ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 18:34:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư

Báo Cà Mau (CMO) Tổng giá trị khoảng 50.000 tỷ đồng là con số cho thấy quy mô nền kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế so với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Ðể tăng trưởng nhanh về quy mô, đầu tư công và mời gọi đầu tư từ các doanh nghiệp là 2 lĩnh vực rất cần và rất quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, để 2 lĩnh vực này thu hút được đầu tư cao, việc cải cách toàn diện từ cơ chế chính sách cho đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước là giải pháp cần được tiến hành đầu tiên.

Bài 1: Thiếu quy hoạch, yếu hạ tầng

Phải khẳng định việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong cơ chế chính sách, năng lực, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ… trong cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan Nhà nước thời gian qua được các cấp uỷ, chính quyền toàn tỉnh chỉ đạo kỳ quyết. Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, song đâu đó vẫn còn những hạn chế tồn tại, tạo thành điểm nghẽn cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là trong hoạt động thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư.

Các dự án đầu tư công và tư có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thế nhưng, khi nói về lĩnh vực này, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã từng nhận định, đây là 2 mảng mà từ lâu nay lãnh đạo tỉnh rất trăn trở, băn khoăn và cũng là 2 mảng có nhiều phản ánh của các ngành, địa phương và nhà đầu tư, doanh nghiệp nhất.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 63, đoạn qua nội ô TP Cà Mau triển khai rất chậm.

Yếu kém trong quy hoạch

Muốn thu hút đầu tư thì phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, từ quy hoạch chung cho đến quy hoạch riêng của từng ngành, từng địa phương theo hướng chi tiết, cụ thể, ở chỗ nào mời gọi cái gì và giá đất ra sao… Thế nhưng, đây lại là lĩnh vực được xem còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Sự chồng lấn trong quy hoạch gây ra khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và câu chuyện không còn hiếm thời gian qua. Trường hợp Khách sạn Ozon trên địa bàn thị trấn Năm Căn là một điển hình. Từ việc nằm trong quy hoạch đô thị nay lại nằm trong khu kinh tế Năm Căn. Việc chồng lấn của 2 quy hoạch với 2 chức năng quản lý khác nhau của khu kinh tế và chính quyền đô thị đã khiến doanh nghiệp khó khăn, nhất là về thủ tục thuế và nhiều thứ khác.

Nói về quy hoạch, làm quy hoạch và quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch thì phải kể đến 3 khu công nghiệp hiện nay của tỉnh. Toàn tỉnh Cà Mau có 3 khu công nghiệp (Khánh An, Hoà Trung và Sông Ðốc) nghe qua có vẻ khá hoành tráng. Thế nhưng, có thể nói vẫn còn nằm trên giấy là chính. Còn thực tế 3 khu công nghiệp này hiện vẫn chưa thu hút được bao nhiêu nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đây để xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Một thực tế đáng buồn là dù có 3 khu công nghiệp, nhưng hàng năm toàn tỉnh có hàng chục ngàn lao động phải đi tìm việc làm tại Bình Dương, Ðồng Nai… và con số của cải vật chất được sản xuất ra trên đất Cà Mau còn rất hạn chế.

Liên quan đến các khu công nghiệp hiện nay còn nổi lên một vấn đề cần sớm được tháo gỡ, là thủ tục giao đất, cho thuê đất còn quá rườm rà, mất nhiều thời gian. Theo Phó giám đốc Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cà Mau Hứa Minh Hữu, trong năm 2021 tiếp nhận 9 dự án mới với số vốn đăng ký trên 2.200 tỷ đồng. Hiện nay đang trong quá trình làm các thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, việc triển khai các thủ tục này thời gian qua còn rất chậm do phải qua quá nhiều cơ quan, nhất là thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Là người có điều kiện làm việc và tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau Quách Văn Ấn nhận định, điểm nghẽn chính trong thu hút đầu tư trên địa bàn thời gian qua không nằm ở các nhà đầu tư và cũng không phải Cà Mau không có nhà đầu tư đến tìm hiểu, cái chính là do nội tại của chúng ta. Cụ thể, hạn chế tiêu biểu nhất là quy hoạch, một số nơi chưa có, một số nơi làm rất chậm. Riêng về đất, tỉnh không thiếu nhưng lại thiếu cơ chế tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư chiến lược, trình tự thủ tục còn rườm rà, thiếu tính thống nhất và tập trung đầu mối.

Ðể làm rõ hơn những nhận định trên, ông Ấn đưa ra ví dụ để minh chứng, đất trong khu công nghiệp nhưng khi nhà đầu tư đề xuất dự án thì Ban Quản lý khu kinh tế phải tiến hành lấy ý kiến giống như các dự án bên ngoài. Chính vì thế làm trễ và làm chậm tiến độ khoảng từ 3-6 tháng. Ví dụ thứ hai, việc hướng dẫn nhà đầu tư về trình tự thủ tục thời gian qua chưa có tính thống nhất và tổng thể từ khi khảo sát đề xuất dự án đến kết thúc triển khai hoạt động mà hướng dẫn từng khâu. Do đó, nhà đầu tư không nắm được khâu nào có thể làm theo tiến độ, khâu nào có thể rút ngắn thời gian.

