ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 09:56:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không còn cuộc chiến “việc nhà”

Báo Cà Mau (CMO) Có thể nói rằng, quan niệm việc nội trợ là của các bà hầu như đã lỗi thời. Bây giờ, cánh đàn ông vào bếp hay đi chợ cũng không còn ngại ngần như xưa.

Bình đẳng trong gia đình

Ông Võ Minh Trí, Chủ tịch Nghiệp đoàn bốc xếp phường 7, TP Cà Mau, vui vẻ kể: “Lúc trước do cuộc sống chật vật tôi cứ mải miết kiếm tiền lo cho gia đình, do nghĩ mình là trụ cột gia đình, vợ phải gánh chuyện nhà cửa, nghĩ lại thương vợ rất nhiều. Bây giờ sáng nào đi làm tôi cũng bắt sẵn nồi cơm, tan ca tôi chỉ việc ghé chợ mua cá, thịt về nấu là xong buổi. Vợ tôi mê nhất là món cá kho tiêu của tôi. Tôi thấy bây giờ đa số người chồng không còn coi chuyện nội trợ là của riêng vợ mình”.

Thời buổi hiện đại này có rất nhiều vấn đề, phải lao động, phải kiếm sống nhưng công việc gia đình, nội trợ thì vẫn phải làm. Anh Nguyễn Thành Lập, nhân viên Sở Nội vụ, cho rằng, hầu hết những cặp vợ chồng trẻ ngày nay đều đồng ý cách san sẻ việc nhà, nhưng đó chỉ là khi có điều kiện ở riêng. Anh nói: "Nếu người vợ không đi làm, lo cho con cái, cơm nước thì người chồng phải lo đi làm kiếm tiền, nên ít khi nào tham gia vào công việc gia đình, nội trợ. Còn nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm thì phải chia việc cho cả hai".

"Phụ nữ ở thành phố ngày nay muốn chồng chia sẻ nhiều hơn về công việc, kiểu như vợ rửa chén thì chồng quét nhà..., có nghĩa là chỉ cần chồng chia sẻ một chút trong công việc mình đề nghị. Tuy nhiên, vẫn còn chuyện người phụ nữ phải đi làm, sáng cả hai vợ chồng cùng đi làm, nhưng khi về thì người phụ nữ bận rất nhiều, phải nấu cơm rồi lại còn phải giặt giũ...”, ông Lập nói.

Ông Võ Minh Trí hàng ngày đi chợ, nấu cơm đỡ đần vợ con.

Thử tìm hiểu nguyên nhân

Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” trong bối cảnh xa xưa không còn phù hợp, nhưng vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình hôm nay. Thực tế, trong các gia đình hôm nay, việc xây nhà hay xây tổ ấm không thể phó thác cho người này hay người khác mà phải là việc của cả hai người.

Hình ảnh hàng ngày trong mỗi gia đình sau khi rời cơ quan: Người vợ tất bật, luôn chân luôn tay việc nhà, còn người chồng thì thư thái ngồi đọc báo, xem ti vi… khá quen thuộc, đến mức nhiều người không còn thấy vô lý. Thực tế, cũng có không ít phụ nữ chấp nhận hình ảnh này và coi việc nhà là việc của chính mình, không kêu than, trách móc.

Theo ông Lâm Minh Phụng, Trưởng Ban Tuyên giáo nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh, một nguyên nhân nữa khiến phần lớn đàn ông coi việc nhà là công việc dành riêng cho phụ nữ, vì quan niệm xưa việc nhà là việc vặt, còn đàn ông làm việc lớn trong đời. Nhưng việc vặt thì diễn ra triền miên, hết ngày này đến tháng khác. Trong bối cảnh hiện nay, chia sẻ việc nhà với người phụ nữ là rất cần thiết, bởi nó thể hiện bình đẳng giới. Đàn ông làm việc nhà không khiến họ mất đi hình ảnh mạnh mẽ, nam tính… mà ngược lại, hình ảnh người đàn ông cùng làm việc nhà khiến phụ nữ cảm thấy mình được chia sẻ, cảm thông, trách nhiệm cùng vun vén xây đắp hạnh phúc gia đình... Giá trị của hạnh phúc đôi khi chúng ta cứ ngỡ phải tìm kiếm ở đâu thật xa, thật khó khăn mà không nghĩ rằng nó được hình thành, xây đắp từ những điều giản dị, nhỏ bé nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Để có được mái ấm gia đình, tránh sự xung đột, mâu thuẫn phát sinh từ những chuyện lặt vặt, cả hai vợ chồng đều phải chia sẻ cho nhau việc nội trợ như câu “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Dường như đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về người đàn ông trong suy nghĩ của phụ nữ. Họ cho rằng đàn ông cùng chia sẻ việc nhà không mất đi nam tính mà còn thể hiện trách nhiệm với gia đình./.

Trương Mỹ

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.