ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:15:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hạ tầng nông thôn Cà Mau bất cập và lãng phí

Báo Cà Mau (CMO) Hạ tầng nông thôn, trong đó có hạ tầng giao thông, từ lâu đã hình thành theo các tuyến huyết mạch, trong đó có sự phân bố các cụm tuyến dân cư và trục giao thông được coi là xương sống của địa phương. Trong đó, một bên là Cà Mau - Cái Nước - Năm Căn - Ngọc Hiển; một bên là Cà Mau - U Minh - Trần Văn Thời. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề hạ tầng, mà nó còn mang định hướng chiến lược về phát triển tiềm năng 2 hệ sinh thái đặc trưng của tỉnh là ngập mặn và ngọt.

Bài 3: Chưa đột phá trong đầu tư hạ tầng nông thôn

Thế nhưng, tại chính những nơi được coi là trọng điểm đột phá về hạ tầng nông thôn, việc đầu tư chưa tương xứng đã ít nhiều hạn chế đến sự phát triển chung. Nếu không tháo gỡ khó khăn, có tầm nhìn chiến lược về hạ tầng, nhất là những địa bàn nông thôn và đô thị nông thôn thì sẽ rất khó để Cà Mau cất cánh.

Nghẽn các huyết mạch trọng yếu

Ông Trần Tấn Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thông tin: “Hiện tại 153 ấp, khóm trên địa bàn huyện đều đã có lộ về tới”. Thế nhưng, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức “đi được” và còn nhiều nơi chưa đủ chuẩn theo quy định lộ nông thôn mới. Ông Công nhận định: “Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được thực tế phát triển, cá biệt những tuyến huyết mạch đều quá tải”.

Một trong những huyết mạch giao thông quan trọng của huyện Trần Văn Thời nói chung và của cả Cà Mau chính là tuyến đường về Sông Đốc và Đá Bạc. Ông Công nêu thực trạng: “Lộ nhỏ, cầu nhỏ đã gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giao thương, buôn bán, du lịch...”. Vấn đề này huyện nhìn thấy, thế nhưng không đủ sức để tự cải thiện, giải quyết.

Huyết mạch giao thông về thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời từ lâu đã trong tình trạng quá tải, không đảm bảo cho sự phát triển của thị trấn biển này.

Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc: “Tại cửa biển Sông Đốc, hoạt động giao thương diễn ra sôi động nhưng hạ tầng giao thông không đảm bảo nên việc phát triển bị bó buộc rất nhiều”. Hiện tại, khu vực dành cho các dịch vụ hậu cần nghề cá, đặc biệt là phân bố dân cư và các khu vực mua bán, trao đổi đều trong tình trạng lộn xộn, theo kiểu mạnh ai nấy làm. Ông Đông lo lắng: “Theo đà này, việc quy hoạch, phát triển thị trấn ngày càng khó khăn hơn, bởi mọi thứ đều quá tải”.

Riêng tuyến về Đá Bạc, ông Công cho biết: “Cầu qua Cơi 5 và cầu rẽ về Đá Bạc đều quá nhỏ, xe dịch vụ không thể qua. Có thể nói, nhiều năm nay du lịch Đá Bạc bị những điểm nghẽn này làm cho điêu đứng”.

Những điểm nghẽn này nhiều năm qua ai cũng thấy, song việc cải thiện lại chưa như kỳ vọng, thiếu sự đột phá, nếu không nói là rất chậm. Trong tình hình này, thật rất khó để sớm thấy một phố biển năng động, xa hơn là một thị xã biển lớn mạnh. Còn đối với viễn cảnh du lịch Đá Bạc, thật đáng buồn là chưa tìm thấy một tương lai nào khả dĩ hơn.

Tình hình cũng không khả quan hơn đối với tuyến Cà Mau - Ngọc Hiển - Đất Mũi. Đáng băn khoăn hơn khi nơi đây được hưởng lợi lớn từ đường Hồ Chí Minh. Theo đó, thị trấn Rạch Gốc nằm trên trục huyết mạch này, thế nhưng việc mở mang, đấu nối hạ tầng giao thông rất ì ạch và vướng nhiều khó khăn.

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, đề xuất: “Phải làm sao đấu nối ra được với đường Hồ Chí Minh, mở rộng hệ thống giao thông của thị trấn thì mới phát triển được. Còn hiện giờ, hạ tầng vẫn thiếu và yếu lắm”. Rạch Gốc cũng như Sông Đốc, đang ước ao vươn mình trở thành một trọng điểm kinh tế biển, song hạ tầng và giao thông lại là chiếc áo quá chật, kìm hãm từ nhiều phía.

