ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 17:41:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Báo Cà Mau Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Mang văn hoá địa phương vào khởi nghiệp

Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường là một thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để các bạn trẻ chứng minh năng lực và sự sáng tạo của mình. Trong đó, ngành du lịch với mô hình homestay đang trở thành một xu hướng nổi bật, đặc biệt là các mô hình homestay đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá địa phương.

Bà Ngoại Homestay, tại ấp Tân Thành, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, là một ví dụ điển hình về việc phát triển sản phẩm du lịch quảng bá hình ảnh văn hoá, ẩm thực, con người Cà Mau đến du khách trong và ngoài nước từ góc nhìn người dân địa phương thông qua tour trải nghiệm “Một ngày làm người Cà Mau”.

Ấp ủ tình yêu với du lịch mang đậm bản sắc địa phương trong quá trình khởi nghiệp, chàng trai 9X Trần Văn Bì đã biến giấc mơ của mình thành hiện thực khi chính anh đã kết nối để đưa du khách nước ngoài đến và trải nghiệm “làm người dân Cà Mau”.

Anh Bì tâm tình: “Nếu mình phát triển khởi nghiệp của bản thân theo hướng du lịch như thời gian qua thì nó chỉ đi đến một chiều, khó níu chân du khách. Do vậy, khi chọn triển khai du lịch trải nghiệm, thật sự bản thân tôi đã trải qua nhiều thử thách. Ðặc biệt, khi thiết kế tour du lịch dành cho người nước ngoài thì càng gặp nhiều trở ngại. Vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ, rồi mình phải thiết kế ra sao để khách nước ngoài hiểu về văn hoá, ẩm thực, con người, đặc sản của vùng đất cực Nam Tổ quốc Việt Nam”.

Vượt qua những rào cản bước đầu khi khởi nghiệp từ du lịch trải nghiệm, anh Bì đã mang nếp sống, phong tục, văn hoá, tính cách của người Cà Mau sông nước hào sảng, thân thiện vào mô hình du lịch của mình. Trải nghiệm đi đám cưới, đi đám cúng cơm hay đi mò sò, bắt cua, xổ vuông tôm, nhổ bồn bồn, lấy mật ong... tất cả  được anh Bì thiết kế một cách chân thực, dân dã nhất để du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân Cà Mau trọn vẹn.

“Mình yêu Cà Mau, yêu cuộc sống dân dã nơi vùng sông nước quê mình, do vậy, khi mình làm du lịch, mình cũng muốn du khách được trải nghiệm đúng như thế. Khởi nghiệp xanh đối với mình là phải tạo ra những giá trị mang đậm bản sắc của Cà Mau, thân thiện với du khách gần xa. Chính điều này đã thôi thúc tôi làm du lịch không quá cầu kỳ, khuôn mẫu, mà làm sao để du khách khi đến đây sẽ cảm nhận được nếp sinh hoạt, cuộc sống thường nhật tại vùng đất trù phú tài nguyên với người dân chất phác và thân thiện”, anh Bì trải lòng.

Với cách nghĩ, cách làm hay từ mô hình khởi nghiệp, anh Bì đã thực sự mang đến một luồng gió mới về du lịch trải nghiệm. Vượt qua những thách thức trong quá trình khởi nghiệp của mình, chính anh Bì đã viết nên một câu chuyện thú vị về hành trình khẳng định bản thân thông qua khởi nghiệp từ chính việc mang văn hoá bản địa Cà Mau đến gần du khách trong và ngoài nước.

Kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm

Ðể có thể tạo ra những “bàn thắng” tại "sân nhà", nhiều bạn trẻ khi chọn khởi nghiệp “xanh” đã mạnh dạn, tự tin, dám đối mặt với thách thức để khẳng định bản thân mình. Với “Siro Húng Chanh Tâm Nhi - Ho không còn là nỗi lo”, Fouder (người sáng lập) Phạm Ngọc Huyền ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, đã thật sự mang câu chuyện khởi nghiệp của chính bản thân làm nên thành tích.

Chị Ngọc Huyền quan niệm: “Khái niệm khởi nghiệp xanh không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà đã trở thành một phong trào mạnh mẽ, khuyến khích những người làm kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững. Tôi tin rằng, trong bất kỳ lĩnh vực nào, nếu ta đặt tâm huyết vào những gì tự nhiên và chân thật nhất, ta sẽ tạo ra giá trị lâu dài. Không nản chí mà hãy tự khẳng định chính mình bằng những lúc vấp ngã và đứng lên từ khó khăn gặp phải. Hãy làm việc bằng cái tâm, bằng sự chân thành và kiên định. Và yếu tố quan trọng là phải tạo ra những giá trị sản phẩm thực sự khác biệt, tạo điểm nhấn độc đáo trong quá trình khởi nghiệp vì mình không có quá nhiều vốn, thị trường sẵn có”.

Vượt qua nhiều thách thức trong quá trình khởi nghiệp, chị Ngọc Huyền đã biến giấc mơ khởi nghiệp "xanh" thành hiện thực.

Vượt qua nhiều thách thức trong quá trình khởi nghiệp, chị Ngọc Huyền đã biến giấc mơ khởi nghiệp "xanh" thành hiện thực.

Siro Húng Chanh Tâm Nhi - một sản phẩm được làm từ 100% nguyên liệu thiên nhiên - chính là minh chứng rõ ràng cho tâm huyết, mong muốn tạo ra sản phẩm sạch, thân thiện với mọi nhà. Thế nhưng, hành trình khởi nghiệp của chị Phạm Ngọc Huyền cũng gặp phải nhiều thử thách khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh.

Nhiều lần thất bại trong cách pha chế, chiết xuất, định lượng siro... làm cho mùi vị sản phẩm chưa như mong đợi. Thế nhưng, với mong muốn tạo nguồn sản phẩm sạch trị ho cho các bé, chị Phạm Ngọc Huyền đã đem hết quyết tâm từ chính bản thân, cộng với sự động viên, khích lệ từ gia đình, tiếp tục cải tiến sản phẩm, cuối cùng cô dược sĩ đã gặt hái thành công. Chất lượng sản phẩm đã đạt yêu cầu, nhưng lúc này chị lại đối diện với những thách thức khác là tìm thị trường, marketing, sức ép từ giá thành, vốn, đối tác, nhân sự...

“Hành trình khởi nghiệp của mình cũng trải qua nhiều thách thức đôi lúc muốn bỏ cuộc. Nhưng rồi, nhờ mình chia sẻ cuộc sống chăm em bé của mình trên Facebook cá nhân, nhiều mẹ bỉm sữa tiếp cận được sản phẩm và tin tưởng. Từ kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, mình hy vọng các bạn trẻ khi khởi nghiệp, điều tiên quyết là phải tự tin vào bản thân, khai thác hết những thế mạnh, đam mê của mình. Thành công không chỉ nằm ở lợi nhuận mà còn nằm ở niềm tin của khách hàng và những giá trị tốt đẹp mà sản phẩm mang lại cho cộng đồng”, chị Ngọc Huyền chia sẻ.

Khởi nghiệp chính là một quá trình thử thách bản thân người thực hiện về kiến thức, kinh nghiệm và sự kiên trì, quyết tâm thực hiện đam mê. Chặng đường khởi nghiệp “xanh” của anh Bì, chị Huyền là những minh chứng câu chuyện khởi nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, thành quả mà họ nhận được sẽ là niềm tin, là động lực để họ thêm yêu và gắn bó với mảnh đất quê hương./.

 

Hằng My

Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.