ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 14:10:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khánh Lộc phát triển từ sự đồng lòng của dân

Báo Cà Mau (CMO) Cách đây hơn 1 năm, khi chúng tôi về xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tìm tư liệu để viết bài về dấu ấn của cố Tổng bí thư Lê Duẩn trên vùng đất Cà Mau, lãnh đạo xã đã chia sẻ bên lề rằng: “Sang năm, Khánh Lộc sẽ quyết tâm xoá trắng hộ nghèo”. Và lần trở lại, Khánh Lộc đã giữ đúng lời hứa. Ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư Ðảng uỷ xã Khánh Lộc, cho biết: “Với Khánh Lộc, các phong trào thi đua chính là điểm nhấn, là linh hồn trong quá trình xây dựng, phát triển địa phương. Ở đó, ý Ðảng phải xuất phát từ lòng dân, vì Nhân dân, và mọi công việc đều có sự chung sức, đồng lòng của người dân”.

Ít người mường tượng ra, khi chia tách từ xã Trần Hợi năm 2006, Khánh Lộc là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Trần Văn Thời. Là xã thuần nông, Khánh Lộc bắt đầu hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với muôn vàn thách thức. Năm 2016, sau 10 năm phấn đấu, Khánh Lộc về đích NTM trong niềm vui náo nức. Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lộc nói rằng: “Ðịa phương xác định, NTM là để xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc, giàu có cho người dân. Các phong trào hành động cách mạng của địa phương luôn hướng đến mục tiêu lớn đó. Không cách nào khác, phải tìm đường, tính đường và tạo ra con đường để người dân vươn lên về kinh tế”.

10 năm xây dựng NTM và trong hành trình hiện tại cho mục tiêu xã NTM nâng cao năm 2025 của Khánh Lộc chứng kiến hàng trăm mô hình “Dân vận khéo” của khối vận, MTTQ và các đoàn thể với sự chỉ đạo, quán xuyến quyết liệt của cấp uỷ Ðảng và chính quyền. Theo ông Nhàn, “nhắc tới phong trào, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ở Khánh Lộc, đã là phong trào thì phải gắn với điều kiện thực tế, xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của người dân, phải là những hành động, công việc cụ thể, có đo đếm kết quả, giám sát việc thực hiện. Chỗ nào, người nào làm tốt thì biểu dương và ngược lại, nếu phong trào mang tính hô hào hình thức, kém hiệu quả thì sẽ áp vào việc đánh giá năng lực công tác”.

Năm 2022, Khánh Lộc có 19 mô hình “Dân vận khéo”, tập trung vào việc xây dựng các mô hình kinh tế, nâng chất NTM. Ông Huỳnh Thanh Nhàn, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Khánh Lộc, thông tin: “Ðiều vui nhất là có những cá nhân người dân hăng hái đăng ký tham gia mô hình, đây là điều ít thấy. Cho thấy rằng các mô hình, phong trào thi đua của địa phương đã thực sự nhận được sự tin cậy, ủng hộ của người dân”.

Vợ chồng ông Trần Út Năm và bà Nguyễn Thị Thuý An, ấp Ðòn Dong, nói về việc tham gia mô hình “Dân vận khéo” bằng tinh thần hăng hái: “Nói nào ngay, mần lúa chỉ cầm cự đủ ăn. Mình đăng ký mô hình trồng cây ăn trái là tốt cho mình, được lợi cho mình, góp chung vào đà đi tới của quê hương”. Trên diện tích 1 ha, gia đình ông Út Năm trồng 300 gốc ổi, thu nhập đều đặn khoảng 500.000 đồng/ngày. Không chỉ dừng lại ở đó, gia đình đang tính toán, quy hoạch lại mảnh vườn để canh tác theo hình thức trang trại.

Vợ chồng ông Trần Út Năm và bà Nguyễn Thị Thuý An, ấp Ðòn Dong, hăng hái đăng ký mô hình “Dân vận khéo” lập vườn, trồng cây ăn trái. Huê lợi từ vườn ổn định, mỗi ngày cho thu nhập khoảng 500.000 đồng.

Về Khánh Lộc mùa này, làng quê náo nức nhịp lao động sản xuất. Cũng là ruộng - rẫy, nhưng người nông dân đã mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật, canh tác theo hướng xanh - sạch, huê lợi thu về từ mảnh vườn, thửa ruộng ngày càng gia tăng.

Nhà anh Khổng Văn Trường, ấp Ðòn Dong, đang tất bật thu hoạch lứa bầu trồng trên bờ liếp ruộng. Anh Trường nhẩm tính: “2 bữa cắt 1 lần, mỗi lần chắc cỡ 1 tấn, giá 8.000 đồng/kg”. Anh Trường còn tự hào rằng, “rau màu, cây trái xứ mình trồng được bà con chú trọng việc an toàn, sạch nên đầu ra ổn định, thương lái tìm tới mua tại vườn, người ta khoái lắm”.