Khó cất cánh

Vấn đề còn trở nên bức bách hơn với địa bàn xã Đất Mũi, nơi được coi là địa điểm đặc biệt, thiêng liêng của cả nước. Cà Mau xác định, du lịch Đất Mũi chính là trọng điểm du lịch của toàn tỉnh, thế nhưng việc đầu tư về hạ tầng, giao thông tại xã Đất Mũi rất không tương xứng với vị thế ấy.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã từng cùng các chuyên gia, lãnh đạo các sở, ngành khảo sát thực tế hạ tầng Đất Mũi, qua đó có những đánh giá và chỉ đạo quyết liệt. Trong đó vấn đề đường ô tô vào đến khu du lịch Đất Mũi, Bến tàu - xe, việc kết nối với khu vực người dân làm du lịch cộng đồng… nhưng tới thời điểm này mọi thứ chưa thật sự cải thiện nhiều.

Hiện trạng của du lịch Đất Mũi vẫn vướng khi đi qua trung tâm xã Đất Mũi, chưa kể tuyến giao thông kết nối với khu vực du lịch cộng đồng vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Dù được hưởng lợi từ đường Hồ Chí Minh, song tuyến giao thông về khu du lịch Đất Mũi vẫn giới hạn xe ô tô dưới 30 chỗ ngồi.

Theo ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi: “Quy hoạch trước đây chỉ là để đáp ứng nhu cầu dân sinh, chưa tính toán đến phát triển du lịch, bởi vậy hạ tầng giao thông hiện nay đang quá tải, gây nhiều khó khăn”. Còn với ông Nguyễn Văn Nhuần, người làm du lịch cộng đồng ở ấp Cồn Mũi, thì mong muốn: “Phải có con lộ cho xe ô tô đến được khu du lịch sinh thái thì du khách mới thuận lợi tìm đến với mình”.

Nếu kỳ vọng vào sự cất cánh của Đất Mũi thì chỉ bấy nhiêu vướng mắc cũng đã đủ để những người trong cuộc lo lắng. Ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, từng gan ruột rằng: “Đất Mũi có phát triển thì Ngọc Hiển mới có đà bứt phá. Đặc biệt là ở thế mạnh du lịch, mà làm du lịch phải để người dân cùng hưởng lợi”.

Tại Đất Mũi, dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở lưu trú… đều trong tình trạng tạm bợ, chưa để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với bè bạn. Một trong những vấn đề nan giải là tình trạng quá thiếu và quá yếu về hạ tầng giao thông, hạ tầng - dịch vụ du lịch. Khác với Sông Đốc, nếu Đất Mũi không được tập trung đầu tư trọng điểm, cải thiện hạ tầng và hình ảnh đối với du khách thì sẽ khó lòng phát triển.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Trần Hoàng Lạc, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho rằng: “Nguồn lực của huyện có giới hạn, trong khi đầu tư du lịch là chiến lược của tỉnh, cho nên đề xuất với các cấp, các ngành là có cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù với Đất Mũi”.

Có một thực tế rằng, về Đất Mũi nếu đi xe ô tô quá 30 chỗ ngồi thì sẽ không vào được đến khu du lịch. Nếu rơi vào những ngày lễ, Tết, cao điểm thì chuyện kẹt xe, tắc đường cũng khó tránh khỏi. Hạ tầng và giao thông hiện nay so với vị thế của Đất Mũi rõ ràng là quá khập khiễng, chưa tương xứng và mong chờ một sự đổi thay mạnh mẽ.

Chuyện ở cửa biển Khánh Hội, U Minh những năm qua cũng đầy trăn trở. Ông Châu Minh Đảm, Phó chủ tịch UBND xã Khánh hội, cho biết: “Qua bức xúc, phản ánh và ý kiến của địa phương, của người dân, cửa Khánh Hội cũng được quan tâm đầu tư nạo vét. Tuy nhiên, công trình này mới tiến hành lại vướng mắc nhiều vấn đề”.

Theo đánh giá của ông Đảm, thật khó để Khánh Hội trở lại thời kỳ hoàng kim khi ghe biển ở khắp nơi tìm về. Cửa biển cạn, tài nguyên cá tôm dần kiệt quệ, Khánh Hội đang dần đánh mất vị thế của một trong những cửa biển trọng điểm của tỉnh Cà Mau./.

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh hiện ở mức 5,96%, cận nghèo là 3,52%. Tuy nhiên có sự chênh lệch rõ rệt giữa tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị (tỷ lệ 2,33%) với mức 7,06% ở nông thôn. Trong đó, hạ tầng cơ sở và giao thông là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức sống, tốc độ và khả năng phát triển. Có thể nói, đầu tư hạ tầng cơ sở và giao thông chính là chìa khoá để thay đổi mặt bằng đời sống của nhân dân trong tỉnh.

Phạm Hải Nguyên 

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).