ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 12:53:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện Phước Long: Giảm nghèo từ các chương trình tín dụng chính sách

Báo Cà Mau

Với phương châm không để người nghèo và các đối tượng yếu thế bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Phước Long đã thật sự trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng, Chính phủ, đem các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc triển khai và thực thi hữu hiệu các chính sách tín dụng đã đóng góp tích cực trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế cũng như xây dựng nông thôn mới của huyện, được người dân đón nhận và ủng hộ tích cực.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phước Long, gia đình chị Phạm Yến Nhi (ấp Long Hòa, thị trấn Phước Long) kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa có hiệu quả.

Trong những năm qua đã có hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Phước Long được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống. Từ đó đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện.

Điển hình là gia đình chị Phạm Yến Nhi (ấp Long Hòa, thị trấn Phước Long) nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện mà có thêm điều kiện về nguồn vốn để mua bán, kinh doanh. Chị Yến Nhi cho biết: “Gia đình tôi được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH cách đây hơn một năm. Từ nguồn vốn này, gia đình tôi đầu tư mua bán nước giải khát, chành xe. Công việc làm ăn thuận lợi nên mỗi tháng tôi cũng tiết kiệm trả tiền ngân hàng từ 1 - 2 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Lam (ấp Long Hòa) sắp xếp lông gia cầm trong kho chứa sau khi thu mua về. Ảnh: H.L

Theo Ngân hàng CSXH huyện Phước Long, thời gian qua đã có 678 lượt hộ nghèo, 1.489 lượt hộ cận nghèo và 2.298 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với tổng số tiền hơn 136 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay này đã giúp nhiều hộ vay đầu tư mua bán nhỏ, cải tạo vườn, chăn nuôi… có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Có thể kể đến hộ ông Nguyễn Lam (ấp Long Hòa). Với nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH, ông Lam đã đầu tư mở rộng kho chứa và mua bán phế liệu. Nhờ vậy mà trung bình mỗi tháng ông có khoản thu nhập hơn 20 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. “Trước khi được vay vốn, tôi cũng mua bán phế liệu nhưng với quy mô nhỏ vì kho chứa nhỏ hẹp, vốn lại không nhiều. Khi tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng CSXH, tôi đã mở rộng quy mô nên thu mua được nhiều hơn, vì vậy mà thu nhập hàng tháng cũng tăng lên”, ông Lam chia sẻ.

Để nguồn vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách có hiệu quả, hằng năm Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Phước Long đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của tỉnh và địa phương. Thực hiện niêm yết công khai đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách tại các xã, thị trấn. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, rà soát chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra việc bình xét cho vay đảm bảo công khai, minh bạch, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định.

Các chương trình tín dụng chính sách đã và đang làm thay đổi cuộc sống của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn chính sách cũng đã trở thành “điểm tựa” giúp các hộ vay vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của huyện.

ĐỖ HOÀNG

Cà Mau ra quân truyền thông BHXH, BHYT đợt 3 năm 2025

Sáng 15/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động ra quân truyền thông cao điểm đợt 3 năm 2025.

Gắn đào tạo với thực tiễn

Nắm bắt xu hướng đào tạo hiện đại của nhiều trường hiện nay là gắn chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp, thời gian qua, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau (Phân hiệu) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động mở rộng kết nối, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từng bước làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập.

Nối dài cánh tay an sinh

Hình ảnh những nhân viên thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến từng hộ dân, tận tình giải thích chính sách, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu phí, mà còn là những "cánh tay nối dài" đưa chính sách an sinh nhân văn của Nhà nước đến với người dân.

Cà Mau tăng kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động là ưu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cà Mau, nhằm nâng cao tay nghề học viên và mở rộng cơ hội việc làm, góp phần cân bằng cung – cầu lao động địa phương.

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bạc Liêu

Trường Đại học Bạc Liêu (thuộc UBND tỉnh Cà Mau) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Tăng cường quản lý, mở rộng mạng lưới thu BHXH, BHYT

Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, diễn ra sáng 10/7, ông Lê Hùng Cường, Phó Giám đốc BHXH Khu vực XXXII nhấn mạnh: “Công tác truyền thông phải chủ động, tiếp cận từng hộ dân, khu dân cư, nhất là nơi có tỷ lệ tham gia thấp, để chính sách bảo hiểm thực sự đến với người dân, không dừng lại trên giấy”.

Trụ cột vững chắc cho tương lai người lao động

Không ai có thể dự đoán ngày mai sẽ xảy ra điều gì. Nhưng với bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có thể yên tâm rằng dù có biến cố nào xảy ra, họ vẫn có một “tấm khiên” vững vàng che chở cho tương lai của mình.

Bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáng 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” dành cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên Hàn Quốc giao lưu, hỗ trợ CNTT tại Trường Đại học Bạc Liêu.

Từ ngày 7-20/7, nhóm sinh viên Hàn Quốc đã đến Trường Đại học Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) làm việc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc với sinh viên địa phương.

Đẩy mạnh đào tạo, đưa người lao động đi nước ngoài làm việc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang được xác định là hướng đi chiến lược. Bởi không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn cải thiện đời sống người dân ở các địa phương trong tỉnh.