ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 23:05:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hy vọng những mùa mía…

Báo Cà Mau (CMO) Đi qua dòng Chắc Băng lại nhớ về màu xanh của mía một thời. Thời mà cây mía là hy vọng đổi đời của tất thảy người dân nơi đây. Thế nhưng mùa màng thất bát, giá cả bấp bênh, nhiều người dần từ bỏ cây mía chuyển sang nuôi tôm. Và lâu lâu, người ta nhắc lại thời cây mía cùng ký ức thăng trầm.

Bài 1: Khóc cười chuyện cây mía

Vùng đất Trí Phải, Trí Lực huyện Thới Bình một thời được mệnh danh là thủ phủ mía đường của Cà Mau. Nơi đây đất thuộc thì ít, đất phèn, mặn thì nhiều, cây lúa không sống nổi trên đất phèn nên hơn 90% diện tích là người dân lên liếp trồng mía. Nhắc tới mía, người dân nơi đây luôn hằn in ký ức “dở khóc dở cười”, bởi bao nhiêu năm trồng mía là bấy nhiêu năm người dân “tự bơi” trên chính rẫy mía của mình.

Những mùa mía “đắng”

Nhắc về thời hoàng kim của cây mía, mắt ông Lê Văn Sự (Ấp 9, xã Trí Lực) sáng lên nhìn về phía rẫy: “Hơn 10 năm trước ở đây là rừng mía chứ không phải là rẫy mía nữa. Trước nhà, sau hè, ngoài ruộng, chỗ nào cũng mía. Lúc đó giá mía 1.000 đồng/kg thôi là bà con sống phây phây rồi. Nhà nào đất nhiều, làm cỡ hai vụ mía là cất nhà tường”.

Từ khi nhà máy đường được thành lập, người dân càng hy vọng đổi đời trên vùng đất phèn này. Chính quyền địa phương cũng tin là vậy nên quy hoạch vùng mía Thới Bình trở thành vùng mía trọng điểm của tỉnh, có lúc lên gần 10.000 ha. “Nhà nào có đất là mướn máy vào sên vét, lên liếp, đào hộc trồng mía. Mía xanh mướt, 1 công gần 10 tấn...”.

Giọng ông Sự bỗng chùn xuống: “Năm đó là năm 2014, cũng là năm khổ nhất của người trồng mía. Nhà máy đường Cà Mau ngừng hoạt động ngay lúc thu hoạch mía. Bà con như ngồi trên đống lửa. Thương lái từ các nhà máy khác đến kì kèo ép giá, có 500 đồng/kg. Một năm ròng rã “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, để rồi ai trồng nhiều thì lỗ nhiều, ai ít thì lỗ ít. Có người phải đốt bỏ rẫy mía, đi xứ khác kiếm sống”.

Nông dân khóc ròng, đành phải đoạn tuyệt với cây mía. Những mảnh đất trơ trụi, người dân chuyển sang nuôi tôm. Chuyện đem lén con tôm vào vùng ngọt hóa không còn mới. Và vì sao họ phải bất chấp đi ngược với chủ trương, phá vỡ quy hoạch của Nhà nước để xé rào nuôi tôm? Lý do duy nhất, là để họ tự cứu lấy mình.

Lẩn quẩn chuyện trồng – chặt

Ấp 6, xã Trí Phải có khoảng 25 hộ nghèo. Những hộ không có đất sản xuất thì được công nhận hộ nghèo và được hưởng hỗ trợ từ Nhà nước. Nhưng có những hộ có gần 5 công đất mà vẫn nghèo, nhưng không được xét theo hộ nghèo. Nhiều hộ chịu khó làm ăn nên vay ngân hàng để đầu tư sản xuất, nhưng khi thì được mùa mất giá, có khi thì mất mùa nên không những không có tiền xoay sở trong nhà mà còn nợ chồng lãi trong ngân hàng.

Ông Ngô Văn Hùng (Ấp 6, xã Trí Phải) đã san hết 9 công đất trồng mía để chuyển sang nuôi tôm.

