ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 20:58:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả phiên giao dịch việc làm

Báo Cà Mau (CMO) Sở LĐ-TB&XH vừa phối hợp với UBND huyện Đầm Dơi tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ 3/2020. Thông qua phiên giao dịch việc làm, nhiều lao động trên địa bàn huyện Đầm Dơi đã tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân và hy vọng ổn định cuộc sống trong thời gian tới.

Tham gia phiên giao dịch việc làm lần này có 14 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hơn 1.500 lao động phổ thông đi làm việc tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TP Hồ Chí Minh với các ngành nghề đa dạng như: điện tử, chế biến gỗ, dệt sợi, may mặc, chế biến da. Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng hơn 1.000 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức,… 

Người lao động được các doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm.

Huyện Đầm Dơi đề ra chỉ tiêu phấn đấu tại phiên giao dịch việc làm lần thứ 3 là có từ 100 lao động thực sự có nhu cầu tìm việc tìm được việc làm.

Tại đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động, chia sẻ thông tin về nhu cầu tuyển dụng của 14 tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với hơn 1.500 việc làm đang chờ người lao động. Ngoài ra, người lao động còn được chia sẻ thông tin việc làm có thời hạn ở nước ngoài và chương trình học nghề.

Tại phiên giao dịch việc làm, các doanh nghiệp thông tin đầy đủ về điều kiện tuyển dụng, tiền lương, chế độ bảo hiểm, cùng các chính sách hỗ trợ học nghề, vay vốn đi xuất khẩu lao động; tổ chức đối thoại, tương tác với người lao động, để cùng trao đổi, chia sẻ khó khăn và mong muốn của người lao động trong định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn.

Trưởng phòng Thị trường Lao động của Công ty Cổ phần công nghệ xây lắp Hà Tĩnh Nguyễn Trung Thi chia sẻ: “Khi người lao động đến tham gia phiên giao dịch việc làm, công ty sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin rất bổ ích trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân cũng như những công việc khi đi xuất khẩu lao động. Đối với một số thị trường xuất khẩu lao động, khi làm việc sẽ học được nhiều kỹ năng, tích luỹ được số vốn, khi về nước có thể làm việc cho các công ty hoặc có thể mở 1 cơ sở nhỏ để phát triển kinh tế từ nghề mình đã học được. Đây là phiên giao dịch việc làm ý nghĩa đối với mọi lao động”.

Giám đốc Tập đoàn Icorup chi nhánh Cà Mau Mai Kiều Oanh cho biết: “Trước đây, khi mỗi lao động đi xuất khẩu phải lên tận TP Hồ Chí Minh học tiếng Nhật, Hàn, Đài Loan… Thấu hiểu được khó khăn trên, công ty đã phối hợp với Trung tâm Giải quyết việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức các lớp tiếng Nhật, Hàn, Đài Loan… giúp lao động vừa đỡ tốn kém chi phí ăn ở, đi lại... Các lao động sẽ được hướng dẫn tận tình trong việc học tập của mình”.

Để tổ chức được phiên giao dịch việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phải nắm bắt được thông tin về nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể, trung tâm cử cán bộ, nhân viên khảo sát thông tin, nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị, doanh nghiệp, sau đó cập nhật ở các bản tin việc làm hàng tháng, cũng như các thông báo tuyển lao động gửi đến cán bộ cơ sở để thông tin cho người lao động biết, lựa chọn việc làm phù hợp ở phiên giao dịch việc làm.

Hiện trung tâm đã kết nối để lấy thông tin của rất nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… Từ đầu năm đến nay, huyện đã giải quyết việc làm cho 3.900 lao động, đạt 78% kế hoạch, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh được 643 lao động, giải quyết việc làm ngoài tỉnh 3.200 lao động. Bên cạnh đó, người lao động được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của tỉnh Cà Mau về nội dung Đề án đưa người lao động Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2018-2020.

Bà Phan Tuyết Nga, ấp Hoà Đức, xã Tân Đức, bày tỏ: “Tôi cũng có 1 đứa con đang làm việc tại Hàn Quốc, đến với phiên giao dịch việc làm lần này, tôi sẽ tiếp tục đưa thêm 1 đứa con nữa đến Hàn Quốc lao động và học tập, vừa bổ sung kiến thức vừa nâng cao tay nghề".

Trước những hiệu ứng tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, thời gian tới, huyện Đầm Dơi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thu thập thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, lựa chọn những việc làm tốt để giới thiệu đến người lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Qua đó, giúp người lao động có việc làm, góp phần cải thiện điều kiện sống của bản thân, gia đình, đồng thời cũng góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững./.

Thành Quốc

Vì một môi trường lao động ổn định

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLÐ) tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLÐ và xây dựng một môi trường lao động ổn định, bền vững.

Một năm thành công của bảo hiểm xã hội

Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngành BHXH đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Làm tốt công tác tuyên truyền về quyền lợi của các chính sách bảo hiểm

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại hội nghị triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2025, vào chiều 9/1.

Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống đoàn viên công đoàn, người lao động (ÐVCÐ-NLÐ) đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Ðoàn Thanh niên đồng hành tuyên truyền chính sách an sinh

Thực hiện công tác phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Tỉnh đoàn, thời gian qua, Thành đoàn Cà Mau tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và người dân về chính sách BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT).

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Bảo hiểm thất nghiệp - Bảo đảm quyền lợi thoả đáng cho người lao động

Thời gian qua, thị trường lao động có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến người lao động (NLÐ), nhận định ý nghĩa của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau chủ động tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLÐ đúng quy định.

Vì mục tiêu an sinh

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, thời gian qua, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, luôn chủ động trong công tác triển khai bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) đến với người dân. Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, việc thực hiện chỉ tiêu BHXH tự nguyện và BHYT của xã đã đạt được kết quả tích cực, góp phần vào công tác đảm bảo an sinh.

Chìa khoá an sinh

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tuổi tác không thể tránh khỏi và sức lao động của con người ngày càng giảm sút, thì việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động (NLÐ) tự do trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp thiết thực là tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, điều này sẽ giúp NLÐ tự do có thể đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt là khi hết tuổi lao động.

OCOP góp phần giải quyết việc làm

Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho thấy, chương trình không chỉ góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của huyện Năm Căn mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.