ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:45:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làng chài qua thời gian khó

Báo Cà Mau (CMO) Từ một ấp khó khăn, giờ đây ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn đã mang một diện mạo mới. Hiện ấp chỉ còn 76/563 hộ nghèo, đời sống người dân ngày càng nâng lên.

“Toàn ấp có 563 hộ, 76 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo, 2.170 nhân khẩu, trong đó khu tái định cư có 300 hộ được Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Sĩ hỗ trợ đầu tư nhà ở và các tiểu dự án sinh kế. Bà con nơi đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản, hiện có 55 phương tiện đánh bắt, đa số hoạt động ổn định, có thu nhập khá, nhiều hộ sắm thêm tàu mới, trang bị ngư cụ hiện đại hơn”, Bí thư Chi bộ ấp Hố Gùi Nguyễn Văn Khởi cho biết.

Xa rồi mùa sạt lở

Gia đình ông Ngô Văn Giữ sở hữu chiếc tàu công suất 90 CV.

Trong ký ức của người dân khi chưa về khu tái định cư là nỗi lo thấp thỏm trước sự tấn công của sạt lở. Những ngày ở ngoài cửa biển, nhiều lần họ chứng kiến ngôi nhà là tài sản duy nhất của mình trong phút chốc bị nhấn chìm. Đó là nỗi ám ảnh mỗi khi đến mùa sạt lở.

Ông Ngô Văn Giữ quê ở Đầm Dơi, sau khi cưới vợ về xứ Hố Gùi này sinh sống. Ông Tư Giữ nhớ như in: “Hồi mới về đây, tôi không hình dung cuộc sống cơ cực của vùng quê hẻo lánh này. Lúc đó đâu đâu cũng là nhà sàn vách lá tạm bợ, cứ mùa mưa là không ai dám ở trong nhà. Đến đêm người lớn không ngủ được vì sợ sạt lở chạy không kịp".

"Tôi sống ở đó hơn 10 năm, năm nào cũng chứng kiến cảnh những ngôi nhà bị vùi sâu dưới sóng biển khi đến mùa mưa bão. Có thời điểm, nhà tôi bị nước cuốn trôi không còn thứ gì”, ông Tư kể.

“Có lẽ Hố Gùi sẽ mãi như vậy nếu không có sự hỗ trợ đầu tư của Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Sĩ vào năm 2005. Tôi còn nhớ như in, hôm đó cả xóm bất ngờ rộn ràng như ngày hội, ai nấy đều vui mừng bởi người dân không chỉ được di dời ra khỏi vùng sạt lở mà còn được tham gia các dự án sinh kế. Đó là động lực để người dân trong xóm thi đua, phát triển kinh tế, giảm nghèo”, ông Tư Giữ nhớ lại.

Là người gốc ở Bạc Liêu, ông Dương Minh Chiến cùng gia đình về Hố Gùi lập nghiệp. Ông Chiến tâm sự: “Lúc mới về vùng đất mới, cuộc sống gặp nhiều vất vả. Đường sá đi lại khó khăn, đến mùa sạt lở nước ngập lên đến đầu gối. Phương tiện đánh bắt thì thô sơ. So với trước đây, cuộc sống của chúng tôi thay đổi rất nhiều. Bà con ai nấy đều phấn khởi, về nơi ở mới được mở mang hơn, những đêm mưa bão chạy sạt lở chỉ còn trong hoài niệm, các cháu nhỏ có điều kiện đến trường”.

Ông Chiến nhớ lại: “Hồi đó khổ lắm, gạo phải đong từng lon thì làm gì có tiền cho tụi nhỏ học. Tôi có 4 đứa con, đứa học cao nhất lớp 5, phải nghỉ theo cha mẹ phụ nghề sông nước. Ngày xưa làm gì có điện như bây giờ, đa phần sử dụng đèn dầu hoặc bình sạc để thắp sáng".

Thời gian khó đã qua, thôn xóm rộn ràng hơn, niềm vui thắp lên khuôn mặt của những ngư dân cần cù.

Làng biển đổi thay

Những năm gần đây, vùng đất Hố Gùi đã dần thay da đổi thịt, người dân tập trung khai thác hiệu quả thế mạnh của địa phương, đặc biệt là đánh bắt thuỷ sản và các mô hình kinh tế dịch vụ như chế biến, thu mua thuỷ sản… đem lại cuộc sống ấm no hơn cho vùng đất này.

Anh Huỳnh Tùng Em là chủ cơ sở chế biến tôm khô. Những ngày đầu lập nghiệp, cuộc sống gia đình anh chỉ đắp đổi qua ngày. Qua nhiều lần kinh doanh thất bại, vợ chồng anh nhận thấy điều kiện có sẵn trên mảnh đất này phải tận dụng, nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có...

Hiện tại cơ sở của anh Tùng Em giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động nữ tại địa phương với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/tháng. Tuỳ theo con nước, mỗi tháng trung bình cơ sở thu mua trên 20 tấn tôm nguyên liệu, lợi nhuận từ 200-300 triệu đồng/năm. Nhờ tính cần cù, ham học hỏi nên cuộc sống gia đình anh ngày càng khấm khá.

Chị Lý Thị Thoa làm công tại cơ sở chế biến tôm khô của anh Tùng Em, cho biết: “Cơ sở ra đời giúp chúng tôi có được việc làm, có điều kiện phụ giúp chồng, lo cho con cái đi học, cuộc sống đỡ vất vả hơn”.

Với ông Tư Giữ, gần 40 năm kinh nghiệm đi biển, hiện tại gia đình ông sở hữu chiếc tàu công suất 90 CV, được trang bị khá hiện đại. Cùng với đó, ông được vay vốn ưu đãi để cải tiến ngư cụ. Nhờ công việc ổn định, cần cù, ham học hỏi, ông Tư Giữ đã tổ chức khai thác thuỷ sản có hiệu quả và khá lên nhanh chóng.

Chị Nguyễn Thị Hằng, con dâu út của ông Tư Giữ, tâm tình: "Chị và mẹ chồng tôi đều là hội viên phụ nữ. Ngoài tham gia góp vốn xoay vòng, nuôi heo đất…, tôi còn tham gia tổ làm mắm. Cứ tới con nước, các chị em thu mua cá từ ngư dân các ấp, trong xã, mỗi chị cũng thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng”./.

Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Đông Nguyễn Văn Nhiên thông tin, bà con ấp Hố Gùi chủ yếu đánh bắt biển và nuôi thuỷ sản. Trước đây đời sống rất bấp bênh, phương tiện đánh bắt công sức nhỏ nên thu nhập không cao. Thời gian qua, được vay hỗ trợ từ các dự án và vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để sửa chữa, nâng cấp tàu thuyền, mua ngư cụ nên bà con có điều kiện phát triển sản xuất, kinh tế phát triển ổn định hơn. Trước đây ấp có 122 hộ nghèo, bây giờ còn 76 hộ… Riêng khu tái định cư, ngoài hỗ trợ vay vốn còn được tu sửa nhà ở. Tỷ lệ học sinh đến trường hiện đạt 100% và ấp mới vừa khánh thành trường mẫu giáo, là điểm lẻ của Trường Mẫu giáo Bình Minh.

Kim Liếu

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).