ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 12:25:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Huyện Vĩnh Lợi: Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Báo Cà Mau

Cũng như nhiều địa phương khác, ở Vĩnh Lợi có nhiều gia đình cần một mái nhà kiên cố để trú mưa trú nắng và an tâm làm ăn vượt qua gian khó. Với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, đây từng là giấc mơ xa vời thì nay đã trở thành hiện thực khi huyện hoàn thành và bàn giao hàng trăm căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lợi - Trương Thanh Nhã trao biểu trưng hỗ trợ nhà cho bà Nguyễn Thị Mai (ấp Trà Khứa, xã Long Thạnh).

XÂY 186 CĂN NHÀ CHO NGƯỜI NGHÈO

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở, huyện Vĩnh Lợi đã triển khai quyết liệt và hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Kết quả sau một thời gian nỗ lực, 186 căn nhà kiên cố đã được xây dựng và bàn giao cho các hộ dân thay cho những mái nhà xiêu vẹo, không đủ che nắng, chắn mưa. Chương trình được thực hiện theo 2 đợt, đợt 1 huyện đã bàn giao 68 căn, đợt 2 hoàn thành thêm 118 căn, với tổng kinh phí đầu tư lên đến 11,1 tỷ đồng. Mỗi căn nhà trị giá từ 80 - 100 triệu đồng, trong đó, Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, phần còn lại do gia đình và người thân đóng góp thêm.

Tại lễ bàn giao nhà, bà Nguyễn Thị Mai (ấp Trà Khứa, xã Long Thạnh) xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi đơn chiếc, nhiều năm sống trong căn nhà dột nát, mỗi mùa mưa là thêm phần lo lắng. Giờ được Nhà nước và địa phương quan tâm cất cho căn nhà mới, tôi vui mừng và biết ơn vô cùng. Mỗi ngày mở mắt ra thấy mái ngói mới như thấy cuộc đời mình đổi khác, hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn”.

Bà Lê Tuyết Liên (ấp Cái Tràm A1, xã Long Thạnh) cũng không giấu được niềm vui trong ngày nhận căn nhà mới: “Cả nhà tôi đi làm thuê chắt chiu mãi mà không đủ tiền cất nhà. Giờ được hỗ trợ căn nhà mới khang trang, hết cảnh dột nát, gia đình an tâm làm ăn, cố gắng vươn lên ổn định cuộc sống”.

Huyện Vĩnh Lợi bàn giao nhà cho bà Lê Tuyết Liên (ấp Cái Tràm A1, xã Long Thạnh). Ảnh: M.Đ

GIÚP NGƯỜI DÂN AN CƯ LẠC NGHIỆP

Không chỉ dừng lại ở việc xây nhà, chương trình còn hướng đến giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống. Mỗi căn nhà kiên cố chính là nền tảng để mỗi hộ gia đình yên tâm lao động sản xuất và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lợi - Trương Thanh Nhã nhấn mạnh: “Việc hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là thành quả của cả hệ thống chính trị, mà còn là món quà ý nghĩa lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là một dấu mốc khẳng định sự quan tâm, trách nhiệm và tấm lòng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lợi đối với những hộ còn khó khăn trong cuộc sống. Thời gian tới, các xã và thị trấn cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công 290 căn nhà tình nghĩa dành cho gia đình chính sách, để chương trình an sinh xã hội tiếp tục được lan tỏa, tạo nên những giá trị nhân văn sâu sắc cho toàn địa phương”.

Những căn nhà mới không chỉ là nơi trú ngụ, mà còn là biểu tượng của niềm tin, của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cộng đồng. Đó chính là nền tảng vững chắc để huyện Vĩnh Lợi tiếp tục hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển toàn diện và bền vững.

MINH ĐẠT

Gắn đào tạo với thực tiễn

Nắm bắt xu hướng đào tạo hiện đại của nhiều trường hiện nay là gắn chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp, thời gian qua, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau (Phân hiệu) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động mở rộng kết nối, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từng bước làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập.

Nối dài cánh tay an sinh

Hình ảnh những nhân viên thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến từng hộ dân, tận tình giải thích chính sách, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu phí, mà còn là những "cánh tay nối dài" đưa chính sách an sinh nhân văn của Nhà nước đến với người dân.

Cà Mau tăng kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động là ưu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cà Mau, nhằm nâng cao tay nghề học viên và mở rộng cơ hội việc làm, góp phần cân bằng cung – cầu lao động địa phương.

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bạc Liêu

Trường Đại học Bạc Liêu (thuộc UBND tỉnh Cà Mau) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Tăng cường quản lý, mở rộng mạng lưới thu BHXH, BHYT

Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, diễn ra sáng 10/7, ông Lê Hùng Cường, Phó Giám đốc BHXH Khu vực XXXII nhấn mạnh: “Công tác truyền thông phải chủ động, tiếp cận từng hộ dân, khu dân cư, nhất là nơi có tỷ lệ tham gia thấp, để chính sách bảo hiểm thực sự đến với người dân, không dừng lại trên giấy”.

Trụ cột vững chắc cho tương lai người lao động

Không ai có thể dự đoán ngày mai sẽ xảy ra điều gì. Nhưng với bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có thể yên tâm rằng dù có biến cố nào xảy ra, họ vẫn có một “tấm khiên” vững vàng che chở cho tương lai của mình.

Bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáng 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” dành cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên Hàn Quốc giao lưu, hỗ trợ CNTT tại Trường Đại học Bạc Liêu.

Từ ngày 7-20/7, nhóm sinh viên Hàn Quốc đã đến Trường Đại học Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) làm việc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc với sinh viên địa phương.

Đẩy mạnh đào tạo, đưa người lao động đi nước ngoài làm việc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang được xác định là hướng đi chiến lược. Bởi không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn cải thiện đời sống người dân ở các địa phương trong tỉnh.

Hiệu quả từ thiết bị đào tạo tự làm

Từ những cuộc thi thiết bị đào tạo tự làm đã có nhiều thiết bị được ứng dụng, mang lại hiệu quả trong công tác dạy và học tại các trường đào tạo nghề.