ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 20:12:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan toả các phong trào thiện nguyện

Báo Cà Mau (CMO) Hoạt động thường xuyên và âm thầm, những phong trào thiện nguyện ngày càng lan toả sâu rộng. Từ căn nhà đủ che nắng, mưa hay những chiếc áo, quyển sách, gói mì… sự chia sẻ, giúp đỡ xoa dịu phần nào khó khăn của những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống.

Đặc biệt, một tín hiệu vui hơn, thời gian qua, những chương trình thiện nguyện ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Không chỉ chia sẻ tình yêu thương, mỗi chương trình đi qua giúp họ ngày càng trưởng thành, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội.

Người trẻ làm tình nguyện

Lâm Thị Ngọc Trâm là sinh viên năm 3 ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau. Không may mắn như những người bạn cùng trang lứa, Trâm sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha từ năm học lớp 5. Vào đại học, mọi trang trải chi phí học tập đều do Trâm tự kiếm từ công việc bán nón bảo hiểm tại góc đường.

Nhiều người nghĩ rằng, cô gái khó khăn như Trâm sẽ chọn cách sống khép kín, lo cho bản thân hơn. Vậy mà ngược lại, có lẽ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nên cô gái nhỏ nhắn ấy luôn đồng cảm và có một suy nghĩ phải chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình. Chính vì vậy, ngoài tham gia câu lạc bộ công tác xã hội tại trường mình học, Trâm còn tham gia nhóm "Cây kẹo yêu thương" do những người bạn của mình thành lập.

Nhóm Cây kẹo yêu thương trong lần làm công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau.

Nhóm thường kêu gọi quyên góp sách, quần áo cũ để bán lấy tiền gây quỹ và mua quà tặng các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Những dịp như năm học mới, lễ, Tết... nhóm đều có các chương trình đóng góp thêm của cá nhân để mua quà cho các em nhỏ, người già neo đơn.

Trâm cho biết: “Những lần tham gia chương trình tình nguyện, gặp các bạn nhỏ mồ côi thiếu thốn tình thương như gặp lại chính mình, điều đó luôn thôi thúc bản thân phải làm gì đó để họ đỡ tủi thân hơn. Sau nhiều hoạt động thiện nguyện cả trong trường lẫn bên ngoài, mình như có thêm nghị lực, niềm tin vào cuộc sống, rằng mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người, cố gắng phấn đấu nhiều hơn”.

Cũng giống như Ngọc Tâm, Dương Phát, chàng trai 24 tuổi (Phường 8, TP. Cà Mau) năng động và đầy nhiệt huyết, hiện Phát là thành viên của nhóm thiện nguyện Hoa kim cương. Phát cho biết, tham gia nhóm thiện nguyện  được 1 năm và đã có nhiều chuyến đi về các vùng nông thôn. "Một số nơi bà con thật sự còn rất khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ. Mỗi chuyến đi đều là một kỷ niệm đáng nhớ, vất vả cũng có, niềm vui cũng có. Những phần quà được mang đến cho bà con tôi thấy rất có ý nghĩa,  giúp mình sống có trách nhiệm hơn với bản thân. Mình nghĩ đây là điều kiện và môi trường rèn luyện bản thân rất tốt, giúp mình biết chia sẻ nhiều hơn. Mong rằng thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa các bạn trẻ tham gia vào các chương trình thiện nguyện", Phát bày tỏ.

Phát huy tinh thần của tuổi trẻ nhiệt huyết, năng động, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu quan tâm, tham gia nhiều hoạt động hướng đến lợi ích cộng đồng, sống chia sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Nhiều câu lạc bộ, nhóm bạn trẻ đã tự thành lập, tham gia các chương trình tình nguyện. Những món quà gồm quần áo cũ, sách, tập vở... được trao đến tay học sinh nghèo. Các bạn còn là nhịp cầu kết nối để những hoàn cảnh khó khăn được nhiều người biết đến, giúp đỡ. Chị Quách Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Huyện đoàn U Minh, cho biết: “Hiện nay, ngoài các chương trình, hoạt động công tác xã hội của Đoàn phát động, các bạn thành lập nhóm có tên Trái tim yêu thương để làm các chương trình thiện nguyện. Chỉ mới thành lập 1 năm nhưng nhóm có 30 thành viên, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngoài kêu gọi quyên góp, thăm, tặng quà, nhóm còn góp sức thực hiện những hoạt động chung ở địa phương”.  

Gia đình ông Sơn Hên, Ấp 7, xã Khánh Hoà, huyện U Minh ấm áp trong căn nhà mới.

Mang niềm vui đến người nghèo

Vợ chồng ông Sơn Hên (Ấp 7, xã Khánh Hoà, huyện U Minh) không đất sản xuất, kinh tế gia đình trông chờ vào việc làm thuê. Sức khoẻ kém, hiện tại vợ chồng ông Hên còn chăm só 3 đứa cháu ngoại. Cách đây vài năm, đứa lớn nhất học hết lớp 9, vì điều kiện khó khăn đã nghỉ học đi làm thuê. 2 đứa nhỏ cũng chật vật với việc học hành vì cái nghèo và đường sá cách trở.

Căn nhà chẳng có đồ đạc gì quý giá ngoài 2 cái giường đã cũ cùng 1 cánh cửa gỗ đã bể 1 bên được đặt làm cái bàn tạm. Mấy hôm nay, trong ngôi nhà ấy đã thắp lên niềm hy vọng mới. Bà Huỳnh Thị Đào, vợ ông Hên, kể: “Trước đây căn nhà lụp xụp, dột nát mỗi khi trời mưa gió. Nhà ở giữa ruộng nên không có điện, 2 đứa cháu bà đi học cũng phải đi bộ một quãng đường đất, chuyện mưu sinh vất vả. Giữa lúc khó khăn, túng quẫn nhất, vợ chồng tôi được giúp đỡ xây dựng căn nhà lành lặn, tươm tất như hôm nay". 

Với em Danh Thảo Nguyên, Ấp 6, xã Khánh Lâm, huyện U Minh những ngày qua cũng không giấu được vui mừng. Nguyên hiện học lớp 3, Trường Tiểu học Võ Trường Toản, 3 chị em Nguyên mồ côi cha và sống nhờ vào sự bảo bọc của ông bà ngoại. Căn nhà Khăn quàng đỏ; những bộ quần áo học sinh, chiếc xe đạp, cái bàn học được các anh chị trong nhóm Trái tim yêu thương tặng với chị em Nguyên như một món quà quý, giúp các em khởi đầu năm học mới nhiều thuận lợi. 

Bà Lý Thị Hiên, ngoại của chị em Nguyên, bộc bạch: “Mỗi món đồ dù mới hay cũ, nhỏ hay lớn đối với bà cháu chúng tôi đều quý giá”.

Mỗi người mỗi câu chuyện và một số phận khác nhau, song, những mảnh đời thiếu may mắn ấy trong cuộc sống sẽ ấm lòng và hạnh phúc hơn với những hành động chia sẻ của những người xung quanh, dù là nhỏ nhất./.

Kim Chi

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.