ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 12:41:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành động vì an toàn thực phẩm

Báo Cà Mau (CMO) Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khoẻ con người, nhưng cũng có thể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang được xã hội quan tâm, bởi mức độ vi phạm của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh không chân chính ngày càng tinh vi, với số lượng hàng hoá vi phạm ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin các cơ quan chức năng bắt giữ một số lượng lớn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng cảm thấy lo lắng, băn khoăn trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn sức khoẻ cho gia đình.

Bà Thái Thị Hạnh, khách hàng tại chợ Phường 4, TP Cà Mau, cho biết: "Thường tôi nhận biết thực phẩm bằng mắt, thấy rau, thịt tươi thì mua chứ không biết thực phẩm có được kiểm tra đầu vào hay không. Đến quán ăn thì chọn quán sạch sẽ, khang trang, tạo cảm giác an toàn thôi, còn nguồn gốc đồ ăn cửa hàng nhập vào từ đâu tôi cũng không rõ".

Ngành chức năng kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ.

Theo quy định, tất cả các loại thực phẩm bày bán trong chợ từ rau, củ, quả, thịt, cá đến đồ khô đều phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải được kiểm định, sau đó đóng dấu hoặc cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm. Nhưng quy định này gần như không được thực hiện vì một số nguyên nhân khách quan nào đó.

Bà Lê Tố Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, kiểm nghiệm, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau, thông tin: Hiện tại, sở vẫn có chương trình lấy mẫu từ một số chợ của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tuy nhiên, việc kiểm soát chỉ ở một số mẫu tại chợ, bên cạnh đó vẫn chưa xây dựng được mẫu chợ đầu mối sạch cũng như xây dựng chợ nông sản sạch cho người dân. Việc đó đã làm len lỏi một số thành phần, sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Tại tỉnh Cà Mau, hoạt động thanh tra, kiểm tra được triển khai mạnh mẽ, kịp thời ngăn chặn và xử lý nhiều trường hợp vi phạm về ATTP. Trong những tháng đầu năm, Chi cục ATVSTP tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh và tập trung tại địa bàn TP Cà Mau. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện hơn 746 cơ sở không đạt tiêu chuẩn chất lượng, xử phạt hành chính 37 cơ sở, 12 cơ sở bị huỷ sản phẩm.

Vấn đề ATVSTP trong cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng đang là vấn đề gây lo lắng cho người dân. Bởi khi mua thực phẩm trong chợ không có cơ sở để đánh giá chất lượng hàng hoá, người dân chỉ còn biết đặt lòng tin vào chủ kinh doanh. Nhưng chính những người bán tại các chợ cũng rất mập mờ về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của mình, hoặc nhập hàng từ nhiều nơi nên rất khó biết nguồn gốc. Đây là thực trạng đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi, một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường. Thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra, điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ chưa đạt yêu cầu. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm số lượng lớn, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức…

Một trong những nguyên nhân chính để tồn tại những vấn đề trên là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATVSTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao. Một phần là do nhận thức, vì chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng.

Ông Phạm Văn Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh, cho biết: "Phần lớn người bán đều không quan tâm và không biết tới Luật An toàn thực phẩm, khái niệm vệ sinh ATTP chỉ đơn giản là không để khách hàng bị ngộ độc. Đó là một trong những lý do dẫn đến thực phẩm bày bán ngày càng nhiều mà không chú trọng đến ATVSTP.

Chính vì vậy, để tăng cường vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.

Phát huy hiệu quả phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong việc đảm bảo ATTP, huy động cả cộng đồng cùng tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo quy định về ATTP./.

Thanh Trần

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.