Bà Trương Thị Đầm (Ấp 6, xã Trí Phải) ngậm ngùi: “Cũng muốn giữ mía, nhưng nhiều người lấy nước vô nuôi tôm, nhiễm mặn nên mía thất, một vụ mía lời không được chục triệu đồng. Một năm dựa vào vụ mía sao sống nổi. Biết là sai quy hoạch nhưng cũng không thấy ai rầy nên 2 năm nay tôi cũng đánh liều vay ngân hàng cộng với tiền nhà gần 20 triệu đồng để chuyển 10 công mía sang lúa - tôm. Nhưng hai năm nay nuôi tôm cũng thất quá. Có khi thả 4 - 5 triệu tiền tôm giống mà không thu lại được 2 triệu. Một năm chắt mót cũng đủ trang trải trong nhà, nợ ngân hàng thì vẫn phải đóng lãi. Có đất mà làm ăn thất bát quá nên con cái đi Đồng Nai làm hết rồi. Tụi nó nói 5 tháng lương bằng một vụ mía nên đi làm công nhân đỡ khổ hơn”.

Anh cán bộ xã dẫn tôi đi xuống ấp ban nãy, hỏi chơi: “Giờ giá mía 2.000 đồng/kg rồi kìa, cô với chú trồng mía lại không?” Ông Tô Ngọc Sương, Trưởng ấp 6, buồn hiu: “Giờ muốn cải tạo đất từ nuôi tôm sang trồng mía chi phí tăng gấp đôi so với ban đất trồng mía để nuôi tôm. Trong khi cây mía lệ thuộc nhà máy quá, người ta đo chữ đường bao nhiêu mình cũng phải chịu. Nhắc tới mía, bà con ấp này ai cũng ngán ngẩm. Trồng rồi lại bị ép giá, cũng phải chặt bỏ nữa thôi”. Nghe ông nói, tôi chợt nhận ra dòng kinh trước nhà sao dài quá, mênh mông quá mà không có chiếc cầu nào bắc ngang.

Không chỉ trồng lúa, nuôi tôm mà hàng loạt người trồng mía ở các xã Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Đông, Tân Bằng đưa cơ giới vào san đất để chuyển đổi vật nuôi, cây trồng khác. Trồng cây gì, nuôi con gì cũng được, miễn là không khiến nông dân khổ sở như cây mía.

Ông Hai Nhanh chăm sóc rẫy mía sắp tới mùa thu hoạch.

Ông Hai Nhanh (Lê Văn Nhanh, Ấp 9, xã Trí Lực) gắn bó với cây mía gần nửa đời người. Từ khi giá mía rớt thê thảm, thấy gừng có giá nên ông chuyển 8 công đất mía để trồng gừng. Đến lúc thu hoạch, giá gừng chỉ còn 1.500 – 2.000 đồng/kg, trong khi giá mía lại nhích lên chút đỉnh, ông Hai Nhanh lại bỏ gừng quay lại với cây mía.

“Vòng lẩn quẩn cây mía - củ gừng không chỉ riêng tôi mà bà con ở đây nhiều người cũng không còn vốn để chuyển từ gừng sang mía hay từ mía sang gừng nữa. Trong khi đất ở đây nhiễm phèn, nếu chuyển sang nuôi tôm sẽ rất dễ bị nhiễm mặn lên số mía còn lại. Vì mía mất giá quá nên khi bà con chuyển đổi sản xuất thì địa phương cũng không ngăn cản, vì nếu ngăn cản thì người dân lấy gì mà sống”, ông Hai Nhanh bộc bạch.

Nông dân “xé rào” nuôi tôm càng nhiều, mặn càng xâm lấn, cây mía mất dần chỗ đứng. Rõ ràng, cây mía không bội bạc nông dân mà là do không tìm được vị thế của mình trên thương trường mía đường. Để tồn tại trên thương trường đó, đòi hỏi phải có sự liên kết “bốn nhà” chứ không phải nông dân tự bơi như suốt những năm qua.

Bài 2: Đi tìm vị thế cho cây mía

Thảo Mơ

Anh cán bộ xã Trí Phải dẫn tôi xuống Ấp 6 gặp ông Tô Ngọc Sương là Trưởng ấp để nắm thông tin rõ hơn. Khi tôi hỏi về nghề trồng mía ở đây, ông không vội trả lời mà rút ra điếu thuốc: “Cô nhà báo thông cảm nghen, cũng hai năm rồi tôi mới hút thuốc lại”. Tôi cũng đã hiểu vì sao ông nói câu khách sáo như vậy khi tôi nhắc về cây mía. Ông tâm sự: “Hai năm rồi tôi không còn trồng mía nữa. 4 công đất tôi ban ra để nuôi tôm hết rồi. Cũng lâu rồi bà con trong ấp cũng không ai bàn đến chuyện cây mía nữa.

 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.