ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 11:48:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng mở cho đặc sản tôm, cá khô Năm Căn

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, tại huyện Năm Căn, nhiều sản phẩm tôm, cá khô được các tiểu thương bày bán ở chợ, hoặc người dân tự chế biến ở nhà, kể cả giới thiệu sản phẩm trên mạng online, chưa có thương hiệu chính thống và địa chỉ ổn định được các cơ quan chức năng chứng nhận. Vừa qua, thị trấn Năm Căn tiên phong thành lập Hợp tác xã (HTX) tôm, cá khô Năm Căn - Cà Mau, hứa hẹn sẽ mở ra hướng đi mới, giúp người dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập, đặc biệt là quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chị Nguyễn Kim Nương, kinh doanh các mặt hàng tôm, cá khô ở chợ nông sản thị trấn Năm Căn khoảng 6 năm nay. Bình quân mỗi tháng cơ sở của chị tiêu thụ từ 50-70 kg tôm khô và trên 100 kg cá khô các loại ở các tỉnh miền Tây và khách du lịch. Hiện chị là Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX tôm, cá khô Năm Căn - Cà Mau.

Chị Nương bộc bạch: “Mình bán nhỏ lẻ ở đây cuộc sống cũng ổn định nhưng muốn vào HTX để mở rộng thị trường. Người ta tin tưởng và an tâm về nguồn gốc, xuất xứ tôm cá khô của mình và khách hàng sẽ mua với số lượng lớn hơn. Hướng đến mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước và để quảng bá sản phẩm địa phương”.

Sạp buôn bán cá khô của bà Nguyễn Kim Nương ở chợ nông sản thị trấn Năm Căn.

HTX tôm, cá khô Năm Căn - Cà Mau được thành lập với 20 thành viên, vốn điều lệ một tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh bao gồm: Sản xuất con giống, nuôi, chế biến và kinh doanh tôm, cá khô. Mục tiêu của HTX hướng đến là mở rộng vùng nguyên liệu hàng hoá, đảm bảo về chất lượng, gắn kết giữa người nuôi thuỷ sản và doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm tôm, cá khô. Song song đó, sẽ thực hiện mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng an toàn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng; Sắp xếp và bố trí lại sản xuất quy mô lớn nhằm giảm chi phí, công lao động, nâng cao thu nhập cho người nuôi, tập trung hợp tác và tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, cung cấp cho xuất khẩu.

“Sắp tới HTX không chỉ chuyên về kinh doanh, mà sẽ tập trung vào vấn đề nuôi và chế biến. HTX sẽ đến từng hộ nuôi tôm, cá để hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật, cách pha chế, liều lượng như thế nào, chế biến con khô chất lượng, sản xuất theo quy trình HTX đưa ra”, Chủ tịch UBND thị trấn Năm Căn Phạm Trường Giang nhấn mạnh. “Tôm và cá phải sạch, không tẩm màu, hoá chất, được bảo quản sạch sẽ, đúng theo quy trình của HTX đưa ra. Chứ không phải như trước đây, đẹp thì mình thu vào để bán ra, bây giờ phải đến tận nơi xem kỹ người ta làm phải vừa sạch, vừa ngon”, bà Nguyễn Kim Nương cho biết thêm.

Xu hướng của các HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp - thuỷ sản của Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã và đang hướng đến là tập trung phát triển kinh tế hàng hoá và nâng cao giá trị gia tăng trên chuỗi giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy, HTX tôm, cá khô Năm Căn - Cà Mau ra đời phải có bước đi cụ thể, lộ trình sản xuất cần phải tính toán bài bản. Ông Phạm Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho rằng: “Nhiều địa phương rất thích sản phẩm khô của Năm Căn, của Cà Mau nhưng người ta cũng có nghi ngờ, như là nuôi ở đâu, môi trường như thế nào, có cho ăn hay không... Chúng ta phải làm cho nghi ngờ của khách hàng mất đi, để chấp nhận sản phẩm của mình. Trong chuỗi giá trị của sản xuất này, HTX phải áp dụng khoa học - kỹ thuật ngay từ con giống, môi trường nuôi, cho tới lúc trao tận tay người tiếp nhận sản phẩm của mình”.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của HTX tôm, cá khô Năm Căn - Cà Mau đang khẩn trương thực hiện là xây dựng trụ sở kinh doanh, đồng thời hoàn thiện các hồ sơ thủ trục pháp lý theo quy định. “Phải có quá trình, lộ trình để chúng tôi thực hiện, như: Vừa xây dựng thương hiệu, vừa chuẩn bị mẫu mã và cả website để quảng bá hình ảnh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nói chung là rất nhiều thủ tục cần được hoàn thiện”, ông Phạm Trường Giang cho biết thêm.

Năm Căn là địa phương có thế mạnh về nuôi và khai thác thuỷ sản, sản lượng thu hoạch bình quân hiện nay đạt trên 35 ngàn tấn/năm, trong đó nuôi trên 30 ngàn tấn. Việc phát triển ngành nghề thuỷ sản tương đối đa dạng, bởi ngoài việc kinh doanh mặt hàng tôm, cá tươi thì sản phẩm tôm, cá khô luôn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đem lại thu nhập cao cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, HTX tôm, cá khô khi có thương hiệu ổn định hứa hẹn sẽ mở ra hướng đi mới, đưa kinh tế của huyện Năm Căn tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế quan trọng của ngành thuỷ sản, một ngành hàng chủ lực của huyện Năm Căn./.

Văn Tưởng

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Hiệu quả từ gỡ khó cho đối tượng nộp thuế

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh giao cho TP Cà Mau là 530 tỷ đồng. Tính đến ngày 8/12, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố được 518,018 tỷ đồng, đạt 97,74% dự toán tỉnh giao; có 3/7 nguồn thu và 13/16 đơn vị xã, phường đạt dự toán pháp lệnh năm 2024.

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.