ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 07:53:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hành trình của những nỗ lực

Báo Cà Mau (CMO) Ðến nay, toàn tỉnh có 54 xã trong tổng số 82 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Dù rằng không cao so với bình quân chung của cả nước và khu vực ÐBSCL, song, đây là kết quả đánh dấu hành trình với rất nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn để đưa diện mạo nông thôn Cà Mau ngày càng khởi sắc.

Quay ngược thời gian trở về thời điểm năm 2010 khi hành trình xây dựng NTM của các cấp uỷ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mới bắt đầu để thấy được những nỗ lực, khó khăn thách thức phải vượt qua. Xuất phát điểm thấp chỉ với bình quân 3,5 tiêu chí/xã, đặc biệt nhiều xã trắng tiêu chí; đồng thời, tỉnh phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm mặn, nước biển dâng, sụt lún, sạt lở đất… làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh.

Ðiểm sáng trong khó khăn

Ðứng trước nhiều khó khăn, thách thức, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, một giải pháp đột phá đã được tỉnh đề ra là phát huy sức mạnh nội lực, đưa chương trình xây dựng NTM trở thành một phong trào rộng khắp, đi vào cuộc sống và có sức lan toả sâu, thu hút được người dân và cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia, cùng chung tay thực hiện.

Với sự chung sức, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự trợ lực của các cơ quan cấp trên, diện mạo nông thôn toàn tỉnh có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng được thu hẹp. Bên cạnh con số 54 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM thì từ bình quân chỉ đạt 3,5 tiêu chí mỗi xã nay đã nâng lên trên 16,5 tiêu chí cũng là kết quả đáng ghi nhận.

Có thể kết quả đến thời điểm này chưa thật sự cao như mong đợi, nhưng thành công lớn nhất, ngọt ngào nhất trong hành trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh chính là sự chung sức đồng lòng của người dân và doanh nghiệp. Nếu tính riêng về kinh phí xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay, trong tổng số hơn 10,2 ngàn tỷ đồng thì doanh nghiệp và người dân đã đóng góp hơn 2,7 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, đã có hơn 3.785 km lộ bê-tông được xây dựng mới, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; điện lưới quốc gia, trường học đạt chuẩn quốc gia, trung tâm văn hoá, thể thao - học tập cộng đồng, nhà văn hoá ấp… tất cả đều có sự chung sức của người dân và doanh nghiệp. Ðiều này là minh chứng rõ nhất thể hiện sức lan toả và thu hút của phong trào xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Kể từ năm 2010 đến nay đã có hơn 3.785 km lộ bê-tông được xây dựng.

Ðiểm qua trên địa bàn huyện Thới Bình, có ông Phạm Văn Giang hiến 5.000 m2 đất để xây dựng Trường Tiểu học Tân Lợi, xã Hồ Thị Kỷ; bà Nguyễn Thanh Tuyền, Ấp 4, xã Thới Bình, hiến 4.000 m2 đất xây dựng trường học; bà Lâm Thị Thó, ấp Tapasa, xã Tân Phú, hiến 4.000 m2 đất làm trường học; ông Thái Văn Lý, Ấp 5, xã Trí Lực, đóng góp gần 1 tỷ đồng để xây dựng lộ bê-tông và 2 cây cầu; bà Trần Thị Nguyệt, Ấp 6, xã Trí Phải, hiến 440 m2 đất xây dựng trụ sở văn hoá ấp... Ðó là hàng loạt gương điển hình mà tên tuổi của họ đã gắn liền với thành quả trong công cuộc đổi mới diện mạo nông thôn.

