ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 11:31:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm giàu đâu có khó…

Báo Cà Mau Gần chục năm nay, bên bờ sông Lung Ngang, thuộc địa phận ấp Nhà Dài, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, cơ sở sản xuất rập cua Kim Thành ngày nào cũng nhộn nhịp. Tiếng cắt lưới, bẻ khuôn… hoà lẫn cùng tiếng nói, cười của mấy chục công nhân rộn ràng cả một đoạn sông.

Gần chục năm nay, bên bờ sông Lung Ngang, thuộc địa phận ấp Nhà Dài, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, cơ sở sản xuất rập cua Kim Thành ngày nào cũng nhộn nhịp. Tiếng cắt lưới, bẻ khuôn… hoà lẫn cùng tiếng nói, cười của mấy chục công nhân rộn ràng cả một đoạn sông.

Có ai ngờ ở vùng quê nghèo heo hút này, người lao động nghèo lại có được một cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình như thế. Và càng không ai ngờ chủ cơ sở ấy lại là một người phụ nữ xuất thân từ nghèo khó. Chị vẫn chưa bước qua tuổi 40.

Đồng lòng tát biển đông

Chị Trần Kim Huệ sinh ra và lớn lên tại ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước. Lập gia đình năm 1999 trên quê hương thứ hai ấp Nhà Dài, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, được gia đình nhà chồng cho 5 công đất sản xuất, do trồng lúa không có hiệu quả, chị cùng chồng là anh Mai Hữu Thành phải đến Lâm ngư trường Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, làm thuê kiếm sống.

Công nhân cắt sắt, bẻ khuôn.

Mấy năm vất vả nơi xứ người, làm đủ nghề để mưu sinh nhưng cuộc sống vẫn chưa hết khốn khó. Đến năm 2001, Nhà nước chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm, vợ chồng chị Huệ trở lại quê hương để cải tạo phần đất của mình và nuôi tôm.Do không am hiểu về kỹ thuật, diện tích đất ít nên những năm đầu nuôi tôm truyền thống, với 5 công đất thu nhập đủ ăn là chuyện khó.

Nhiều đêm trăn trở suy nghĩ tìm kế sinh nhai, vài lần đến chợ Chà Là, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi thấy bà con bán rập cua làm bằng khuôn tre, chị Huệ nảy sinh ý tưởng đan rập cua xếp bằng dây chì và lưới; ban đầu là để đặt cua trong vuông nhà, sau thấy có hiệu quả nên quyết định làm bán cho người dân trong xã. Thời điểm đó, chị đan rập bằng thủ công, mỗi ngày hai vợ chồng bẻ dây chì, cắt lưới, may rập đến tối mịt chỉ làm được 3-4 cái bán cho bà con trong ấp.

Từ hiệu quả sử dụng, giá thành thấp đã thu hút bà con nông dân các ấp lân cận đến đặt làmc, mỗi hộ từ 5-10 cái. Vốn ít, để có nguyên liệu làm ra rập cua, chị Huệ phải đến thành phố Cà Mau mua mỗi tuần 10 kg lưới và 50 kg dây chì.

Vừa bán vừa để sử dụng trong vuông tôm gia đình, vợ chồng chị mày mò tự nghiên cứu cải tiến mẫu mã, cấu tạo của rập ngày càng hiệu quả hơn. Vì thế, ban đầu, rập cua của gia đình chị Huệ làm ra chỉ tiêu thụ trong ấp, với số lượng ít, dần dần người dân các xã Quách Phẩm, Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Duyệt, Trần Phán… cũng đến đặt chị làm rập cua. Chị còn nhận nhiều đơn hàng cung cấp rập cua cho các cơ sở kinh doanh tại chợ Chà Là, xã Trần Phán; chợ Cái Keo, xã Quách Phẩm; chợ Thanh Tùng, xã Thanh Tùng; chợ ấp 9, xã Tân Duyệt…

