ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 14:11:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ rừng mùa nắng hạn

Báo Cà Mau (CMO) Đầu tháng Tư, nắng đổ lửa, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Lê Thanh Dũng trầm ngâm: “Tình hình mùa hạn năm nay còn khốc liệt hơn năm 2015-2016. Khi đó, một tia sét đánh khiến rừng tràm ngún khói, may là lực lượng giữ rừng phát hiện và dập tắt kịp thời. Theo dự báo, mùa hạn năm nay còn kéo dài...”.

Khi cả nước chung tay chống  dịch Covid-19, miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng còn chống chọi với hạn mặn. Và ở đây, giữa màu xanh của đại ngàn rừng tràm U Minh Hạ, tất cả đang dồn sức để chống thêm giặc lửa. Giữ rừng mùa nắng hạn, ở tuyến đầu là những con người đang lặng thầm hy sinh, cống hiến để gìn giữ tài sản quý báu của quê hương, xứ sở.

Theo chân anh em Chốt 23-96 đóng ở giữa lõi rừng tràm, chúng tôi có một chuyến luồn rừng trong đỉnh điểm khô hạn. Men theo một cây “cầu khỉ” thiên tạo từ gốc gừa cổ thụ băng qua một con kênh giữ nước, Chốt trưởng Phan Chí Cường chỉ tay nói: “Ở các tuyến kênh đê bao chính còn giữ được chừng hơn 1 mét nước, chớ những kênh giữ nước nhỏ như thế này đã cạn hết rồi”.

Đặt chân lên nền rừng, đất khô khốc, kíp tuần tra nhìn nhau ái ngại, rồi đào hố kiểm tra mực nước chân rừng. Hì hụi đào sâu hơn 0,5 mét mới chạm mặt nước. Đi giữa ruột rừng ngập ngọt U Minh Hạ mùa này, chúng tôi có cảm giác giống như đi giữa những cánh rừng miền Đông Nam Bộ mọc trên nền đất đỏ bazan cứng cáp.

Tổ tuần tra Chốt 23-96 thực hiện các thao tác đo mực nước, kiểm tra rừng trong cao điểm nắng hạn. Ảnh: P.N

Lúc dừng chân ngồi nghỉ, anh Chốt trưởng quay sang nói nhỏ: “Mấy anh chịu khó lắng nghe một chút. Đó, tiếng rì rầm là tiếng ong đi ăn mật”. Bao quanh chúng tôi, nơi mặt trời không chạm đất là những thân tràm cổ thụ xanh um, vững chãi. Dớn mọc đu dày theo thân tràm, đến mùa khô trơ xác trắng hếu, tạo thành hình ảnh giống như một ngọn đuốc khổng lồ. Có anh quay sang bảo: “Lớp xác thực bì này nếu xảy ra cháy rừng thì bén ghê gớm lắm, nếu sự cố xảy ra, những thân tràm này cũng sẽ bùng lên như một bó đuốc thực sự”. Đi rừng nhiều chuyến với các anh, chúng tôi hiểu, kiêng kỵ nhất là nhắc đến lửa và cháy.

Lịch làm việc của lực lượng giữ rừng mùa cấm bắt đầu từ 5 giờ sáng. Các trưởng kíp trực leo lên đài quan sát, báo cáo bộ đàm về trung tâm chỉ huy (tại Vườn Quốc gia) tình hình chung. 6 giờ sáng, anh em nấu cơm, hôm nào gấp thì trụng mì tôm ăn cho xong bữa, phân công lực lượng tuần tra xuyên rừng ở địa bàn mình phụ trách. Thực hiện chế độ trực đài quan sát 24/24, thay phiên nhau mỗi ca chừng 2 tiếng đồng hồ. Ngày cũng như đêm, rừng trong tầm quan sát. Bữa ăn, giấc ngủ cũng hối hả, tạm bợ, bởi bảo vệ rừng chính là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất trong cao điểm nắng hạn.

