ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 13:50:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khát vọng từ biển - Bài 2: Dịch chuyển để phát triển xứng tầm

Báo Cà Mau (CMO) Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XV, nhiệm kỳ 2015-2020, xác định, đối với tỉnh Cà Mau, phát triển kinh tế biển phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển.

Theo đó, Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 30/6/2020 đã được ban hành. Chương trình xác định: Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tốc độ xây dựng tỉnh Cà Mau trở thành địa phương mạnh về biển. Nghề nuôi tôm chuyển mạnh sang phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh. Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện ven biển được quan tâm đầu tư. Nhiều khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; các tuyến đường giao thông, công trình thuỷ lợi, khu dân cư, khu tái định cư, trường học, trạm y tế được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng; tỷ lệ hộ dân vùng ven biển được sử dụng điện bình quân đạt trên 98%.

Cà Mau mở tuyến du lịch đường biển từ Sông Đốc đi Nam Du - Phú Quốc.

Mũi nhọn kinh tế

Ðối với khai thác thuỷ sản, sau cơn bão số 5 (năm 1997), ngành thuỷ sản của Cà Mau bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề, kinh nghiệm khai thác biển. Ðược sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh nhanh chóng quy hoạch, đầu tư, sắp xếp lại nghề khai thác biển theo hướng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển, gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng trên biển.

Ðến nay, đội tàu khai thác thuỷ sản của tỉnh có trên 4.900 phương tiện với tổng công suất 603.829 KW, trong đó tàu có chiều dài trên 12 m là 3.060 phương tiện, với tổng công suất 564.343 KW; sản lượng khai thác thuỷ sản biển đạt trên 200.200 tấn/năm.

Cùng với kết quả đạt được sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận thức của hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, biên giới biển được nâng lên. Kéo theo đó kinh tế thuỷ sản Cà Mau, như đã đánh giá, tiếp tục phát triển ổn định; khai thác thuỷ sản xa bờ tăng về số lượng tàu và sản lượng khai thác; đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng ven biển được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; chủ quyền biên giới biển, đảo được bảo vệ vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các địa phương ven biển.

Một góc đô thị Năm Căn - một trong 03 đô thị động lực của tỉnh.​​​​​​​

Ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), cho biết: “Hơn 10 năm qua, hạ tầng giao thông, điện lưới quốc gia ở địa phương được đầu tư kết nối, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao đời sống người dân. Xác định Rạch Gốc là điểm nhấn quan trọng trong khai thác biển của huyện nên các dịch vụ hạ tầng, hậu cần nghề biển cũng theo đó được triển khai quy mô”.

Tỉnh đang hướng đến phát triển khu, cụm công nghiệp ven biển, ưu tiên đầu tư Khu Kinh tế Năm Căn và mời gọi đầu tư Khu Công nghiệp Nam Sông Ðốc, Khu Công nghiệp Hoà Trung. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa tàu thuyền ở các cửa biển: Sông Ðốc, Khánh Hội, Rạch Gốc; triển khai đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp Tân Thuận, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm; đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn các huyện ven biển để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Ông Nguyễn Ðình Triểu, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), đánh giá: “Kinh tế biển là thế mạnh lớn nhất tại địa phương. Nhờ kinh tế biển mà thu nhập người dân tăng lên đáng kể. Từ việc trực tiếp khai thác, thu mua đến hậu cần nghề biển những năm gần đây cũng có bước tiến quan trọng. Qua đây đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương và khu vực khác”.

Ông Dư Thanh Sơn, chủ ụ tàu xã Khánh Hội (huyện U Minh), thông tin: “Mấy năm gần đây, nhờ được tạo điều kiện thuận lợi mà nghề cải hoán, đóng mới tàu của tôi liên tục mở rộng. Hiện, mới đầu năm 2022 nhưng đơn hàng đóng mới tàu từ 15 m đã nhận vài hợp đồng. Với năng lực hiện tại, mỗi năm chúng tôi có thể hạ thuỷ trên 10 tàu; ngoài ra còn xúc tiến cải hoán, sửa chữa hàng trăm chiếc mỗi năm”.

Một điểm nhấn quan trọng khác, Cà Mau đang tập trung đầu tư phát triển 3 đô thị động lực: TP Cà Mau, thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Ðốc; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Ðốc đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025. Tiếp tục phân kỳ đầu tư đô thị loại V ở các huyện ven biển; ưu tiên đầu tư các cụm kinh tế ven biển Tân Thuận, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm, Ðá Bạc, Khánh Hội, Tiểu Dừa.