Nhận thấy công việc làm ăn này ổn định và có thể phát triển lâu dài, năm 2006, vợ chồng chị Huệ mở rộng quy mô sản xuất, thành lập cơ sở đan rập cua Kim Thành. Cùng thời điểm này, chị đã xây dựng được ngôi nhà cơ bản, mở rộng cơ sở sản xuất rập cua Kim Thành, tạo việc làm cho 40 công nhân, trong đó có khoảng 20 người nhận rập về nhà làm. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, chị không còn đan rập thủ công, mà đã trang bị một số máy động cơ dùng để cắt, uốn dây chì nên năng suất, sản lượng tăng lên đángkể.Hiện tại, mỗi ngày cơ sở Kim Thành cho ra sản phẩm hoàn chỉnh từ 700-800 rập, có lúc lên đến 1.000 rập khi đơn hàng nhiều. Mỗi cái rập, trừ đi tấtcả các khoản chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chị Huệ còn lời chỉ khoảng 1.000 đồng. Chị trần tình: “Nghề này kể ra cũng vất vả, thu nhập không cao nhưng nhờ số lượng nhiều. Lúc trước, ít công nhân, ngày nào hai vợ chồng tôi cũng phải làm đến 1-2 giờ sáng, giờ thì khỏe hơn rồi. Tôi nghĩ rằng, đã làm thì phải làm có chất lượng và giữ uy tín với khách hàng, có như vậy mới kinh doanh lâu dài được”.

Rập cua của cơ sở Kim Thành hiện rất đa dạng về chủng loại (khung sắt trơn, khung ép nhựa, khung inox, khung luồn ống nhựa; rập tròn, rập vuông), theo đó giá thành cũng khác nhau, nhưng phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nông thôn, trung bình từ 20.000-70.000 đồng/cái. Ngoài ra, Kim Thành còn sản xuất nhá cho tôm ăn và kiểm tra tôm.

Chị Huệ cho hay: “Đầu ra của sản phẩm rất ổn định, lúc vào mùa thu hoạch đơn hàng rất nhiều, công nhân phải làm đến 9-10 giờ đêm mới đủ số lượng giao cho khách. Nhiều lúc phải từ chối đơn hàng vì không đủ người làm".

Quy mô sản xuất mở rộng, khách hàng ngày càng đông, vợ chồng chị Huệ không phải tự mình đi mua nguyên liệu mà đặt hàng từ TP Hồ Chí Minh chở về tận nhà, mỗi tuần khoảng 5 tấn dây chì, sắt và 3 tấn lưới. Và Tổ hợp tác Kim Thành ra đời, mở ra bước ngoặt mới thay đổi cuộc sống gia đình chị Huệcũng như nhiềuhộ dân trong ấp, trong xã. Sản phẩm của chị giờ không chỉ có mặt tại các chợ trên địa bàn huyện Đầm Dơi mà còn cung cấp đến huyện Năm Căn, Cái Nước, TP Cà Mau và các huyện thuộc tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu…

“Nhờ có Kim Thành, gia đình tôi không còn chật vật”

Chị Phan Thanh Nhanh, ngụ ấp Nhà Dài, xã Quách Phẩm Bắc, tay vừa thoăn thoắt bao lưới vào khung rập vừa tâm sự. Cạnh bên là bé Nguyễn Chí Toàn, 14 tuổi, con trai chị, cũng đang may rập với động tác rất nhanh và chuyên nghiệp không kém gì một người thợ. Toàn cho biết, năm nay em lên lớp 8, học một buổi, còn một buổi đến đây phụ mẹ đan rập cua kiếm thêm thu nhập cho gia đình và trang trải chi phí học tập. Công việc cũng nhẹ nhàng, vừa giúp mẹ kiếm tiền vừa không phải phí thời gian vào những trò chơi trẻ con vô bổ, thậm chí độc hại như game online. Chị Nhanh cho biết, không chỉ phụ mẹ công việc đan rập cua, về nhà Toàn còn giúp mẹ rất nhiều việc nhà như chăm sóc đàn gà, đàn vịt. Tuy vậy, em vẫn sắp xếp thời gian học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. “Với giá nhân công tính theo sản phẩm 1.700 đồng/cái, mấy tháng hè, hai mẹ con đan rập cua thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Cuộc sống nhờ vậy cũng ổn định hơn trước nhiều”, chị Nhanh phấn khởi.

Chị Phan Thanh Nhanh (áo đỏ) may rập cua, mỗi tháng thu nhập vài triệu đồng.

