ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:10:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt mục tiêu theo yêu cầu đề ra. Để có được kết quả đó, trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, xã thường xuyên kết hợp lồng ghép với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện để hộ nghèo được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước, hướng dẫn người dân lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi gia đình.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, bà Lê Cẩm Thuỳ cho biết: “Trong thời gian qua, công tác giảm nghèo được xã chú trọng quan tâm, địa phương đặt ra lộ trình kế hoạch cho cả năm. Chỉ đạo phân công hội đoàn thể, đảng viên giúp đỡ những hộ nghèo có khả năng thoát nghèo để họ có động lực, cơ hội thoát nghèo bền vững".

Ban Chỉ đạo giảm nghèo của xã rà soát từng tiêu chí của mỗi hoàn cảnh để hỗ trợ sát với thực tế khả năng của từng hộ. Hiện tại, địa phương đang được hỗ trợ 2 chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025” và “Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” được áp dụng cho Ấp Đá Bạc A và Ấp Cơi 5 B, nhằm hỗ trợ nhà ở, nước sạch, chuyển đổi ngành nghề.... Đây là những giảm pháp cụ thể hóa hướng đến giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân ven biển là phương án giảm nghèo được xã Khánh Bình Tây hướng đến.

Bên cạnh đó, để linh hoạt trong thực hiện kế hoạch giảm nghèo, xã Khánh Bình Tây đã vận động các tổ chức thiện nguyện trao tặng 10 căn nhà vào năm 2022. Năm 2023, xã đang tiến hành xây dựng 10 căn và đang xin hỗ trợ thêm 3 căn nhà. Bên cạnh xã hội hóa các nguồn lực giảm nghèo, Ban chỉ đạo còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội rà soát từng hộ có khả năng thoát nghèo để hỗ trợ vốn, chỉ đạo các ban ngành đoàn thể nhận ủy thác hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững.

Gia đình bà Lê Thị Chiên, Ấp Đá Bạc B trước đây hộ thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo của xã. Cuộc sống khó khăn, chật vật khi nguồn thu nhập dựa vào nghề đi biển của chồng. Mỗi tháng tuỳ vào con nước mà chủ ghe biển trả công từ 4 – 5 triệu đồng. Mặc dù, gia đình có 5 công đất nông nghiệp nhưng thu nhập từ trồng lúa cũng chẳng thể khá giả hơn.

Nhờ được hỗ trợ vốn sản xuất mà cuộc sống gia đình bà Lê Thị Chiên nay đã ổn định hơn.

“Nghề đi ghe biển thu nhập bấp bênh nên gia đình tôi không thể xây nổi căn nhà cơ bản. Từ trước nay, gia đình tôi thờ cúng 1 liệt sỹ, 1 Mẹ Việt Nam anh hùng. Cuộc sống bấp bênh, nhà cửa xuống cấp nên gia đình tôi xin Nhà nước hỗ trợ căn nhà. Nhờ chính quyền quan tâm, các mạnh thường quân giúp đỡ mà đầu năm 2022 gia đình cất được căn nhà tình nghĩa trị giá 220 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng, còn lại gia đình đóng góp. Có căn nhà nên vợ chồng tôi xin thoát nghèo để an tâm làm ăn sản xuất, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống”, bà Chiên bày tỏ.

Căn nhà được hoàn thành trong niềm vui mừng của vợ chồng bà Chiên và các con của ông. Đây sẽ là động lực giúp gia đình ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, đó còn thể hiện sự tri ân của Nhà nước đối với những gia đình chính sách, có công đóng góp cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.

Mô hình mua bán nhỏ đã giúp nhiều hộ dân giảm nghèo bền vững.

“Công tác giảm nghèo được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở xã Khánh Bình Tây. Bên cạnh những thuận lợi đó, địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tiêu chí nghèo đa chiều có nguy cơ tụt chuẩn (chiếm 3,98%). Trước những khó khăn từ chủ quan đến khách quan, địa phương cũng dần dần tháo gỡ, vì thực tế trong số hộ nghèo thì còn nhiều hộ già yếu, neo đơn, bệnh tật; có hộ nghèo còn trông chờ ỷ lại, chưa nâng cao ý thức được tầm quan trọng của vấn đề giảm nghèo bền vững. Chính vì lẽ đó, Ban Chỉ đạo xã tiếp tục rà soát, sàng lọc từng nhóm hộ cụ thể để có giải pháp áp dụng phù hợp, để công tác giảm nghèo bền vững đạt kết quả tốt nhất trong thời gian tới”. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Lê Cẩm Thùy, nhấn mạnh./.

Quách Nguyên

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.