ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 08:14:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hào khí khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn còn vang mãi

Báo Cà Mau Cách nay 75 năm, trên vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc, mặc dù xa sự chỉ đạo của Trung ương, nhưng Đảng bộ Bạc Liêu (trong đó có quận Cà Mau) chấp hành một cách nghiêm túc, triệt để lệnh khởi nghĩa của Trung ương.

Cách nay 75 năm, trên vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc, mặc dù xa sự chỉ đạo của Trung ương, nhưng Đảng bộ Bạc Liêu (trong đó có quận Cà Mau) chấp hành một cách nghiêm túc, triệt để lệnh khởi nghĩa của Trung ương.

Tháng 5/1940, Tỉnh uỷ Bạc Liêu triệu tập hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh tại tắc Ông Do, xã Tân Hưng Tây (nay là xã Đất Mới, huyện Ngọc Hiển) để tiếp nhận “Đề cương chuẩn bị bạo động” của Xứ uỷ Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đồng bào ta ở các vùng nông thôn hăng hái tham gia chuẩn bị khởi nghĩa. Các xã trong quận Cà Mau lúc bấy giờ như: Phong Lạc, Khánh Bình và Khánh An, Mặt trận và các Hội phản đế vận động hội viên trong các tổ chức, đoàn thể hình thành các đơn vị vũ trang, ngày đêm nam, nữ thanh niên tham gia luyện tập võ nghệ, học cách sử dụng súng và chiến thuật đánh du kích. Đặc biệt, Chi bộ xã Tân Hưng Tây tổ chức thành lập đội du kích có 21 đồng chí, nòng cốt là số đảng viên trong xã. Tại làng Tân Ân, Tỉnh uỷ tổ chức một lực lượng do đồng chí Phan Ngọc Hiển lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp ra Hòn Khoai lập kế hoạch tham gia khởi nghĩa với lực lượng trong đất liền.

Các cựu chiến binh thắp hương trong lễ khánh thành bia ghi danh liệt sĩ tại ấp Rau Dừa C, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước.  Ảnh: KIM ÚT

Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ. Tại Cà Mau, cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai do đồng chí Phan Ngọc Hiển lãnh đạo diễn ra ngày 13/12/1940 thành công.

Từ đó sự kiện khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940 trở thành ngày Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và quân, dân tỉnh Cà Mau.

Tự hào và phát huy truyền thống anh hùng của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai năm xưa, các thế hệ những người con của quê hương Cà Mau, đã từng nối tiếp nhau lên đường cầm súng chiến đấu, không tiếc máu xương để giải phóng quê hương đất nước, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lại tiếp tục tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới của 2 đầu Tổ quốc, gần 10 năm làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với đất nước Campuchia anh em. Trải qua những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh trên các chiến trường, có hàng vạn người con của quê hương Cà Mau đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh, có hàng trăm Mẹ Việt Nam anh hùng đã từng tiễn đưa những đứa con thân yêu lên đường chiến đấu và các anh mãi mãi không trở về với mẹ, đó là những nỗi đau, mất mát không có gì bù đắp được.

Các thế hệ cựu chiến binh hôm nay là những người may mắn còn sống sót qua các cuộc chiến tranh đã trở về cuộc sống đời thường. Kỷ niệm 75 năm ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, ngày truyền thống cách mạng của tỉnh nhà, những người con quê hương Cà Mau rất đỗi vinh dự và tự hào về truyền thống vẻ vang của bao lớp cha, ông đi trước, đã viết nên trang sử hào hùng của một thời oanh liệt, đồng thời chúng ta cũng bùi ngùi xúc động tưởng nhớ về đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh, đặc biệt xin nghiêng mình tưởng nhớ 10 chiến sĩ anh hùng tham gia cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai năm xưa. Các anh luôn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong những năm qua, các thế hệ cựu chiến binh tỉnh nhà đã đoàn kết, tập hợp trong tổ chức hội các cấp. Được sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ của chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của quần chúng Nhân dân, cựu chiến binh tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống của cựu chiến binh Việt Nam là “Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới”. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, người lính năm xưa đã hăng hái, tích cực, đem hết sức lực, trí tuệ còn lại để góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Nhân dân; tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Bên cạnh đó, các thế hệ cựu chiến binh trong tỉnh đẩy mạnh hoạt động nghĩa tình đồng chí, đồng đội, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống đời thường, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, duy trì và phát huy việc cúng mâm cơm đồng đội nhân ngày thương binh - liệt sĩ (27/7) hằng năm và vận động quỹ hỗ trợ xây nấm mộ đồng đội; phối hợp với Đoàn thanh niên, cơ quan quân sự làm tốt công tác, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, ý thức tự lực tự cường cho thế hệ trẻ tập hợp cựu quân nhân vào các câu lạc bộ truyền thống ở địa phương cơ sở; chăm lo xây dựng và tổ chức, xứng đáng là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.

Phát huy hào khí khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, các cấp hội và toàn thể cán bộ, hội viên cựu chiến binh tỉnh nguyện đem hết sức mình, cùng Đảng bộ và quân, dân tỉnh nhà xây dựng quê hương Cà Mau ngày càng giàu đẹp./.

Võ Hà Ðô (Hội CCB tỉnh Cà Mau)

Một thời làm báo

Cà Mau, mảnh đất tận cùng Tổ quốc, nơi sông ngòi chằng chịt, rừng đước bạt ngàn và con người mang trong mình chất mộc mạc, chân thành, hào phóng của miền Tây Nam Bộ. Ở đó, tôi đã sống và cống hiến với những năm tháng làm báo đầy nhiệt huyết, nơi mà mỗi dòng chữ, mỗi câu chuyện đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả nụ cười. Một thời làm báo tại Cà Mau là ký ức không thể quên, như cuốn sách cũ, dù thời gian có làm phai màu bìa, nhưng những trang bên trong vẫn sống động.

