ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 02:52:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ 10 tỷ đồng cung cấp nước cho người dân khu vực khó khăn

Báo Cà Mau Theo thống kê mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi rà soát từ các địa phương, hiện toàn tỉnh có 2.620 hộ gia đình bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt do hạn hán. Khu vực đặc biệt khó khăn tiếp cận nguồn nước chủ yếu tập trung ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, với 1.719 hộ, do không khai thác được nước ngầm, kênh rạch khô cạn, đường bị sụt lún, giao thông bị chia cắt... Trong đó, huyện Trần Văn Thời 677 hộ, Thới Bình 581 hộ, U Minh 461 hộ.

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất sử dụng 10 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh để hỗ trợ một số địa phương ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn. Cụ thể, ngân sách sẽ hỗ trợ 3 huyện: Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình mua dụng cụ trữ nước cho người dân.

Hiện nay các kênh nội đồng của huyện Trân Văn thời gần như khô cạn, thiếu nước phục vụ sản xuất lẫn sinh hoạt.

Ðể triển khai vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT tổ chức mở rộng mạng đường ống cấp nước các công trình hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân (mua vật tư, thiết bị khoảng 9,5 tỷ đồng). Trong quá trình thực hiện, phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ vật tư, thiết bị thi công và đảm bảo chất lượng công trình.

Ðồng thời, thống nhất chủ trương cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) thực hiện công tác hoàn trả mặt bằng bê tông trên đường ống; lắp đặt, hoàn thiện đường ống và lắp đặt đồng hồ nước... bằng nguồn chi phí hoạt động dịch vụ của đơn vị (dự kiến khoảng 700 triệu đồng).

Một số hộ dân trên địa bàn huyện Trần Văn Thời dù chủ động bồn chứa nước mưa để sử dụng mùa khô hạn nhưng vẫn không đủ để uống.

Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời chỉ đạo UBND huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình phối hợp chặt chẽ với Trung tâm NS&VSMTNT, vận động các hộ dân giải phóng mặt bằng theo tuyến ống đi qua, tham gia đào đất để lắp đặt đường ống (trên đất của hộ gia đình), bảo vệ đường ống; huy động lực lượng thanh niên, lực lượng vũ trang, người dân địa phương... tham gia đào đất để lắp đặt đường ống ở các tuyến đi qua khu vực công cộng, hoặc đi ngang những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để kịp thời lắp đặt đường ống.

Huyện Trần Văn Thời là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt phục vụ người dân. Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Hiện nay, qua rà soát, toàn huyện có 677 hộ với 2.897 khẩu có khả năng bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn; trong đó, có 12 hộ chính sách, 24 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo và 65 hộ dân tộc thiểu số. Ðối với huyện, giải pháp cấp bách đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn thời điểm này cần mở rộng 36,6 km mạng đường ống và hỗ trợ bồn chứa nước”.

 Hộ dân huyện Trần Văn Thời thiếu nước sạch, phải sử dụng nước giếng khoan nhiễm mặn để sinh hoạt.

Ngoài ra, đối với các huyện Phú Tân, Cái Nước, Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và TP Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các địa phương này cần chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được bố trí từ 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ người dân đảm bảo nguồn nước sinh hoạt.

Trong thời gian hạn hán, có những nơi rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Trung tâm NS&VSMTNT rà soát, tăng công suất các công trình đang vận hành để kịp thời bổ sung nguồn nước cho người dân gặp khó khăn về nước ở khu vực lân cận đến lấy nước sinh hoạt (cấp miễn phí). Qua thời gian hạn hán, Sở NN&PTNT tổng hợp khối lượng nước cấp miễn phí cho hộ dân và đề xuất UBND tỉnh, Sở Tài chính biện pháp xử lý.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn Trung tâm NS&VSMTNT thực hiện hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp khai thác nước dưới đất vượt hạn mức được cấp phép (nếu có), do tăng công suất cấp nước cho hộ dân./.

 

Hồng Nhung

 

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

Từ đầu năm đến nay, thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là sạt lở, lốc xoáy, gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương vào cuộc, chủ động trong phòng, chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời

Phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai nên chuyện thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do đó, bên cạnh những giải pháp nhằm giúp người dân chủ động thích ứng, giảm thiểu thiệt hại, thì công tác giúp dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

Sạt lở - Lo thường trực, lực chưa toàn

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông luôn là vấn đề thời sự "nóng", bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, nhất là tại các huyện ven biển Ðông. Sạt lở ngày một diễn biến phức tạp, trong khi nguồn lực để ứng phó vẫn là bài toán khó.

Cảnh báo ngập do mưa lớn trên địa bàn TP Cà Mau

Trong những ngày qua, trên địa bàn thành phố Cà Mau có những cơn mưa lớn gây ra tình trạng ngập sâu đối với một số tuyến đường có độ cao thấp trên địa bàn thành phố Cà Mau, ảnh hưởng lớn đến việc lưu

Sẵn sàng mọi phương án và điều kiện để hộ đê

Sử dụng giải pháp kè rọ đá; thả đá khan; dùng cừ tràm, màng chống thấm HDPE và bao tải đất... là những phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu trong “Phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu và phòng, chống thiên tai năm 2024 tỉnh Cà Mau”, vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1624/QÐ-UBND.

Chống xâm thực từ biển - Cuộc chiến quyết liệt, lâu dài

Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài đường bờ biển; từ năm 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau), ngập tràn hơn 120.000 ha đất nuôi thuỷ sản, hàng trăm hộ dân phải sơ tán, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.