ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 15:18:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Báo Cà Mau Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều điều tích cực hơn khi thông tư góp phần thay đổi tư duy dạy và học, giảm thiểu những tiêu cực trong dạy học và khơi gợi tư duy tự học lẫn sáng tạo của học sinh... Ngành giáo dục quản lý được vấn đề dạy thêm, học thêm, hình thành thiết chế xã hội đối với việc dạy thêm, học thêm.

Loạt bài viết “Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều” sẽ phân tích sâu hơn và làm rõ những nội dung vừa nêu.

Bài 1: Khó khăn trong quản lý

Ngay sau khi Thông tư 29 được ban hành, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã tham mưu UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 15/2025/QÐ-UBND ngày 7/3/2025 quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm. Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở GD&ÐT, tất cả các cơ sở giáo dục thực hiện tốt dạy thêm trong nhà trường theo khoản 1, Ðiều 5: “Dạy học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp”.

Siết chặt quản lý

Toàn tỉnh có 52/52 cơ sở dạy thêm đã đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Các cơ sở dạy thêm đều thực hiện đúng yêu cầu công tác công khai thông tin của các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền học sinh tại các cơ sở giáo dục.

Sở GD&ÐT đã sát sao chỉ đạo các cơ sở giáo dục quản lý chặt chẽ, thống kê số lượng giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Ðầu tiên là việc quản lý hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên khá khó khăn, phức tạp. Ðể giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, nhưng nòng cốt phải là hiệu trưởng các cơ sở giáo dục.

Một vấn đề nữa mà nhà trường, cũng như cơ quan quản lý trực tiếp đối mặt, đó là vấn đề "lách luật". Một số câu hỏi được đặt ra là: Nếu con em yếu kém, phụ huynh thuê gia sư dạy thêm liệu có sai phạm? Dạy thêm cho học sinh thi chuyển cấp hoặc thi đại học ở giai đoạn nước rút có bị xử phạt?... Theo ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT tỉnh Cà Mau: “Ðây cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh, giáo viên và cả nhà trường. Việc phụ huynh chủ động thuê gia sư cho con tại nhà để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoặc chuẩn bị cho các kỳ thi là quyền của phụ huynh. Thông tư 29 không điều chỉnh hoạt động gia sư tại nhà do phụ huynh tự thuê. Tại khoản 1, Ðiều 5, Thông tư 29 quy định: “Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học như sau: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường”. Như vậy, việc giáo viên dạy thêm không thu tiền học sinh thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp là không sai”.

Việc dừng dạy thêm, học thêm cũng là cách để đánh giá năng lực tự học và sự nỗ lực học hỏi của các em học sinh.

Việc dừng dạy thêm, học thêm cũng là cách để đánh giá năng lực tự học và sự nỗ lực học hỏi của các em học sinh.

Song song đó, tất cả các trường học lẫn Sở GD&ÐT đang gặp khó khăn trong việc kiểm tra dạy thêm bên ngoài, cụ thể là tại các trung tâm và các lớp tự phát. Nguyên nhân là các lớp học thêm tại nhà, do giáo viên tự tổ chức, thường diễn ra nhỏ lẻ, khó nắm bắt thông tin và kiểm tra. Việc thiếu các chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm cũng gây khó khăn cho công tác quản lý. Thêm nữa, nhu cầu của phụ huynh và học sinh vẫn cao, đặc biệt trong giai đoạn thi cử, khiến việc quản lý trở nên phức tạp hơn. Phụ huynh mong muốn con em mình đạt kết quả tốt, dẫn đến việc tìm kiếm các lớp học thêm bên ngoài. Ngoài ra, khó khăn trong việc cân bằng giữa ban hành văn bản quản lý và triển khai thực hiện trong thực tế cũng là một vấn đề. Việc đưa ra các quy định quá cứng nhắc có thể dẫn đến các hệ luỵ không mong muốn. Cần đảm bảo quyền lợi của cả học sinh, phụ huynh và giáo viên, đồng thời ngăn chặn các hành vi tiêu cực.

Ông Lê Hoàng Dự cho biết thêm: “Chúng ta đều biết áp lực thi cử là một trong những nguyên nhân chính khiến nhu cầu học thêm gia tăng, đặc biệt khi hệ thống thi cử, tuyển dụng hiện tại vẫn dựa vào kết quả học tập. Tình trạng dạy thêm tràn lan, không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến việc học chính khoá của học sinh, Sở GD&ÐT hạn chế về nhân lực và tài chính để thực hiện công tác quản lý, kiểm tra vấn đề này”.

