ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 25-5-25 10:37:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hàng ngàn người tham gia Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Báo Cà Mau (CMO) Hôm nay, ngư dân từng bừng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông tại cửa biển Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, thu hút hàng ngàn lượt người cùng hàng trăm lượt tàu cá tham gia.

Hôm nay là ngày chính lễ, Rằm tháng Hai âm lịch, nhằm ngày 20/3. 

Phần chính lễ Nghinh Ông được tổ chức trưa nay, 20/3.

Lễ hội Nghinh Ông hằng năm được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Hai âm lịch. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh loài cá Ông (cá voi), còn gọi là “Nam Hải đại tướng quân”, theo truyền thuyết của ngư dân vùng biển. 

Ngoài những nghi lễ truyền thống, tại Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc còn diễn các trò chơi dân gian và tổ chức hội thao. Riêng phần lễ là phần được đông đảo người dân tham gia nhất. 

Do ảnh hưởng từ sự cố của Lễ hội Nghinh Ông tại cửa biển Gành Hào, Bạc Liêu năm 2017 làm 3 người chết nên năm nay có ít người và tàu cá tham gia hơn mọi năm. Chính quyền địa phương, ngành chức năng đã thặt chặt hơn trong việc kiểm soát người và phương tiện ra vào cửa biển tham gia lễ hội.

Đây là lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và những chuyến ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là dịp để du khách gần xa đến với Cà Mau tìm hiểu về nét đẹp văn hoá của ngư dân miền biển. 

Theo lưu truyền trong dân gian thì cá Ông là một vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì “ngài” sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi cá Ông gặp nạn mắc cạn hoặc chết đều được ngư dân giải cứu hoặc tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng. 

Hiện tại Lăng Ông ở Sông Đốc và Lăng Ông ở Hòn Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời) đều được người dân lập miếu thờ và trưng bày bộ cốt (xương) cá Ông.

Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc là một nét đẹp văn hoá, niềm tin của ngư dân đối với loài linh vật của biển cả. Nó đã trở thành một nét độc đáo, rất riêng của cần được duy trì và phát triển của cư dân miền biển. Trong khi cả thế giới kêu gọi bảo vệ vì bị đánh bắt gần tuyệt chủng, thì người đi biển Việt Nam lại bảo vệ cá voi một cách vô điều kiện từ ngàn đời nay.

Sau đây là một số hình hảnh từ lễ hội này:

Long đình được đoàn rước đưa ra khỏi lăng để diễu hành, xuống tàu ra biển.

Đoàn rước Long đình di chuyển qua các tuyến đường của thị trấn Sông Đốc.

Người dân bày biện hoa quả, thắp hương khấn vái khi Long đình diễu hành qua ngang nhà.

Đưa Long đình lên xe...

…và xuống tàu hướng ra biển.

 

Lê Chí

 

Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng

Nhằm khẳng định và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong niềm hân hoan hướng đến chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), UBND TP Cà Mau tổ chức Ngày hội Gia đình TP Cà Mau lần thứ VIII. Qua đó, nhằm tuyên dương các tập thể và hộ gia đình tiêu biểu năm 2025. Tham dự có 16 đội thi là các xã, phường trên địa bàn TP Cà Mau.

Ðường quê sáng đẹp

Ðến nay, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân thực hiện được 14 tuyến đường “Thắp sáng đường quê”, trong đó có 9 tuyến đèn năng lượng mặt trời, 5 tuyến sử dụng điện, tổng chiều dài trên 36.000 m, đi qua 759 hộ dân; có 3 tuyến áp dụng công nghệ mới là lắp đặt bộ cảm biến cảm ứng ánh sáng, tối tự động mở đèn, sáng tự động tắt.

Quyết liệt hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 10/6/2025

Với tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”, để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 10/6/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các đơn vị có liên quan, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền địa phương, trưởng ban chỉ đạo các cấp quyết liệt triển khai chương trình, kịp thời nắm bắt và giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện.

Nỗi lo sữa giả

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc sản xuất và buôn bán sữa giả bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý, gây hoang mang, bức xúc trong người tiêu dùng, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Cuộc chiến chống sữa giả cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của cơ quan chức năng, nhà phân phối và trên hết là sự tỉnh táo, chủ động từ chính người tiêu dùng.

Hội nghị tổng kết Dự án 8: Thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sáng 20/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối hơn 50 điểm cầu trên cả nước.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về công tác bình đẳng giới

Trong 4 ngày (từ ngày 20-23/5), Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về công tác bình đẳng giới tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi; xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời và tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ðiểm sáng giáo dục vùng ven biển

Trường Tiểu học xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn) là một trong những đơn vị giáo dục tiêu biểu, có nhiều chuyển biến tích cực về công tác dạy và học trong những năm qua. Dù còn không ít khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất, nhưng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường vẫn không ngừng nỗ lực, vươn lên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Cũ ta - mới người - nghĩa tình còn mãi

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có những nghĩa tình yêu thương âm thầm được thắp lên từ tấm lòng nhân ái, từ sự sẻ chia không điều kiện giữa người với người. Tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, mô hình “Quầy hàng miễn phí: Ai thừa đến cho - ai thiếu đến nhận” trở thành nét đẹp của tình người, khơi dậy tinh thần “lá lành đùm lá rách” qua hành động nhỏ bé nhưng đầy tính nhân văn.

Tự hào quê hương anh hùng

Năm 2025 đánh dấu mốc lịch sử 75 năm hình thành và phát triển của huyện Trần Văn Thời. Phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, suốt 50 năm từ sau ngày giải phóng, Ðảng bộ, dân, quân huyện đã đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực xây dựng và phát triển, đổi mới quê hương anh hùng. Ðể hôm nay, ở cột mốc tuổi 75, huyện Trần Văn Thời khẳng định vị thế một trong những địa phương năng động, giàu tiềm năng phát triển bậc nhất của tỉnh.

Về Ấp 19/5...

Tại vùng quê yên bình xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Ấp 19/5 không chỉ là một địa danh hành chính mà còn là biểu tượng sống động của tấm lòng người dân nơi đây đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi dịp tháng 5 về, đặc biệt là ngày 19/5 Sinh nhật Bác, ấp lại rộn ràng trong không khí tự hào nhắc nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với Bác.