ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 00:38:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ người nộp thuế duy trì sản xuất, kinh doanh

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành, hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Chính phủ vừa tiếp tục ban hành Nghị định 52/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất.

Phó cục trưởng Cục Thuế Cà Mau Nguyễn Văn Bé đánh giá: “Ðây là lần thứ 3 cộng đồng doanh nghiệp được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất. Ðiều này cho thấy Chính phủ rất quan tâm và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vượt khó khăn trước thách thức của đại dịch”.

Cũng giống như Nghị định số 41/2020 trước đó, Nghị định số 52/2021 có một số nội dung gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất tương tự như trên. Tuy nhiên, nghị định này có nhiều điểm mới bổ sung và mở rộng các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Với Nghị định số 52/2021 mới ban hành sẽ tiếp tục là “chiếc phao” hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh về các chính sách thuế trước ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Trong đó, đối tượng áp dụng gia hạn được bổ sung như doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, ví dụ như phát thanh, truyền hình, các lĩnh vực về sửa chữa máy móc, thiết bị, thoát nước...

 Hộ kinh doanh, cá nhân trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dệt, công nghiệp hỗ trợ, xây dựng, vận tải, dịch vụ kho bãi, du lịch... cũng được gia hạn thuế đến ngày 31/12/2021.

Về tiền thuế và thời gian được gia hạn, Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (NNT) Cục Thuế Cà Mau Bùi Quốc Khánh hướng dẫn: “Ðối với thuế GTGT phát sinh phải nộp của các kỳ tính thuế từ tháng 3/2021-6/2021 được gia hạn 5 tháng; kỳ từ tháng 7/2021 được gia hạn 4 tháng; kỳ từ tháng 8/2021 được gia hạn 3 tháng".

 Thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 được gia hạn 3 tháng; thuế GTGT và thuế TNCN của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phát sinh phải nộp năm 2021 được gia hạn nộp đến ngày 31/12/2021; tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 được gia hạn 6 tháng.

Hướng dẫn rõ ràng, chi tiết trình tự, thủ tục gia hạn, ông Khánh chia sẻ: “NNT trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất lần đầu (hoặc thay thế khi phát hiện có sai sót) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/7/2021.

Cùng với đó, để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 52/2021, NNT phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định số 41/2020 trước đó và tiền chậm nộp phát sinh tương ứng (nếu có) vào ngân sách Nhà nước trước ngày 30/7/2021. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Ðiều 57, Luật Quản lý thuế số 38/20219/QH14.

Khi NNT lập và gửi giấy đề nghị gia hạn, ông Khánh lưu ý: “NNT thuộc đối tượng được gia hạn theo quy định tại Nghị định số 52/2021 gửi giấy đề nghị gia hạn năm 2021 theo mẫu biểu ban hành kèm theo nghị định. Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp các ứng dụng thuế điện tử để hỗ trợ NNT lập và gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021 bằng phương thức điện tử.

Ngoài ra, cơ quan thuế sẽ tuyên truyền, hỗ trợ, tập trung hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để NNT lập và gửi giấy đề nghị gia hạn bằng phương thức điện tử, kể cả hộ gia đình, cá nhân chưa có tài khoản giao dịch điện tử về thuế.

Ðối với trường hợp NNT không thể thực hiện gửi giấy đề nghị gia hạn theo phương thức điện tử, cơ quan thuế sẽ hướng dẫn người nộp thuế gửi qua đường bưu điện hoặc tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế theo quy trình tiếp nhận hồ sơ hiện hành.

Còn trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức quy định tại Ðiều 2, Nghị định số 52/2021 thực hiện kê khai thuế GTGT, thuế TNDN riêng với cơ quan quản lý trực tiếp chi nhánh, đơn vị trực thuộc và thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế GTGT, TNDN thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc gửi giấy đề nghị gia hạn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

Ông Khánh lý giải thêm: “Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh tại Ðiều 2, Nghị định số 52/2021 có các địa điểm kinh doanh hoạt động trên nhiều địa bàn và được cấp mã số thuế riêng để kê khai hoặc nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế thì hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng mã số thuế được cấp để lập và gửi giấy đề nghị gia hạn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh. Nếu hộ, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh do cùng một cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì chỉ gửi một giấy đề nghị gia hạn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp các địa điểm kinh doanh đó./.

 

Hồng Nhung

 

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.