Ở cơ sở Kim Thành không chỉ có gia đình chị Nhanh mà còn có nhiều gia đình khác đến làm công. Vợ, chồng, con cái vừa làm, vừa trò chuyện rôm rả. Hoá ra cơ sở Kim Thành không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong ấp, hạn chế tình trạng lao động thất nghiệp phải đi tận Bình Dương, Đồng Nai tìm kế mưu sinh, mà đây còn là nơi gắn kết tình cảm gia đình, giúp các thành viên chia sẻ trách nhiệm, gần gũi, thông cảm và hiểu nhau hơn.

Vốn xuất thân từ nghèo khó nên chị Huệ rất thông cảm với những khó khăn vất vả của người nghèo. Ai có nhu cầu công việc chị đều đáp ứng, làm tại chỗ hay nhận về nhà làm đều được. Có điều, sản phẩm công nhân làm xong phải được chính tay chị kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi anh Thành, chồng chị chở đi giao cho khách hàng.

Người phụ nữ với dáng người nhỏ bé nhưng ẩn sâu bên trong là một nghị lực sống mạnh mẽ vô cùng. Có ai ngờ với sức vóc như thế, mà chị từng trải qua bao công việc vất vả, từng phải đi sên đất mướn trong vuông tôm. “Chính trong những lúc khó khăn nhất, ý chí vươn lên trong tôi lại trỗi dậy mạnh mẽ. Tôi tự nhủ, mình sẽ vượt khó từ hai bàn tay này. Suốt gần 10 năm vợ chồng quần quật từ sáng sớm đến tận khuya, mày mò sáng chế, cải tiến rập cua, cuối cùng tôi đã thành công”.

Điều chị vui mừng và cảm thấy mình sống có ích là không chỉ làm giàu cho gia đình, chị còn giúp cho 40 công nhân lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm, thu nhập ổn định, trong đó có 10 lao động, làm thuê từ tỉnh Bình Dương về, hiện thu nhập của những lao động này từ 3-4 triệu đồng/tháng, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự ở địa phương.

Anh Nguyễn Thanh Kỷ, ở ấp Nhà Dài, xã Quách Phẩm Bắc, bộc bạch: “Gia đình tôi trước đây đi lao động ở tỉnh Bình Dương. Bản thân tôi làm mỗi tháng trên 4 triệu đồng, nhưng tháng nào hết tháng đó do nhu cầu sinh hoạt, điện, nước, nhà trọ,… có lúc không còn tiền để về quê. Hơn 3 năm nay,tôi về làm công nhân cho cơ sở sản xuất rập cua Kim Thành. Tuy thu nhập mỗi tháng hơn 3 triệu đồng, nhưng được gần nhà nên ít tốn kém chi phí, tiết kiệm xây dựng được nhà ở, mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình, điều quan trọng nhất là có thể chăm locho các con ăn học”.

Phó Chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Bắc Lê Khắc Phi nhận định: “Tổ hợp tác sản xuất rập cua Kim Thành đã giúp nhiều gia đình và thành viên vươn lên một cách bền vững. Từ sơ sở này, nhiều chị em đã học được nghề và tự mình mở cơ sở riêng, tạo cuộc sống ổn định”.

40 công nhân trong tổ hợp tác Kim Thành được chị Huệ xem như những thành viên trong gia đình. Khi ai đó gặp khó khăn, bệnh hoạn, chị sẵn lòng giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần. Chị còn thành lập tổ hùn vốn xoay vòng có 11 hội viên tham gia. Mỗi tháng một hội viên góp vào 100.000 đồng, số tiền này sẽ cho vay xoay vòng với lãi suất thấp để tăng nguồn vốn lên dần. Riêng vợ chồng chị, ngoài cơ sở này còn sở hữu trong tay 10 công đất nuôi tôm cho thu nhập ổn định.

Chị Trần Kim Huệ kiểm tra kỹ lưỡng từng cái rập trước khi giao cho khách hàng

37 tuổi đời với cơ nghiệp vững chắc, những gì chị Trần Kim Huệ làm được không phải người phụ nữ nào cũng làm được. Và danh hiệu “Người phụ nữ sáng tạo” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng cho chị năm 2015 là hoàn toàn xứng đáng.

Qua mùa khô năm sau, vợ chồng chị Huệ sẽ xây dựng lại cơ sở sản xuất, mở rộng hơn, trang bị thêm máy móc và tuyển thêm công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển…

Phóng sự của Thùy Trâm – Trần Danh

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.