ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 19:35:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khôi phục vành đai xanh ven biển

Báo Cà Mau (CMO) Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển là giải pháp căn cơ để hạn chế sạt lở mà Cà Mau tập trung nguồn lực thực hiện nhiều năm qua bằng nhiều giải pháp từ công trình cho đến phi công trình. Sau nhiều nỗ lực, đến thời điểm này nhiều dự án mang lại hiệu quả tích cực, nhiều khu vực đai rừng phòng hộ được phục hồi.

Xót xa khi chứng kiến hàng trăm héc-ta đất và rừng phòng hộ từ Tây sang Đông hàng năm bị cuốn trôi ra biển, lo lắng cho cuộc sống và sản xuất của hàng trăm hộ dân bên trong… khoảng 10 năm trở lại đây, hàng loạt các dự án gây bồi tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ đã được tỉnh triển khai thực hiện.

Phục hồi vành đai xanh 

Khu vực vàm Lung Ranh, xã Khánh Tiến là điểm nóng về tình trạng sạt lở của huyện U Minh. Nơi đây, đai rừng phòng hộ đã mất hoàn toàn, sóng biển đánh trực tiếp vào thân đê, nguy cơ vỡ đê luôn trong tình trạng báo động đỏ, tỉnh phải triển khai các giải pháp hộ đê khẩn cấp… Đó là câu chuyện của khoảng 10 năm trước. Để cứu đất, khôi phục rừng và bảo vệ đời sống người dân, vào năm 2010, tỉnh đã đầu tư thí điểm 300 m kè ngầm tạo bãi nơi đây.

Qua bao năm vật lộn với những cơn sóng to gió lớn, đến nay giải pháp này đã mang lại hiệu quả tích cực. Bên trong kè chẳng những phù sa vào gây bồi tự nhiên nhanh mà nhiều loại cây đặc trưng của rừng ngập mặn như mắm, đước đã tái sinh và phát triển tốt. Nhìn thấy cảnh này, ông Nguyễn Văn Toàn, Ấp 4, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, không giấu được niềm vui, chia sẻ: "Nhìn thấy rừng cứ lấn dần ra biển theo từng năm thì ý định di dời đi nơi khác cũng không còn. Trước đây, dù ở trong đê nhưng không sao ngủ được, một phần vì lo lắng đê bị vỡ, một phần vì sóng biển đánh trực tiếp vào đê ầm ầm suốt ngày đêm, giờ hoàn toàn yên tâm".

Khu vực Đất Mũi là một điển hình cho những nỗ lực giữ đất, khôi phục rừng của tỉnh. Trước tình trạng sạt lở nhanh, từng có nhiều ý kiến cho rằng Đất Mũi sẽ mất. Nhưng kể từ khi đoạn kè ly tâm nơi đây được hoàn thành vào năm 2014 đến nay đã chứng minh điều ngược lại, phù sa bồi lắng tạo thành bãi và rừng đước dần phục hồi.

Từng là điểm nóng về tình trạng sạt lở, nhưng kể từ khi có kè ly tâm tạo bãi đến nay, rừng khu vực vàm Lung Ranh đã được khôi phục.

Trước thực tế hơn 100 km bờ biển từ Đông sang Tây luôn trong tình trạng sạt lở, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, ngân sách của địa phương và các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nỗ lực khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu với nhiều giải pháp. Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tô Quốc Nam cho biết, tỉnh đã áp dụng nhiều giải pháp, nhiều công nghệ từ công trình cho đến phi công trình nhằm tìm phương án tối ưu nhất, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm trong việc khắc phục sạt lở ven biển, khôi phục rừng phòng hộ.

Công nghệ kè đê trụ rỗng là một minh chứng cho nỗ lực của tỉnh. Cuối năm 2016, Viện Thuỷ công đã triển khai thí điểm tuyến kè đê trụ rỗng đoạn từ vàm Đá Bạc đến cống Kênh Mới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Sau hơn 2 năm đưa vào sử dụng, công trình phát huy hiệu quả, lượng phù sa lắng đọng lại phía trong đê trụ rỗng đã hình thành bãi bồi, cây mắm bắt đầu phát triển, có thể trồng thêm rừng phòng hộ. Hiển nhiên khi rừng được phục hồi tuyến đê sẽ được bảo vệ ổn định. Điều đặc biệt, giải pháp công nghệ đê trụ rỗng với mức đầu tư 18-19 tỷ đồng/km, thấp hơn so với hơn 30 tỷ đồng như trước.
 Thời gian qua, tỉnh đã triển khai được hơn 23 km kè với tổng nguồn vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng bằng các giải pháp công trình. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đánh giá, các đoạn đã có kè giảm sóng từ xa, việc khôi phục rừng phòng hộ đều đạt hiệu quả, rừng phía sau kè chắc chắn sẽ được phục hồi.

Tập trung mọi nguồn lực

Dù sức đầu tư đã giảm xuống gần một nửa, nhưng với chiều dài sạt lở hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, khôi phục rừng phòng hộ rất nặng nề. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhận định, với sức đầu tư như hiện nay, trong khi sạt lở nguy hiểm của tỉnh khá dài (biển Tây có 17 km, biển Đông hơn 40 km) thì nhu cầu và sức đầu tư cho việc bảo vệ bờ biển vô cùng lớn. Điều này cho thấy việc khắc phục sạt lở, khôi phục rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ rất nặng nề mà tỉnh đã và sẽ tập trung mọi nguồn lực để thực hiện.

Không chỉ triển khai các dự án kè, hiện tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng và nâng cấp đê biển Tây để bảo vệ đời sống, sản xuất của người dân bên trong.

Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm mức đầu tư từ 32 tỷ đồng/km hiện xuống chỉ còn 18 tỷ đồng/km. Về mặt công nghệ, đã phát triển được rất nhiều giải pháp, từ cây gỗ địa phương, kè rọ đá cho đến kè bản nhựa, đê trụ rỗng, vật liệu đúc sẵn; Từ bê tông cốt thép trước kia giờ chuyển sang bê tông cốt sợi để chống bị ăn mòn, gỉ sét trong môi trường nước mặn và có thể bốc dỡ, di dời đi nơi khác khi hoàn thành nhiệm vụ…

Không chỉ phụ thuộc vào kinh phí, việc thi công các công trình trên biển cũng như trồng rừng ven biển phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thực tế đã có không ít công trình phải chậm tiến độ, rừng trồng và hàng rào giảm sóng bị thiệt hại do sóng, gió bão, áp thấp nhiệt đới, cụ thể là Dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 26/8/2015. Tuy nhiên, chỉ qua hơn 3 năm dự án đã phải qua 2 lần điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế diễn biến của thời tiết.

Không chỉ vậy, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, thiên tai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về rừng…, ông Nam cho biết tỉnh còn tập trung giải quyết đồng thời sinh kế cho người dân ven biển thông qua các mô hình sản xuất, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào rừng. Cách làm thiết thực này góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống, giảm số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hàng năm./.

Hơn 23 km kè ven biển được triển khai xây dựng cùng nhiều dự án khác như: Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020; Dự án gây bồi và trồng cây ngập mặn bảo vệ bờ biển khu vực Đất Mũi; Dự án chống xói lở, gây bồi và trồng cây ngập mặn bảo vệ bờ biển khu vực huyện Trần Văn Thời..., đến nay, tỉnh đã khôi phục được hơn 709 ha rừng phòng hộ ven biển. Theo mục tiêu đến năm 2020, tỉnh nỗ lực khôi phục hơn 1 ngàn héc-ta rừng ngập mặn.

Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.