ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 07:29:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khơi nguồn lực xã hội từ các phong trào thi đua yêu nước

Báo Cà Mau “Chủ tịch nước tặng 17 Huân chương Lao động, Chính phủ tặng 39 bằng khen, UBND tỉnh tặng 19 cờ thi đua, 638 bằng khen… cho các tập thể, cá nhân”, là kết quả khen thưởng mà đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đạt được qua 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2011-2015).

“Chủ tịch nước tặng 17 Huân chương Lao động, Chính phủ tặng 39 bằng khen, UBND tỉnh tặng 19 cờ thi đua, 638 bằng khen… cho các tập thể, cá nhân”, là kết quả khen thưởng mà đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đạt được qua 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2011-2015).

5 năm qua, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể của huyện Trần Văn Thời đã nỗ lực phấn đấu tuyên truyền, vận động các nguồn lực xã hội thực hiện các phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phát huy trí tuệ, chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó, tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, đời sống đại bộ phận Nhân dân được cải thiện, diện mạo nông thôn tươi sáng hơn, an ninh - quốc phòng được ổn định.

 Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

“Kế hoạch thi đua được UBND huyện quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, nhất là phát động trong đại bộ phận Nhân dân thi đua lao động, sản xuất, xây dựng nông thôn mới đã tạo thành phong trào rộng khắp với nhiều hoạt động thi đua thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, dễ thực hiện. Phong trào càng thiết thực, cụ thể thì hiệu quả càng cao. Và một trong những nhân tố quan trọng mang lại hiệu quả trong tổ chức các phong trào là sự quan tâm của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền có sự phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống nhấn mạnh.

Mô hình trồng cây ăn trái của nông dân xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời.      Ảnh: CHÍ THANH

Với thế mạnh về nông nghiệp, nông dân là lực lượng nòng cốt trong phong trào vận động Nhân dân vượt khó thoát nghèo. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã có bước phát triển khá toàn diện về nội dung, phương thức tổ chức. Toàn huyện có trên 28.000 lượt hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, bình quân mỗi hộ có tổng thu nhập từ 100-150 triệu đồng/năm.

Ðiển hình như hộ ông Nguyễn Hoàng Chiến, ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc thực hiện luân canh tôm - lúa. Với diện tích đất nuôi trồng 3,5 ha, ông Chiến xử lý nước đúng quy trình, lựa chọn con giống thích hợp, sạ lúa, gieo cấy lúa phù hợp với điều kiện thời tiết và sử dụng phân bón hợp lý… Hằng năm, tổng thu nhập của gia đình ông Chiến trên 200 triệu đồng (đã trừ chi phí đầu tư). Kinh tế gia đình phát triển, chuyện ăn học của con cái cũng được ông chăm lo chu đáo. Hiện cả 6 người con của ông đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định.

Triển khai liên tục

Qua 5 năm thực hiện các phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2011-2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của huyện Trần Văn Thời được giữ vững 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 20,5 triệu đồng/người (năm 2011 là 14,6 triệu đồng), sản lượng thuỷ sản năm 2014 đạt 136.940 tấn (năm 2011 đạt 120.000 tấn), thu ngân sách 5 năm đạt 538,39 tỷ đồng, 13/13 xã, thị trấn đã có đường ô-tô về đến trung tâm và đạt chuẩn quốc gia về y tế, hộ nghèo còn 4,81% (năm 2011 là 10,7%)...

Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Trần Văn Thời cũng đã phối hợp các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện quyết liệt các phong trào “Dân vận khéo”, vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, toàn huyện có 39.954/45.849 hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá, 113/157 ấp, khóm đạt chuẩn văn hoá, có 2 xã đang phấn đấu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay.

“Từ năm 2011 đến nay, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp các tổ chức thành viên vận động Quỹ Vì người nghèo được gần 34 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, huyện đã xây mới và sửa chữa trên 670 căn nhà Ðại đoàn kết, nhà người nghèo, nhà cho hộ đồng bào dân tộc. Qua đó, vận động Nhân dân hăng hái lao động, sản xuất, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương”, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Trần Văn Thời Trần Tứ phấn khởi.

 “Từ nay đến năm 2020, các phong trào thi đua yêu nước phải được triển khai thường xuyên, liên tục và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Ðồng thời, các đơn vị phải thường xuyên sơ, tổng kết phong trào để kịp thời khen thưởng, biểu dương các nhân tố tích cực, phổ biến, nhân rộng mô hình hiệu quả, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân lao động”, ông Võ Quốc Thống khẳng định./.

Mỹ Pha

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.