ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 03:10:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Vui trọn 70 mùa xuân lịch sử

Báo Cà Mau Trung tâm tỉnh Cà Mau (TP Cà Mau) dần hoàn thiện theo hướng hiện đại, đủ sức sánh tầm với nhiều đô thị trong khu vực.

Đã 70 năm kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Thời khắc ấy, toàn dân tộc Việt Nam, triệu người như một, dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhất tề đứng dậy, phá tan xiềng xích nô lệ, xác lập chính quyền dân chủ Nhân dân.

Suốt chặng đường cách mạng 70 năm qua, ý nghĩa những bài học kinh nghiệm quý báu, những tư tưởng mang tầm vóc thời đại của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị và được vận dụng, phát triển sáng tạo qua các thời kỳ cách mạng.

Thiêng liêng ngày lịch sử

Trong không khí cách mạng sục sôi, khí thế của quần chúng “như triều dâng, thác đổ”, đứng trước thời cơ “ngàn năm có một”, bằng nhạy cảm chính trị, tài trí tuyệt vời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đưa cách mạng nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Trung tâm tỉnh Cà Mau (TP Cà Mau) dần hoàn thiện theo hướng hiện đại, đủ sức sánh tầm với nhiều đô thị trong khu vực.

Tự hào biết bao, lần đầu tiên, một dân tộc nhỏ đã tự giải phóng mình khỏi ách đế quốc thực dân; đất nước ta từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người tự do, làm chủ đất nước.

Phong trào cách mạng tại Cà Mau thời điểm này cũng hừng hực khí thế. Ngày 20/8/1945, lợi dụng cuộc đón tên đại thần Nguyễn Văn Sâm của bọn cầm đầu tỉnh Bạc Liêu, Mặt trận Việt Minh tỉnh huy động 3.000 lực lượng biểu tình thị uy: trương băng cờ “Việt Minh muôn năm”, “Chính quyền về tay Nhân dân”. Ðoàn biểu tình nêu tên khâm sai Nguyễn Văn Sâm ra đả đảo vang rền.

Ðược sự chỉ đạo của Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang, Tỉnh uỷ Cà Mau chuẩn bị phương án lãnh đạo giành chính quyền. Trong các ngày 23, 24 và 25/8, lực lượng quần chúng do Hội Cứu quốc làm nòng cốt xuống đường kéo chung quanh thị trấn Cà Mau, trương cờ đỏ sao vàng và những tấm băng rôn “Việt Nam độc lập muôn năm”. Cuộc tuần hành biểu dương lực lượng khiến quân thù hoang mang, khiếp sợ và tạo nên khí thế cách mạng mới trong tỉnh.

Tại quận Cà Mau, trong 2 ngày (23-24/8/1945) lực lượng quần chúng các xã: Tân Hưng, Phú Mỹ, Khánh Bình, Phong Lạc, Tân Thành, Tân Lộc và các xã ven thị trấn kéo ra quận lỵ Cà Mau bao vây dinh quận, thị uy trương băng cờ, hô khẩu hiệu. Ðến 13 giờ 30 ngày 25/8/1945, tên quận trưởng Nguyễn Văn Kế tuyên bố đầu hàng cách mạng.

Lực lượng Việt Minh quận Cà Mau tiếp quản dinh quận, công sở và toàn bộ quận lỵ Cà Mau. Sau khi tiếp thu quận lỵ Cà Mau, hàng vạn đồng bào kéo về thị trấn dự cuộc mít-tinh mừng thắng lợi. Chính quyền cách mạng được thành lập trong không khí oai hùng.

Ðể giành và giữ chính quyền non trẻ, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng kết hợp hài hoà sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, đề cao ý chí tự lực tự cường, độc lập tự chủ, sáng tạo, với tranh thủ tối đa những điều kiện, thời cơ thuận lợi do tình hình thế giới đem lại.

Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày nay, trước hết bắt nguồn từ thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám và bao máu xương của các thế hệ cách mạng. Dưới ánh sáng nghị quyết qua các kỳ đại hội Ðảng, bằng đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, hiệu quả, Ðảng và Nhà nước ta đã và đang đưa sự nghiệp đổi mới phát triển, giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Diệu kỳ vùng mũi đất

Cùng với khí thế hừng hực bắt tay kiến thiết, xây dựng quê hương, 70 năm ngày tháo ách thống trị thực dân Pháp, 40 năm quê hương Nam - Bắc một nhà, nơi cực Nam Tổ quốc, Cà Mau đã và đang vươn sức, năng động là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của khu vực ÐBSCL.