Nhiều khó khăn trong giám sát, kiểm tra

Theo quy định của Thông tư 29, giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh chính khoá của mình. Theo đó, giáo viên muốn dạy thêm tại các trung tâm phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu dạy trong nhà trường phải tuân thủ theo Ðiều 5, Thông tư 29. Còn trường hợp dạy ngoài nhà trường phải theo Ðiều 6, Thông tư 29. Ðồng thời giáo viên cũng phải làm bản báo cáo với hiệu trưởng hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm...

Tại các trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giáo viên đều thực hiện đúng những quy định đề ra và chưa xảy ra sai phạm nào. Nhà trường cũng phối hợp với các trung tâm để đảm bảo 2 vấn đề: thứ nhất, giáo viên tuyệt đối không dạy học trò của mình tại lớp dạy thêm; thứ hai, giáo viên phải dạy theo chủ đề, tuyệt đối không dạy trước bài trên lớp. Ðây là quy định có lợi cho học sinh, góp phần chấm dứt tình trạng chèn ép học sinh.

Thầy Châu Văn Tuy, Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), cho biết: “Ðể hạn chế tuyệt đối việc giáo viên nhận học trò tại trường để dạy ở trung tâm, trong bản báo cáo về việc dạy thêm, nhà trường đã thêm vào một mục, là đối tượng dạy thêm. Chúng tôi yêu cầu giáo viên phải ghi rõ ràng, cụ thể là dạy cho đối tượng nào. Nếu các đoàn kiểm tra phát hiện sai phạm thì có cơ sở xử lý ngay lập tức”.

Việc dừng dạy thêm, học thêm cũng là cách để đánh giá năng lực tự học và sự nỗ lực học hỏi của các em học sinh.

Việc dừng dạy thêm, học thêm cũng là cách để đánh giá năng lực tự học và sự nỗ lực học hỏi của các em học sinh.

Dù đã rất kỹ càng trong khâu quản lý để từng bước đưa Thông tư 29 đi vào giáo dục, thế nhưng, các trường vẫn khó tránh những bất cập, khó khăn.

Thầy Trần Xuân Hải, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình, TP Cà Mau, chia sẻ: “Chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu từ các học sinh để các em cung cấp thông tin là giáo viên có dạy theo chủ điểm, chủ đề để ôn tập hay không. Nếu học sinh phản ánh giáo viên dạy trước bài mới, có thể báo cáo về Sở GD&ÐT để thành lập đoàn thanh tra. Nhà trường hoàn toàn không có quyền kiểm tra đột xuất hay giám sát liên tục tại các trung tâm dạy thêm. Ðiều này cũng là một cản trở, bởi nếu xuất hiện tình trạng tố giác hay khiếu nại thì khâu thanh tra, giám sát cũng mất nhiều thời gian”.

Một trường hợp nữa thường xuất hiện ở bậc tiểu học là, phụ huynh chủ động gửi con tại nhà các giáo viên với hình thức trông hộ và dạy các con nền nếp trước khi trẻ chuyển từ mẫu giáo lên cấp một.

Thầy Trương Văn Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (TP Cà Mau), cho biết: “Thầy cô trong trường đã làm cam kết không dạy thêm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bận rộn công việc vẫn năn nỉ giáo viên giữ hộ và tập cho các em thói quen học tập khi từ mẫu giáo lên lớp một. Ðiều này cũng là cái khó cho nhà trường, vì giáo viên không dạy trước bài, chỉ dạy cách cầm bút sao cho đúng, tư thế ngồi học sao cho ngay ngắn, hay tập cho các con sự tập trung nghe giảng... Hơn hết, phụ huynh cũng không khiếu nại, nhà trường không có căn cứ nào để xử phạt giáo viên”.

Các quy định trong Thông tư 29 đã và đang được tuân thủ cũng như thực hiện theo cách có trật tự, có nền tảng, hoàn toàn không chỉ mang tính "ăn xổi ở thì", rầm rộ ở thời điểm ban đầu. Ðiều cốt lõi vẫn cần sự kiện toàn trong các “điểm sơ hở” do thói quen của phụ huynh lẫn học sinh tạo ra.

 

Lam Khánh - Hoàng Vũ

Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.