọng lớn: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Chính sự gần gũi đó khiến hình ảnh tuổi trẻ của Bác đi vào lòng người đọc rất tự nhiên và sâu đậm.

“Búp sen xanh” trở thành cuốn sách gối đầu của nhiều thế hệ măng non, trong đó có thiếu nhi Cà Mau. Em Ðinh Ngọc Khải Nhi, Lớp 5A4, Trường Tiểu học Cái Nước 1, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Em được đọc nhiều tác phẩm về Bác Hồ, nhưng "Búp sen xanh" là tiểu thuyết khiến em xúc động nhất. Nó không chỉ gợi nhắc về tuổi thơ của Bác trong cảm xúc, mà còn tái hiện sinh động toàn bộ không khí lịch sử, gia đình, làng quê... của thời mà Người sống, lớn lên, làm việc. Từ đó lý giải vì sao cậu bé nghèo ở Làng Sen lại mang trong tim ý chí cứu nước lớn đến thế. Trong các buổi sinh hoạt Ðội, Hội, trò chuyện về các chi tiết trong "Búp sen xanh", nhiều bạn bày tỏ sự yêu thích ở cách hành văn, miêu tả... rất giản dị nhưng chân thật của tác giả, giúp tuổi học trò hình dung ra chân dung Bác Hồ gần gũi hơn”.

Em Trịnh Nhã Uyên, Lớp 8B, Trường THCS xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, chia sẻ cảm nhận sau khi đọc tác phẩm: “Ðiểm nhấn cảm động nhất của “Búp sen xanh” là giai đoạn thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định từ giã gia đình, quê hương ra đi tìm đường cứu nước, cảnh chia ly giữa hai cha con được Nhà văn Sơn Tùng miêu tả với tất cả sự lắng đọng, thiêng liêng. Nỗi lòng của người cha tiễn con và cũng là tâm huyết của cả thế hệ những nhà Nho yêu nước khiến mọi người vô cùng khâm phục”.

Nơi trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được các em thiếu nhi sắp xếp tươm tất trong Ngày Sách và Văn hoá đọc năm 2025 diễn ra tại Cà Mau.

Nơi trưng bày sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh được các em thiếu nhi sắp xếp tươm tất trong Ngày Sách và Văn hoá đọc năm 2025 diễn ra tại Cà Mau.

Ðiều làm “Búp sen xanh” trở nên đặc biệt chính là mạch tự sự giản dị, nhưng xúc động sâu sắc. Nhà văn không lý tưởng hoá, không tô vẽ, mà để nhân cách lớn của Bác tự toả sáng qua từng cử chỉ nhỏ, lựa chọn thầm lặng. Nhân cách của con người vĩ đại trong Bác, như Sơn Tùng muốn nhắn nhủ, nằm chính trong sự bình thường nhất, trong sự khiêm nhường, chân thành và yêu thương.

Trải qua nhiều năm tháng, “Búp sen xanh” vẫn giữ nguyên giá trị. Dù lịch sử đã lùi xa, nhưng mỗi lần đọc lại vẫn thấy bồi hồi, xúc động. Không ít người khi đọc “Búp sen xanh” đã thốt lên, đây không chỉ là tiểu thuyết mà là tấm gương lớn để bao thế hệ trẻ Việt Nam tiếp bước soi vào, như lời nhắc nhớ dịu dàng, kiên quyết: Muốn yêu nước, hãy bắt đầu bằng việc học làm người tử tế; muốn làm việc lớn, phải giữ cho tâm hồn trong sáng như sen xanh giữa bùn đen./.

 

Lam Khánh

 

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Nghệ sĩ Kim Hiền và hành trình trở lại trường thi: "Bám chữ để vượt qua chính mình"

Sáng 27/6, trong không khí nghiêm túc của ngày thi thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau), một “thí sinh đặc biệt” lặng lẽ đến trường thi từ rất sớm. Đó là Trần Kim Hiền (Nghệ sĩ Kim Hiền, Đoàn Cải lương Hương Tràm, sinh năm 1984), học viên lớp 12B2, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau.

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.