Song song đó, tỉnh chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch vùng ven biển và các đảo có tiềm năng; khuyến khích đầu tư xây dựng một số khu nghỉ dưỡng ven biển và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch vùng ven biển để thúc đẩy phát triển du lịch. Xây dựng, phát triển đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, Khu Ramsar, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và các di tích lịch sử, văn hoá đặc sắc của tỉnh.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Là địa phương có chiều dài bờ biển khoảng 98 km, huyện đã và đang đón nhận 3 dự án điện gió đầy tiềm năng. Ðồng thời, địa phương đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế biển phù hợp với điều kiện thực tế, như đầu tư nâng cấp đội tàu vươn khơi; chuyển đổi công năng phương tiện khai thác gần bờ sang hình thức du lịch biển; phát triển cụm, khu du lịch cộng đồng...”.

Ngoài ra, các địa phương ven biển còn dự tính tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá; ưu tiên đầu tư, nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão, các cảng cá, bến cá tại các cửa biển tập trung nhiều tàu khai thác thuỷ sản như Sông Ðốc, Khánh Hội, Cái Ðôi Vàm, Rạch Gốc.

Nâng giá trị thương hiệu

Nuôi thuỷ sản theo hình thức công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường vùng nuôi; ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ vùng nuôi tôm siêu thâm canh; tiếp tục phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến; duy trì diện tích nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng; đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh... là những vấn đề trọng tâm Cà Mau đang hướng đến.

Ông Ðặng Ngọc Sơn, Tổng giám đốc Camimex, nhận định: “Ðiều kiện tự nhiên vùng Ngọc Hiển rất phù hợp mở rộng, đầu tư hình thức nuôi tôm sinh thái. Từ việc phát triển hình thức nuôi này sẽ nâng tầm giá trị mặt hàng tôm sú thương hiệu của vùng Ðất Mũi Cà Mau, vừa tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu sang thị trường khó tính. Song song đó, nông dân cộng hưởng nhiều huê lợi. Doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ”. Trên thực tế, Cà Mau đã tập trung phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được cấp các chứng nhận Naturland, BAP, EU, Selva Shrimp và VietGAP với tổng diện tích 19.000 ha/4.200 hộ dân, sản lượng tôm có chứng nhận trên 10.000 tấn/năm.

Song hành với khai thác và nuôi trồng, Cà Mau tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản theo hướng tăng tỷ lệ hàng tinh chế và hoàn thiện chuỗi giá trị. Ðẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ sản ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế. Ðẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thuỷ sản của tỉnh đối với thị trường mới, tiềm năng, đồng thời duy trì và gia tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường truyền thống. Ðến thời điểm hiện tại, Cà Mau không những chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu về số lượng, công suất các nhà máy chế biến thuỷ sản (hầu hết từ con tôm) mà còn tiên phong trong áp dụng thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, chất lượng, đa dạng hàng hoá, nhất là mặt hàng gia tăng nhằm tăng tính cạnh tranh, kể cả những thị trường khó tính, mở rộng thị trường mới, nâng tầm giá trị con tôm và làm lợi cho người nuôi tôm...

Nâng tầm phát triển kinh tế biển, Cà Mau tiếp tục hoàn thiện thủ tục mời gọi đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp Hòn Khoai; nạo vét cửa biển Bồ Ðề, khôi phục hoạt động Cảng Năm Căn; xây dựng mới Cảng biển Sông Ðốc thành cảng hàng hoá kết hợp với phát triển du lịch. Cùng với đó, phát triển đội tàu vận tải biển, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá qua các cảng biển của tỉnh. Khuyến khích đầu tư phát triển các tuyến vận chuyển hành khách, hàng hoá kết nối từ Năm Căn, Khai Long, Sông Ðốc ra đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du và ngược lại. Khai thác tốt các tuyến vận tải biển kết nối các tỉnh lân cận. Tập trung phát triển các cụm kinh tế biển kết nối tuyến đường trên đê biển Tây, đường Nam Sông Ðốc và đường trục chính Ðông Tây./.

 

 

V.Ðum - P.Phú - T.Nguyên - H.Diệu

BÀI 3: TỰ HÀO VƯƠN KHƠI

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.