Trong thủ tục và thẩm quyền giao đất, cho thuê đất trong các khu công nghiệp hiện nay một số sở, ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trịnh Văn Lên, nguyên tắc được quy định trong Luật Ðất đai thì thẩm quyền thu hồi đất chỉ có UBND cấp tỉnh, cấp huyện, còn cho thuê đất và giao đất nếu Ban Quản lý khu kinh tế được phân quyền thì mới có quyền giao đất, cho thuê đất. Ðồng thời, cũng trong nguyên tắc này thì chỉ được giao đất, cho thuê đất khi đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mà kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ có UBND huyện mới được lập. Ðây là quy định bắt buộc, do đó các chủ đầu tư hàng năm không đăng ký công trình với huyện thì không thể triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, cùng vấn đề trên, Giám đốc Sở Xây dựng Dư Minh Hùng lại cho rằng, do cách làm của chúng ta thời gian qua chưa đúng. Khi quy hoạch khu công nghiệp được duyệt có thể tiến hành làm dự án tổng thể để phát triển khu công nghiệp đó. Khi đó (dự án được phê duyệt) theo quy định đã đủ điều kiện thu hồi đất hết cả khu công nghiệp. Do lâu nay trên địa bàn tỉnh không có khu công nghiệp nào có dự án tổng thể phát triển khu công nghiệp nên không thể thu hồi một lần để giao cho Ban Quản lý khu kinh tế. Toàn bộ các dự án đầu tư trong khu công nghiệp thời gian qua chủ yếu trên các phần đất sạch với từng dự án nhỏ, riêng lẻ.

Chưa có tiếng nói chung

Khó khăn lớn nhất để mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp mà hầu như ai cũng thấy, đó là hệ thống hạ tầng còn hạn chế. Ông Hữu cho biết, theo quy định các khu công nghiệp, khu kinh tế phải có khu xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, hiện nay tỉnh chưa có khu nào đảm bảo theo quy định. Thứ hai là hạ tầng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa đồng bộ, thiếu quỹ đất sạch, ngược lại chi phí đầu tư cao… nên việc thu hút đầu tư vô cùng khó.

Nói là khó nhưng qua tìm hiểu được biết tại Khu Công nghiệp Khánh An trên phương diện giấy tờ gần như được lấp đầy. Tuy nhiên, thực tế lại khác, mật độ xây dựng triển khai các dự án ở đây còn thấp, vẫn còn rất nhiều khu đất trong tình trạng hoang hoá. Như vậy, vấn đề đất tại các khu công nghiệp hiện nay có không tình trạng "xí" xong để đó hòng tìm thời cơ trục lợi? Tình trạng giao đất cho nhà đầu tư với diện tích lớn tại những vị trí đắc địa nhưng lại không triển khai dự án mà liên tục thay đổi, điều chỉnh để kéo dài thời gian nhằm đi tìm chủ đầu tư mới sang bán, hợp tác đầu tư để kiếm lợi... là câu chuyện đã từng xảy ra trên địa bàn tỉnh và liệu hiện nay có tái diễn?

Những hạn chế, nhược điểm trong thu hút đầu tư từng lãnh đạo, cán bộ, sở, ngành và địa phương đều thấy, nhưng cái thấy này là của từng người và từng người tự giải quyết theo cách riêng của mình mà chưa có sự phối hợp để cùng nhau giải quyết. “Không kết nối được với nhau để cùng chỉ ra hạn chế của tôi, của anh, của từng cơ quan, đơn vị, của tỉnh để kết thành cái chung và cùng nhau giải quyết. Cái yếu nhất của chúng ta thời gian qua là ở điểm này!”, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khẳng định.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải còn cho biết thêm, thời gian qua, trong lĩnh vực thu hút và triển khai các dự án đầu tư nổi lên mấy khía cạnh cần phải được chấn chỉnh. Khía cạnh đầu tiên và nặng nhất, lớn nhất là trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan được giao nhiệm vụ, từng người trong giải quyết chức trách nhiệm vụ được giao chưa tốt, chưa chủ động, chưa làm hết trách nhiệm của mình. Do đó, những vướng mắc, khó khăn không kịp thời tháo gỡ, dẫn đến tình trạng rề rà, kéo dài làm khó cho nhau. Thậm chí có cả biểu hiện không tuân thủ thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, thiếu đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý… Ðó là sự trông chờ, ỷ lại.

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư 12 dự án, 10 dự án đầu tư không đủ điều kiện và 28 dự án nhà đầu tư tự rút hồ sơ. Số dự án mà chúng ta cấp được quyết định đầu tư thấp hơn rất nhiều so với số dự án nhà đầu tư đề xuất. Ðó là số lượng đề xuất dự án cụ thể chưa kể đến nhà đầu tư đến nhìn ngó, tìm hiểu rồi... ra về.

 

Nguyễn Phú

Bài 2: VƯỚNG MẮC TỪ SỰ... TRÔNG CHỜ

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.