Vượt qua khúc mắc

Mục tiêu tỉnh đề ra là đến năm 2025 toàn tỉnh có 80% trở lên số xã đạt chuẩn NTM, tức tương đương 66 xã. Trong đó, có 30% trở lên số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (20 xã) và trong số này sẽ có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Ngoài ra, có 30% trở lên đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Bí thư Huyện uỷ Ðầm Dơi, cho biết, năm 2022, huyện được UBND tỉnh chấp thuận đưa vào kế hoạch phấn đấu đến cuối năm có 1 xã đạt chuẩn NTM, tuy nhiên nghị quyết của Huyện uỷ là đạt 2 xã. Theo đó, ngay từ đầu năm, khí thế trong chỉ đạo, trong triển khai thực hiện rất quyết liệt. Thế nhưng, khi có bộ tiêu chí giai đoạn mới tạo nhiều khó khăn cho huyện. Qua kiểm tra đánh giá lại, từ nay đến cuối năm, nếu phấn đấu lắm thì khả năng cũng chỉ đạt 1 xã, bởi còn vướng một vài tiêu chí. Cụ thể, một tiêu chí rất lớn thuộc về tiêu chí cứng của bộ tiêu chí quốc gia là tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch phải tối thiểu hoặc bằng 45%, trong đó có 30% sử dụng từ nguồn nước tập trung. Trong khi đó, ở các xã hiện nay để tìm được nơi có người dân sử dụng nước từ nguồn tập trung đạt 10% là điều gần như không thể.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 244 công trình cấp nước tập trung nông thôn. Tuy nhiên, hiện chỉ có 44 công trình hoạt động bền vững, 101 công trình tương đối bền vững, 35 công trình kém hiệu quả, 67 công trình không hoạt động. Như vậy có thể thấy, số lượng công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh đang thiếu hụt rất lớn so với thực tế. Trong khi đó, theo kế hoạch phân bổ vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 đến thời điểm này chưa thấy có danh mục đầu tư cho lĩnh vực này.

Như vậy, giải pháp còn lại để giải quyết khó khăn này được nhiều người nghĩ đến đó chính là mời gọi các thành phần kinh tế khác để đầu tư. Nghe có vẻ khá hợp lý và phù hợp với xu thế, tuy nhiên trên thực tế khó có thể thực hiện được, bởi để nhà đầu tư có khả năng thu hồi vốn và sinh lời thì giá nước người dân không thể sử dụng nổi do dân cư ở thưa, sức đầu tư lớn, trong khi đó hiện nay hầu như nhà người dân nào cũng có giếng khoan. “Ðây là một khúc mắc cần được sớm tháo gỡ bằng những quy định cụ thể, mềm dẻo và phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nếu không khéo tất cả các xã đều vướng”, ông Thiện bộc bạch.

Hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 75% hộ gia đình sử dụng nước từ giếng khoan riêng lẻ.

Là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể hoá chỉ tiêu nước sạch nông thôn, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: "Ðây là chỉ tiêu cứng nên không thể giảm được. Theo chương trình cấp nước sạch và vệ sinh đến năm 2030 và đến năm 2045, tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch, sở tiếp tục rà soát, đánh giá để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung theo chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung đạt khoảng 7%, còn lại hơn 75% hộ sử dụng giếng khoan, đặc biệt khoảng 14.000 hộ chưa chủ động được nguồn nước tại một số thời điểm. Hiện tại, để đạt tiêu chí này cần nguồn kinh phí rất lớn, cần sự vào cuộc của các ngành cũng như sự hỗ trợ của Trung ương và các tổ chức, nếu riêng ngành nông nghiệp không thì rất khó".

Theo chỉ tiêu, năm 2022, toàn tỉnh có 5 xã đạt NTM nâng cao, đến thời điểm hiện tại đã có 3 xã đạt. Tuy nhiên, theo ông Vũ, còn lại 2 xã theo bộ tiêu chí mới thì từ nay đến cuối năm không thể đạt và huyện Thới Bình cũng không thể đạt theo chỉ tiêu nghị quyết. Ngoài ra, đối với các xã đã được công nhận, theo Quyết định số 18 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 2/8, nếu qua 2 năm các xã này không đạt theo tiêu chí theo bộ tiêu chí mới thì sẽ phải thu hồi./.

 

Nguyễn Phú

 

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.

Hội thi “Bánh chưng xanh” người lính biển

Trong 2 ngày 26-27/1 (nhằm 27-28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội thi “bánh chưng xanh” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về phum sóc

Mùa xuân mới đang điểm tô rực rỡ từ thành thị đến từng làng quê, phum sóc, nhà nhà háo hức đón chào năm mới. Bộ mặt nông thôn đang được thay áo mới, những tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh chạy dài theo các tuyến lộ bê tông. Những cánh hoa tươi thắm khoe sắc như điểm tô cho mùa xuân no ấm, sum vầy.

Tròn đầy yêu thương

Dù không phải là nhà, nhưng ngày Tết ở những nơi đặc biệt như Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng trẻ em SOS, không khí vẫn rộn ràng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương.

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Hương tết quê nhà

Chiều 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Hương tết quê nhà” trong không khí ấm áp của những ngày giáp tết. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ mang lại cho mọi người những trải nghiệm thú vị về tết cổ truyền, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những phong tục, tập quán ngày tết tại vùng đất Cà Mau.