Chị Trần Thị Kiều, xóm rẫy Ðòn Dong thì chuyên trồng khổ qua. Mỗi vụ khổ qua, nhà chị thu về vài chục tấn, giá bán 12.000 đồng/kg tại gốc. Chị Kiều cười vui kể: “Hồi trước, phụ nữ hết mùa ruộng thì coi như ở không. Mà nhớ lại cái cảnh nghèo ớn thiệt. Chuyển qua trồng rẫy, tay chân tất bật, được cái có thu nhập khá nên hết thấy mệt”. Cả xóm rẫy Ðòn Dong, nhà nối nhà được xây cất khang trang, bề thế, rộn rã sắc mới thắm tươi.

Chị Trần Hồng Nhân, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Lộc, chia sẻ: “Chị em phụ nữ ban đầu còn ái ngại khi tham gia các mô hình “Dân vận khéo”. Nhưng từ những lợi ích mắt thấy, tai nghe sau khi các mô hình thành công, chị em giờ không chỉ hăng hái tham gia mà còn chủ động đề xuất các mô hình mới”. Phụ nữ nông thôn Khánh Lộc giờ biết làm kinh tế, làm kinh tế giỏi, vừa vun đắp hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái, vừa là nguồn lực xung kích cho mọi phong trào, công tác ở địa phương.

Khánh Lộc có 267 đảng viên ở 16 chi bộ, luôn nêu cao tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Những mô hình luôn có sự đồng hành của đảng viên, nhất là vai trò, trách nhiệm của các đảng viên có chức vụ. “Các đồng chí đảng viên trong Ban Thường vụ, cấp uỷ xã trực tiếp phụ trách, theo dõi đôn đốc và chịu trách nhiệm về hiệu quả các mô hình, các phong trào. Phải xắn tay cùng làm, cùng trao đổi, chia sẻ và hỗ trợ người dân. Từ đó, vai trò, hình ảnh, uy tín và tiếng nói của người đảng viên ở địa phương ngày càng được nâng lên”, ông Nguyễn Văn Nhàn cho biết thêm.

Thật cảm động với nghĩa cử xin thoát nghèo của bà Ngô Thị Nhòng, ấp Vườn Tre. Dù đã 60 tuổi, tật nguyền, neo đơn, nhưng với bà Nhòng, “thoát nghèo là điều mừng vui không thể tả”. Ðược địa phương hỗ trợ căn nhà, điện, nước, tiếp cận vốn vay ưu đãi, bà Nhòng chuyên tâm với nghề chăn nuôi heo, đời sống ngày càng ổn định. Trong niềm vui ở tuổi xế chiều, bà Nhòng bộc bạch: “Nói nào ngay, nói khá giàu thì không phải, nhưng đủ ăn, có dành dụm chút ít. Mình hết nghèo thì tự nhiên nhẹ nhõm lắm”. Bà Nhòng không quên gởi lời cảm ơn chân thành đến “những chú cán bộ xã, cán bộ ấp”, luôn quan tâm đến những hoàn cảnh khó khăn như bà. Niềm vui ấy nối dài, lan toả những chân giá trị cao đẹp của đời sống ở miền quê Khánh Lộc.

Về Khánh Lộc, dư vị của cả quá khứ, hiện tại và tương lai cứ đan xen, ẩn hiện. Cũng từ những nhánh kênh xa xôi, vườn tre gai thiên tạo xứ này, đêm trăn trở, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã khởi thảo bản Ðề cương cách mạng miền Nam, là cơ sở lý luận và thực tiễn để Trung ương ra Nghị quyết 15, là bước ngoặt quyết định đến cục diện chiến trường miền Nam, mở đường thắng lợi, tiến tới ngày toàn thắng. Hôm nay, ngày mai, Khánh Lộc tiếp tục đà vươn lên, xây dựng làng quê giàu đẹp với trọn vẹn niềm tin và khát vọng./.

 

Hải Nguyên

 

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.

Hội thi “Bánh chưng xanh” người lính biển

Trong 2 ngày 26-27/1 (nhằm 27-28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội thi “bánh chưng xanh” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về phum sóc

Mùa xuân mới đang điểm tô rực rỡ từ thành thị đến từng làng quê, phum sóc, nhà nhà háo hức đón chào năm mới. Bộ mặt nông thôn đang được thay áo mới, những tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh chạy dài theo các tuyến lộ bê tông. Những cánh hoa tươi thắm khoe sắc như điểm tô cho mùa xuân no ấm, sum vầy.

Tròn đầy yêu thương

Dù không phải là nhà, nhưng ngày Tết ở những nơi đặc biệt như Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng trẻ em SOS, không khí vẫn rộn ràng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương.

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Hương tết quê nhà

Chiều 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Hương tết quê nhà” trong không khí ấm áp của những ngày giáp tết. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ mang lại cho mọi người những trải nghiệm thú vị về tết cổ truyền, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những phong tục, tập quán ngày tết tại vùng đất Cà Mau.