ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-7-25 11:47:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoạ sĩ Lê Việt Hồng: Vẽ để tri ân

Báo Cà Mau Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống cách mạng thuộc huyện Trần Văn Thời, Hoạ sĩ Lê Việt Hồng may mắn được phát hiện năng khiếu và bước vào lĩnh vực hội hoạ khi 17 tuổi, ở Tạp chí Lúa Vàng (Cà Mau). Sau đó anh được đào tạo lớp hội hoạ ở Khu Tây Nam Bộ. Những kiến thức ban đầu đã làm bật dậy năng khiếu bẩm sinh cộng với niềm đam mê sẵn có, từ đó đã chắp cánh cho Lê Việt Hồng bay cao, bay xa trên con đường hội hoạ.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống cách mạng thuộc huyện Trần Văn Thời, Hoạ sĩ Lê Việt Hồng may mắn được phát hiện năng khiếu và bước vào lĩnh vực hội hoạ khi 17 tuổi, ở Tạp chí Lúa Vàng (Cà Mau). Sau đó anh được đào tạo lớp hội hoạ ở Khu Tây Nam Bộ. Những kiến thức ban đầu đã làm bật dậy năng khiếu bẩm sinh cộng với niềm đam mê sẵn có, từ đó đã chắp cánh cho Lê Việt Hồng bay cao, bay xa trên con đường hội hoạ.

Anh kể: “Ngày xưa, tôi thường sáng tác mảng đề tài chiến tranh. Tôi vẽ băng, cờ, khẩu hiệu, vẽ sơ đồ do trinh sát cung cấp để bộ đội nắm các mục tiêu tấn công. Ðến Chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi thực hiện khá thành thục công việc này để phục vụ nhiệm vụ chính trị. Sau ngày giải phóng, tôi được cơ quan cử đi đào tạo tại Trường Ðại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, được trưởng thành sau 10 năm trong môi trường học tập chính quy rồi trở về tỉnh nhà phục vụ cho đến hôm nay”.

Họa sĩ Lê Việt Hồng với sáng tác mới.

Thời kỳ mở cửa, công nghệ quảng cáo như một luồng gió mạnh làm bật tung những tiềm năng vốn có ở anh. Anh bắt tay vào thiết kế quảng cáo, công việc này mở ra cho anh nhiều thuận lợi, giúp anh có nguồn thu nhập, vừa có cơ hội cọ sát với lĩnh vực mới làm động lực để khám phá, để sáng tạo.

Anh được đồng nghiệp và đối tác đánh giá cao qua những mẫu thiết kế biểu trưng, logo… trang trí gian hàng triển lãm. Tranh cổ động tiếp tục ra đời song song với những tác phẩm mỹ thuật mang hơi thở cuộc sống nên các cuộc triển lãm kinh tế - kỹ thuật, những sự kiện lịch sử của tỉnh và khu vực đều cần đến ý tưởng và bàn tay tài hoa của anh.

Vẽ để tri ân

Anh may mắn được trải nghiệm, cọ sát với nền mỹ thuật của nước ngoài tại Nga vào năm 1997, điều này giúp anh hiểu thêm về lĩnh vực hội hoạ có bề đầy kiến thức hội hoạ, giúp anh có cái nhìn mới hơn, mạnh mẽ hơn trong sáng tác. Khi khoa học công nghệ trở thành “chiếc đũa thần” cho nhiều lĩnh vực trong đời sống, anh cũng kịp thời nắm bắt, mặc dù lúc này anh không còn ở tuổi thanh niên nhưng sức phấn đấu không kém gì người trẻ. Anh suy nghĩ, cứ dấn thân thì không sợ trễ. Anh học ở trường, học bạn bè và bản thân tự nghiên cứu,  không bao lâu anh đã ứng dụng các phần mềm đồ hoạ thành thạo. Máy móc đã hỗ trợ anh rất nhiều trong thiết kế, rút ngắn thời gian làm thủ công, giải quyết công việc vừa nhanh, vừa chính xác. Khi cần những bức tranh lớn chứa nhiều nội dung, chi tiết thì dùng máy tính phác thảo, công đoạn này hết sức quan trọng vì nó thể hiện toàn bộ ý đồ bố cục của anh, chỉ cần hoàn chỉnh trên máy, sau đó dùng chất liệu để cho ra thành phẩm.

Ngoài nhiệm vụ hằng ngày ở Phòng Nghiệp vụ văn hoá thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cà Mau, trong anh vẫn âm ỉ ý tưởng, ấp ủ nhiều đề tài. Hình ảnh người lính Cụ Hồ, chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh tụ của Ðảng  gắn bó với vùng đất Cà Mau, với miền Nam, tình quân dân, tình đồng đội luôn thường trực trong tư duy sáng tạo của mình. Ðề tài không mới, nhưng qua bút pháp, đường nét, màu sắc, cách thể hiện của Hoạ sĩ Lê Việt Hồng đã lay động người xem. Ðối với anh, vẽ còn để tri ân quá khứ, nhớ ơn đồng bào đã giúp đỡ, cưu mang, nhớ ơn Ðảng và Bác Hồ đã làm điểm tựa cho anh suốt chặng đường dài, đã nuôi dưỡng, đào tạo anh trở thành một hoạ sĩ như hôm nay.

Những mùa quả ngọt

Mới đây Lê Việt Hồng đã đoạt giải thưởng đặc biệt với biểu tượng tỉnh Cà Mau. Anh đã vượt qua hơn 400 tác phẩm dự thi của các tác giả trong và ngoài nước và logo tỉnh Cà Mau của anh đã thuyết phục sự khắt khe của hội đồng giám khảo cũng như bộ phận phản biện gần như tuyệt đối bởi nội hàm, biểu cảm, biểu trưng… của logo khá hoàn chỉnh.

Anh không nhớ chính xác mình đã nhận bao nhiêu giải thưởng từ khi tham gia các cuộc liên hoan mỹ thuật trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Năm 2011 anh đạt 7 giải; năm 2012, 2013 có số lượng tương đương. Riêng tác phẩm “Hạt giống đảo xa” được Hội Mỹ thuật Việt Nam đưa vào Bộ sưu tập của Hội năm 2012. Năm 2014 anh đạt gần 20 giải thưởng, riêng thể loại tranh cổ động về đề tài phụ nữ của TP Hồ Chí Minh phát động anh đạt 7 giải và 1 giải với đề tài phòng chống lụt bão.

Hiện nay, Lê Việt Hồng đang miệt mài đầu tư tác phẩm “Dấu ấn Việt Nam” lấy 2 mốc son lịch sử là “chiến thắng Ðiện Biên Phủ” với hình ảnh Ðại tướng Võ Nguyên Giáp và "Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng” làm chủ đạo. Anh gởi vào đây tâm huyết của mình, nhằm góp một phần tri ân lịch sử, mong rằng ngôn ngữ hội hoạ có thể khơi dậy lòng yêu nước của mọi tầng lớp Nhân dân trước hiểm hoạ đe doạ hoà bình trên biển Ðông và thềm lục địa nước ta hiện nay.

Mặc dù sức khoẻ có phần hạn chế do bệnh tật nhưng ý chí của anh luôn mạnh mẽ. Anh sáng tạo không mệt mỏi và quan tâm đào tạo thế hệ tiếp sau./.

Bài và ảnh: Ngọc Diễm

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.