Nhớ mấy năm trước, cũng chuyến về thăm lực lượng giữ rừng trong cơn đại hạn, chúng tôi xót xa với lời tâm sự của các anh: “Nói thiệt với mấy anh nhà báo, tụi tui ăn mì tôm riết chịu hết nổi rồi”. Thì ra, trước giờ các đoàn thăm, tặng quà lực lượng giữ rừng thì mì tôm là món chủ lực để tiếp ứng cho các trạm, chốt. Vậy là ngay trong phóng sự năm đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất thế này, hạn chế tặng mì tôm cho lực lượng giữ rừng. Anh Cường, Chốt trưởng hiện nay, lúc trước chúng tôi gặp phía trạm T25-90, cười: “Cũng nhờ bài báo đó, mấy năm gần đây anh em bớt… ăn mì tôm”. Các đoàn đến thăm, động viên, tặng quà chuyển sang tặng gạo, nước uống, những thứ thiết yếu nhất lúc trực chiến giữ rừng.

Đi vỏ lãi đến điểm tuần tra cùng lực lượng giữ rừng Chốt 23-96. Ảnh: P.Nguyên

Chốt 23-96 có 4 người. Đây là chốt mới thành lập tăng cường do tình hình mùa hạn diễn biến phức tạp. Không điện, không nước, nhà cất bít bùng bằng tôn. Ban ngày, anh em phải mắc võng ở gầm cầu bê-tông gần đó để tránh cái nóng thiêu đốt da thịt. Anh Nguyễn Hoài Linh nói vui: “Vô đây gần tháng trời chưa về thăm nhà. Tới lượt nghỉ phép, ai cũng xin ở lại hết”. Khi chúng tôi viết những dòng này, ngày 1/4 toàn quốc đã thực hiện cách ly xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thế là các anh sẽ tiếp tục bám rừng, ít nhất trong nửa tháng tiếp theo.

Cùng trú nắng với các anh sau chuyến tuần tra, dưới gầm cầu bê-tông, một bình trà quạu bốc khói bày ra. Mấy anh nói rằng, đi mệt, đổ mồ hôi, uống nước trà nóng là đã khát nhất. Điều này chúng tôi đã được nghe ở đâu đó. Nhưng nhìn anh em tắm bằng nước kênh, vài bình nước lọc ít ỏi dành cho việc ăn, uống trong chốt, chúng tôi lại càng thấm thía sự vất vả ở nơi đây. Rồi bạn đồng nghiệp tôi buột miệng: “Ở ngoài đường cái vô đây cách đâu 4, 5 cây số, muốn mua nước đá cũng cực lắm à nghe! Với lại, uống trà thì tiết kiệm nước hơn là cái chắc”, mọi người thoáng nhìn nhau im lặng. Rồi anh Cường phá vỡ bầu không khí ấy bằng cách với tay bẻ mấy trái chuối già cho khách: “Nè, anh em thử trái chuối rừng U Minh Hạ đi. Trong này, tụi tui ăn đồ sạch không đó nha. Với lại trong này, không khí trong lành, sinh hoạt, làm việc điều độ, ai mà sướng bằng đâu”.

Cuối tháng 3, rừng khô hạn hoàn toàn. Hơn 8.500 ha tràm trân mình dưới cái nắng quéo quắt của mùa hạn được coi là tàn khốc nhất từng xảy ra. 2/3 diện tích rừng thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ quản lý đã dự báo cháy cấp V, cấp cao nhất trong thang bậc cảnh báo. Giọt mồ hôi tuôn ra trên khuôn mặt của lực lượng giữ rừng chưa kịp rơi đã khô queo bởi cái nóng hừng hực. Những gương mặt mà dân gian hay gọi đen như “tràm cháy”. Thế nhưng, ở những con người đang thầm lặng hy sinh nơi đây, chúng tôi cúi đầu trân quý tinh thần lạc quan, ý thức trách nhiệm cao độ và tình yêu với rừng tràm đằm thắm.

Phó phòng Quản lý - Bảo vệ rừng Dương Văn Nhã kề vào tai chúng tôi nói nhỏ: “Ở những chốt trạm trong lõi sâu này, từng người một đều coi rừng là sinh mạng của mình. Tụi tui hay vô đây trực chiến với anh em, lâu dần cũng ngấm thêm nhiệt huyết”. Quả thật chẳng có tiến bộ khoa học kỹ thuật hay dụng cụ máy móc nào có thể bảo vệ rừng hiệu quả cho bằng những trái tim sống nơi đây. Có các anh, rừng bình yên, Cà Mau giữ được tài sản vàng ròng. Có các anh, những mùa hè nắng lửa cũng dịu dàng, lãng mạn với tràm xanh, nước đỏ…./.

Bút ký của Phạm Hải Nguyên

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.