Báo giấy - Ký ức một thời vàng son

Chẳng nhớ rõ từ khi nào, những sạp báo giấy giữa lòng thành phố đã biến mất dần trong xu thế không thể tránh khỏi khi công nghệ thông tin bùng nổ, với sự "lên ngôi" của báo điện tử, mạng xã hội. Báo giấy - mấy ai còn nhớ một thời vàng son...

Quá khứ hào hùng - Hiện tại vươn xa

Báo - đài là hợp chất gắn kết niềm tin giữa Ðảng với Nhân dân như bê-tông cốt thép, là ngọn lửa giữa đêm đông nung sôi bầu nhiệt huyết hàng triệu trái tim yêu nước, thương dân; là ánh đèn pha giữa đêm đen soi sáng mọi bước đường khi dân tộc ta xông lên chiến đấu và chiến thắng quân thù; là ánh mặt trời chân lý xua tan âm u, tâm tối, đem lại mùa xuân của hạnh phúc con người và tô thắm màu cờ của nhận thức, lý tưởng, lẽ sống đối với biết bao thế hệ...

Những địa chỉ đỏ trên quê hương anh hùng

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là địa bàn đứng chân hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước. Từ rừng đước, rừng tràm thành làng rừng kháng chiến; từ xóm ấp, chùa chiền, nhà dân thành nơi nuôi chứa cán bộ.

Nguyễn Mai và những chuyện đời thường

Người đa tài nhất trong những người cầm bút vùng Tây Nam Bộ những năm đánh Mỹ cứu nước là Nguyễn Mai. Anh viết thạo, viết vững chắc các loại ký, truyện, bình luận, xã thuyết và tuỳ bút... Anh sử dụng được các thể loại thơ, đặc biệt thơ trào lộng.

Nhà báo Trần Ngọc Hy một lòng trung kiên, bất khuất

Năm 1943, tốt nghiệp Diplôme, Trần Ngọc Hy về quê tham gia phong trào nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ ác bá, chống bọn chính quyền tay sai hà khắc bóc lột nông dân, chống sưu cao thuế nặng.

Phan Ngọc Hiển - Nhà báo cách mạng trên vùng đất Nam Bộ

Tuần báo Tân Tiến số phát hành trung tuần tháng 2/1937, chủ bút Hồ Văn Sao giới thiệu với độc giả: “Bạn tôi Phan Ngọc Hiển, tức Phan Phan, một nhà văn chân chính - lương tâm, bắt đầu đi khắp Nam Kỳ để làm phận sự nhà báo - năm nay lần lượt bạn Phan Ngọc Hiển sẽ hiến cho độc giả: 1. Ðại náo thôn quê - 2. Tinh thần bạn trẻ nước nhà - 3. Giọt nước mắt của dân - 4. Thương - là 4 vấn đề quan hệ xã hội cần thay đổi - muốn tránh sự sơ sót, ngoài những tài liệu của bạn tôi thâu thập trong những lúc gian nan, nay bạn tôi cần đi viếng các làng, dân quê, bạn trẻ... cho cuộc điều tra thêm chu đáo - luôn tiện biết nhau, biết điều sơ sót của Tân Tiến đặng sửa đổi...”.

Ðài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến - Tiếng nói của khát vọng độc lập, tự do

Đài Nam Bộ Kháng chiến ra đời những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Có lúc đóng ở Ðồng Tháp Mười (Long An); có giai đoạn ở Thới Bình, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển, U Minh (Cà Mau), hay Kiên Giang, Bạc Liêu; có thời điểm đài đổi tên thành Ðài Tiếng nói Nam Bộ. Tuy vậy, dù ở bất cứ nơi đâu, tên gọi khác nhau, nhưng các thế hệ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của đài không ai được đào tạo bài bản về phát thanh nhưng đã làm nên một đài phát thanh vang danh, lừng lẫy; tạo dấu ấn đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam nói chung và ngành phát thanh nói riêng. Ðó là tiếng nói của Uỷ ban Nam Bộ Kháng chiến; cầu nối của Ðảng, Bác Hồ với đồng bào Nam Bộ; là ước mong, khát vọng của đồng bào nơi đây về một Việt Nam độc lập, tự do.

Những khó khăn, thách thức của người làm báo trong thời kháng chiến

Mùa khô năm 1964, lần thứ hai tôi theo mẹ từ Bến Tre vào Cà Mau thăm ba tôi đang làm ruộng và dạy học tư ở Kinh Hãng Giữa... Ba tôi bất hợp pháp kể từ năm bác ruột thứ tư của tôi - 1 trong 12 người Việt Minh làng Ba Mỹ bị giặc Pháp bắt chặt đầu ở bót Nhà Việc Mỹ Chánh năm 1946... Lần này, ba tôi không cho tôi trở về quê nữa, vì về ngoải mai mốt lớn lên tụi giặc nó bắt lính... Thế là tôi phải ở lại trong này, thành công dân Cà Mau từ đó.

Báo chí cách mạng Cà Mau góp phần động viên, cổ vũ kháng chiến

Báo chí cách mạng không những góp phần động viên, cổ vũ mà còn là “vũ khí sắc bén” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thống nhất đất nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ vũ khí “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Ðó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.