ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:17:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiện đại hoá nền nông nghiệp

Báo Cà Mau Ngành nông nghiệp Cà Mau đã và đang chuyển mình tích cực từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thu nhập của người dân ngày càng tăng và ổn định hơn. Từ đó, người dân có điều kiện hơn trong việc cùng Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ngành nông nghiệp Cà Mau đã và đang chuyển mình tích cực từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thu nhập của người dân ngày càng tăng và ổn định hơn. Từ đó, người dân có điều kiện hơn trong việc cùng Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trên thực tế, Cà Mau đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ khi thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kết hợp với đa canh đã phát huy hiệu quả, mở ra triển vọng về nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

Bước tiến ấn tượng

Từ khi Cà Mau xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lĩnh vực thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục khẳng định vị trí kinh tế chủ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp.

Ngoài tham gia Cánh đồng lớn, nông dân Cà Mau còn cơ giới hoá các khâu sản xuất góp phần tăng hiệu quả sản xuất.                    Ảnh: H.VŨ

“Sau 1 năm thực hiện đề án, mặc dù diện tích nuôi trồng tăng không đáng kể nhưng sản lượng tăng từ 286.000 tấn lên khoảng 335.000 tấn, tăng 17,1%. Diện tích nuôi tôm công nghiệp từ 5.992 ha tăng lên 9.258 ha, tăng 55%. Nuôi tôm quảng canh cải tiến từ 39.000 ha tăng lên 74.080 ha, tăng 90%. Tiếp tục duy trì và phát triển nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng. Hiện có 12.376 ha nuôi tôm sinh thái và đã có 10.200 ha nuôi tôm sinh thái được chứng nhận”, Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết.

Song song đó, để phát triển bền vững, tỉnh đã phê duyệt Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản, trong đó, tập trung xây dựng và thực hiện các mô hình, dự án ưu tiên như: “Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường”, “Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, thu mua, bảo quản, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong khai thác hải sản”, “Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trên biển giai đoạn 2014-2020”...

Về lâm nghiệp, việc trồng thâm canh cây keo lai phát triển mạnh ở khu vực rừng U Minh Hạ. Diện tích cây keo lai từ 2.572 ha (cuối năm 2013) tăng trên 8.000 ha (cuối năm 2014); dự kiến năm 2015 tiếp tục trồng thêm 1.300 ha.

So với trồng tràm bản địa cùng chu kỳ khai thác, doanh thu từ trồng cây keo lai có thể cao hơn 3 lần so với trồng tràm thâm canh và gấp 6 lần trồng tràm quảng canh. Một số doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ để nâng cao giá trị của gỗ keo lai và gỗ tràm: sản phẩm là than viên nén, gỗ ghép thanh, ván MDF. Các sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Đây là bước đột phá để người dân dưới tán rừng tăng thu nhập cũng như phát triển kinh tế rừng trong những năm tiếp theo.

Với cây lúa, cuối năm 2014, diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL) tăng thêm 3.397 ha, nâng tổng diện tích sản xuất lúa theo CĐL đến nay là 8.567 ha, với 7.390 hộ tham gia. Dự kiến năm 2015, tỉnh tiếp tục triển khai thêm 2.200 ha (trong đó, có 1.200 ha lúa cao sản). Năng suất của mô hình này tăng cao hơn 0,76 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm trên 4 triệu đồng/ha/vụ so với trước.

Hiện đại hoá

Trồng tràm thâm canh đang được nhiều chủ rừng chọn lựa để tăng giá trị rừng sản xuất.               Ảnh:  PHÚ HỮU

Để nông nghiệp Cà Mau phát triển ổn định, bền vững, Sở NN&PTNT Cà Mau quyết tâm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện.

Chỉ tiêu của đề án đến năm 2020 là phát triển diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng khoảng 1.800 ha; diện tích canh tác lúa hữu cơ là 5.000 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn; sản xuất lúa - tôm theo tiêu chuẩn VietGAP là 10.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn; trồng rừng thâm canh tại vùng rừng U Minh Hạ từ 18.000-20.000 ha cây keo lai, xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững và tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng FSC; phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng…

Điểm nhấn của đề án là phát huy được thế mạnh của con tôm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của tiến trình hội nhập trong nuôi trồng thuỷ sản như: VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP, chứng nhận tôm sinh thái quốc tế. Tăng cường xúc tiến thương mại tìm kiếm và mở rộng thị trường để đưa được các sản phẩm tôm Cà Mau vào trực tiếp các siêu thị tầm cỡ quốc tế. Phát triển nuôi tôm công nghiệp và công nghiệp công nghệ cao ở vùng có điều kiện thuận lợi, định hướng đến năm 2020 sẽ có 20.000 ha. Nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 120.000 ha, nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt 27.800 ha vào năm 2020.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện. Trước tiên, áp dụng đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, lúa gạo hữu cơ. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm liên kết lại tất cả các khâu, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến sự hình thành một sản phẩm. Qua đó đảm bảo sự hỗ trợ, hài hoà lợi ích của tất cả các khâu có liên quan, tránh tình trạng cạnh tranh tiêu cực, gây suy yếu nền kinh tế nội địa. Trên cơ sở đó, hoàn thiện mô hình liên kết để áp dụng cho các sản phẩm còn lại, đảm bảo sức cạnh tranh ngày càng cao./.

Diệu Lữ

Dân vận khéo gắn với lợi ích Nhân dân

Lần đầu tiên, một kỳ đại hội của Ðảng đã đưa phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) vào văn kiện đại hội. Ðại hội XIII của Ðảng chỉ rõ: “Ðẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua DVK, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Ðây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Ðảng với Nhân dân.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác huỷ diệt

Tình trạng vi phạm giảm rõ rệt, nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được phục hồi, nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được nhân rộng... là những kết quả nổi bật sau gần 1 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Sinh khí mới từ Quy định 144

Quy định 144-QÐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) từ khi triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn thể đảng viên, chi bộ đảng đã thực sự tạo nên nguồn sinh khí mới mẻ, tích cực, gắn với công việc tự soi, tự sửa, phê bình và tự phê bình, việc tự giác nêu gương và giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Ðảng bộ xã Khánh Hoà, huyện U Minh đã triển khai quán triệt Quy định 144 gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, trong đó tập trung tăng cường sức chiến đấu của chi bộ đảng, đảng viên và bằng những đóng góp thiết thực, trách nhiệm vì sự phát triển của địa phương.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.