Thế và lực mới đang lan toả rộng khắp trong quần chúng Nhân dân. Tất cả đã được cụ thể hoá bằng các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp căn cơ; điều đó còn được minh chứng bằng các thành tựu kinh tế, hạ tầng nông thôn, cuộc sống người dân ngày càng nâng chất.

Qua 40 năm chung tay xây dựng, 18 năm tái lập, đến nay Cà Mau đã có mức tăng trưởng kinh tế bình quân 8,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 USD (35,7 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, bền vững. Từ 28% năm 1997, đến nay toàn tỉnh giảm còn 3,4% hộ nghèo. Bên cạnh đó, hạ tầng các khu đô thị động lực không ngừng thay đổi, kiến trúc, cảnh quan đô thị khởi sắc rõ nét. Theo thống kê chuyên ngành, đến nay tỷ lệ đô thị hoá đạt 22,6%. Phát huy thế mạnh, tiềm năng và lợi thế của vùng đất 3 mặt giáp biển, chú trọng phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản, lâm sản và sản xuất nông nghiệp…

Từ đó, Cà Mau đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân trên 11% năm. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010-2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 5,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, kinh tế hợp tác được củng cố, duy trì đạt hiệu quả cao. Ðến nay, Cà Mau có 280 hợp tác xã, với 5.000 xã viên và 1.700 tổ hợp tác. Nhiều năm qua, Cà Mau luôn giữ vai trò là tỉnh đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm.

Từ một tỉnh vùng sâu, hạ tầng yếu kém, đến nay, sau 40 năm kiến thiết, 18 năm tái lập tỉnh, Cà Mau đã có hệ thống giao thông đường bộ kết nối rộng khắp, nối liền các vùng quê và thành thị. Không còn cảnh heo hút, cô lập cục bộ giao thương. Huy động các nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả quan trọng. Các công trình được đầu tư, đưa vào sử dụng như: cầu Ðầm Cùng, cầu Năm Căn, đường Quản lộ Phụng Hiệp; đường Hành lang ven biển phía Nam; đường Hồ Chí Minh; đường ô-tô đến trung tâm xã, giao thông nông thôn; các công trình thuỷ lợi, lưới điện, bệnh viện, trạm y tế, công trình văn hoá - thể thao… đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống Nhân dân.

Hai huyện khó khăn nhất về hạ tầng nông thôn là Ngọc Hiển và U Minh đến nay cũng hoàn toàn khởi sắc. Lộ giao thông cấp V đồng bằng đã nối liền các địa phương với trung tâm tỉnh, phá thế “tắc” của nhiều năm trước đó. Ngày nay, từ trung tâm huyện U Minh hay Ngọc Hiển, bằng mô-tô có thể dễ dàng lưu thông đến các xã, ấp và về TP Cà Mau. Ô-tô, các phương tiện vận tải đã có thể len lỏi đến nhiều khu vực dân cư sản xuất để thu mua nông sản, thuỷ sản và trao đổi hàng hoá. Từ đó kích thích khu vực vùng khó khăn phát triển vượt bậc. Chỉ tính riêng huyện U Minh, đến nay không còn xã nghèo, ấp nghèo. Từ chỗ khai thác lâm sản là chính yếu thì đến nay gần như đã hoàn toàn chủ động sản xuất hiệu quả các mô hình kinh tế năng động dưới tán rừng.

Ðặc biệt, tỉnh đang trong giai đoạn đẩy mạnh, tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ những thành quả thiết thực mang lại, đảng bộ, chính quyền các cấp nhận được sự đồng thuận rất cao từ Nhân dân. Ðến cuối năm 2015, tỉnh sẽ có 17 xã đạt chuẩn NTM, bằng 20,73% số xã trong tỉnh.

Từ những thành quả cách mạng, phát huy truyền thống hào hùng, tự lực tự cường, đảng bộ, quân và Nhân dân Cà Mau đã và đang viết tiếp trang sử vẻ vang trên đường đổi mới và hội nhập. 70 mùa xuân kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công nơi cực Nam Tổ quốc, Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau không ngừng phát huy sức mạnh, đề cao ý chí tự lực tự cường, sáng tạo, tranh thủ tối đa những điều kiện, thời cơ thuận lợi để vươn lên đổi thay.

Tinh thần, hào khí và những thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám luôn là động lực to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách tiếp tục đưa công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đạt những thành tựu mới./.

Bài và ảnh: Phong Phú

Liên kết hữu ích

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.