ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-6-25 02:12:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hội từ thiện tự nguyện: Từ tâm và nhiệt huyết

Báo Cà Mau Không ồn ào, 5 năm qua, Hội Từ thiện Tự Nguyện (HTTTN) âm thầm chia sẻ với cộng đồng qua công việc cứu giúp người nghèo, trẻ mồ côi, người già neo đơn, bệnh tật… ở các huyện, thành phố trong tỉnh nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với chính quyền địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa và cũng xoa dịu phần nào nỗi bất hạnh của những hoàn cảnh khốn khó.

Không ồn ào, 5 năm qua, Hội Từ thiện Tự Nguyện (HTTTN) âm thầm chia sẻ với cộng đồng qua công việc cứu giúp người nghèo, trẻ mồ côi, người già neo đơn, bệnh tật… ở các huyện, thành phố trong tỉnh nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với chính quyền địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa và cũng xoa dịu phần nào nỗi bất hạnh của những hoàn cảnh khốn khó.

Hội viên HTTTN phần đông là cán bộ về hưu, người lao động phổ thông, doanh nhân, tiểu thương… dù công việc, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung tấm lòng nhân ái. Hội thành lập vào ngày 22/12/2009, ban đầu chỉ 10 hội viên, đồng hành với chương trình Khát Vọng Sống. Từ đầu năm 2014, hội hoạt động độc lập khi hội viên tăng lên khoảng 100 người. Hội có chương trình riêng để mỗi tháng ở Cà Mau có thêm nhiều hộ nghèo, hộ hoàn cảnh bất hạnh được giúp đỡ.

Chị Trương Hồng Vững (bìa trái) đến thăm và hỗ trợ tiền cho người khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo ở phường 9, TP Cà Mau.

Năm 2014, hội đã vận động các tổ chức, cá nhân và hội viên đóng góp với số tiền gần 900 triệu đồng, cất 3 căn nhà cho người nghèo, tặng 4 tấn gạo, 4.000 quyển tập học sinh, 18 thùng mì; mua bảo hiểm y tế cho 6 bệnh nhân nghèo và rất nhiều hỗ trợ khác. Trong đó, phải kể đến hỗ trợ 2 tổ nấu cơm, cháo từ thiện ở Bệnh viện Ðiều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh và Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau với 6.000 suất cơm, cháo phục vụ cho bệnh nhân nghèo.

Chị Trương Hồng Vững, Hội trưởng HTTTN, nói vui: “Hội này là hội “5 không, 1 có”: không kinh phí, không phương tiện, không trụ sở, không lương, không con dấu, chỉ “có 1”, đó là tấm lòng”.

Khi biết được phương châm của hội, mọi người rất thán phục các thành viên, họ đến với người nghèo bằng tình thương và trách nhiệm. Một vài bộ quần áo, mùng mền, tập vở, tấm lợp, gạo… dù ít hay nhiều cũng chứa đựng sự đùm bọc, san sẻ. Những giọt nước mắt của người cho lẫn người nhận đều toát lên sự ấm áp nghĩa tình.

Dù gặp không ít khó khăn khi hoạt động ở những địa bàn sông nước xa xôi, cách trở nhưng các hội viên không nản lòng, mà ngày càng quyết tâm cao hơn đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả xã hội nhiều hơn. Trong số những người hảo tâm cũng có chị em cuộc sống còn khó khăn nhưng không vắng mặt chuyến từ thiện nào. Cụ thể như cô Ba Phượng ở phường 8, TP Cà Mau.

Cô đã 74 tuổi, sống bằng nghề bán bánh bông lan, bánh ú. 5 năm qua, cô đóng góp đều đặn cho hội và chương trình Khát Vọng Sống. Chị Út Lòng ở xã An Xuyên, TP Cà Mau, làm nghề may mùng, mặc dù thu nhập ít ỏi nhưng chị có mặt ở bất cứ chuyến đi nào của hội dù nắng hay mưa, dù xa hay gần. Ngoài việc đóng góp cá nhân, chị Út Lòng còn vận động được rất nhiều chị em xung quanh nơi mình cư trú làm từ thiện. Ðến nay, nhóm chị Út Lòng có gần 30 chị. Nếu tổng số tiền của hội huy động trong năm 2014 là 900 triệu thì nhóm của chị Út Lòng đã đóng góp 97.400.000 đồng và nhiều quà tặng khác. Các thành viên ở huyện U Minh cũng thành lập nhóm hơn 10 chị, năm 2014 cũng đã vận động được 51.400.000 đồng. Còn nhiều nhóm, tổ khác là thành viên của hội cũng rất tích cực với công tác từ thiện.

Hội lấy ngày 4 hằng tháng để tổ chức chuyến đi từ thiện theo những địa chỉ đã được thẩm định. Do ấn định ngày giờ cụ thể nên chị em có bận sản xuất, trồng trọt, mua bán, làm việc… cũng sắp xếp thời gian để đồng hành.

Chị Trương Hồng Vững bộc bạch: “Chị em chúng tôi rất vui mừng khi ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ cho hội, trong đó Sở LÐTB&XH là một trong những đơn vị luôn nhiệt tình. Có những trường hợp ngoài khả năng của hội, chúng tôi đề xuất với Sở cũng được lãnh đạo quan tâm giải quyết. Nội bộ hội mặc dù không có bộ máy tổ chức hoàn chỉnh nhưng 5 năm qua hội chưa xảy ra vấn đề phức tạp hay mất đoàn kết. Ðây là những yếu tố cơ bản làm cho các thành viên gắn bó với hội”

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Sân chơi bồi dưỡng nhân lực công nghệ số

Qua 28 lần tổ chức, Hội thi Tin học trẻ tỉnh Cà Mau là sân chơi trí tuệ, bổ ích và đầy cảm hứng dành cho thanh thiếu nhi yêu thích công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi tỉnh.

Không chỉ chủ trương mà còn là trách nhiệm

Xã Tân Lộc, huyện Thới Bình hiện có 285 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Đa phần bà con làm nghề nông hoặc lao động phổ thông, cuộc sống còn nhiều khó khăn khi thiếu đất sản xuất, việc làm bấp bênh, điều kiện nhà ở xuống cấp. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều chính sách thiết thực, mang lại chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình

Thời gian qua, huyện Ðầm Dơi triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, thực hiện nhiều phong trào thiết thực, ý nghĩa, nhằm phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, xây dựng gia đình là hạt nhân của xã hội, góp phần xây dựng quê hương thêm phát triển.

Tam Giang hiện thực hoá nông thôn mới

“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, mạnh giàu. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1033/QÐ-UBND, ngày 29/5/2025, công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn NTM năm 2024", ông Lê Văn Suốt, Bí thư Ðảng uỷ xã Tam Giang, phấn khởi chia sẻ.

Chưa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Cà Mau vừa phát đi văn bản Thông báo, khẳng định: Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Khởi sắc nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước

Sự quan tâm, chăm lo của Ðảng và Nhà nước, cộng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện U Minh ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

Bước tiến trong điều trị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng thường gặp và nguy hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời. Trong đó, trường hợp phình động mạch não, một trong những nhánh của tai biến mạch máu não, được đánh giá là biến chứng khó can thiệp đối với các bệnh viện tuyến tỉnh. Bằng sự nỗ lực, cùng với sự phát triển kỹ thuật điều trị, vừa qua, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau lần đầu tiên can thiệp thành công một trường hợp bị phình động mạch não, mở ra bước tiến mới trong việc điều trị đối với biến chứng có độ khó, cần phải ứng dụng kỹ thuật cao tại tỉnh.

Hãy vì cộng đồng không khói thuốc

“Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, với các bệnh như: đột quỵ, mạch vành, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá không những gây tổn hại đối với sức khoẻ người sử dụng mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh, tác động xấu đến môi trường sống, làm tăng gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia do chi phí chăm sóc y tế lớn, để điều trị các bệnh có liên quan đến thuốc lá”, Bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước, cho biết.

Ðất Mũi về đích xã nông thôn mới

Xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, có cuộc chuyển mình đầy ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, xã Ðất Mũi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, diện mạo trên đà khởi sắc.

Kết nối những tấm lòng

Với thông điệp “Lan toả yêu thương, sẻ chia khó khăn”, trong những ngày đầu tháng 6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Phụ nữ Từ thiện TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn, mang đến niềm vui, tiếp thêm động lực cho các nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.