ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 10:14:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làng quê ấm no

Báo Cà Mau Từng là vùng chiến lược quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mang nhiều vết thương chiến tranh nhưng hiện nay hầu hết các lĩnh vực trọng yếu, nhất là đời sống người dân xã anh hùng An Xuyên, TP Cà Mau cải thiện rõ nét. Ðiện lưới quốc gia, trường học, đường nông thôn, trạm y tế, nhà ở... được đầu tư xây dựng khang trang, là minh chứng cho sự no ấm của người dân nơi này.

Ông Hồ Thanh Hoà, 82 tuổi, Ấp 8, (từng là Bí thư Ðảng uỷ xã An Xuyên từ năm 1972-1975), bộc bạch: “Là người con của quê hương An Xuyên, trong thời chiến bản thân tôi từng trực tiếp chỉ huy và tham gia nhiều trận đánh, tiêu diệt đồn bót, phá ấp chiến lược của địch. Thắng lợi có, hy sinh cũng không ít. Chúng tôi luôn biến đau thương thành hành động, đoàn kết tạo thành sức mạnh chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho Nhân dân”.

Ðể đánh đổi cuộc sống hoà bình, trải qua 2 cuộc kháng chiến, An Xuyên có hơn 400 liệt sĩ, 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 222 thương binh và 1.800 gia đình người có công. Sau năm 1975, xã An Xuyên đi lên từ nền kinh tế độc canh cây lúa, cơ sở hạ tầng với cầu khỉ, đường đất là chủ yếu; trình độ dân trí thấp... Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chính quyền các cấp, quân và dân xã An Xuyên dần khắc phục khó khăn, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp làm đòn bẩy, phát triển hạ tầng giao thông làm yếu tố “xương sống” cho nền kinh tế.

Nhiều năm qua, xã An Xuyên luôn chú trọng công tác vận động, tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, bà con nông dân đang canh tác theo mô hình trồng đa cây, nuôi đa con, nông sản sạch, nông sản có chất lượng hướng tới đạt chuẩn OCOP. Nhờ đẩy mạnh sản xuất kết hợp triển khai các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ người nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, xã An Xuyên từng bước giảm số hộ nghèo và cận nghèo. Hiện toàn xã còn 17 hộ nghèo, chiếm 0,5%; 49 hộ cận nghèo, chiếm 1,45%.

Người dân xã An Xuyên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã An Xuyên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với phát triển kinh tế, người dân ở xã An Xuyên luôn đồng hành, chung tay cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Những năm qua, Nhân dân đã đóng góp tiền, hiến đất và tài sản trên đất với tổng giá trị nhiều tỷ đồng để xây dựng các công trình công cộng.

Ông Trần Ðại Ðoàn, Bí thư Ðảng uỷ xã An Xuyên, cho biết: “Thế mạnh kinh tế chủ yếu của xã An Xuyên là nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, nuôi cá nước ngọt và nuôi tôm. Ngoài ra, xã An Xuyên còn có nghề thủ công truyền thống như lò rèn (trước đây), dệt chiếu... cũng góp phần xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Không chỉ khởi sắc về kinh tế, cơ sở hạ tầng của xã cũng thay đổi theo hướng dần hoàn thiện, thu nhập của người dân ngày một nâng cao”.

Từ những con đường lầy lội, đứt khúc, giao thương thuỷ là chủ yếu, nay đã thay thế bằng cầu, lộ bê tông đến tận xóm, ấp. Hiện trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 63 đi qua, chiều dài 5,5 km, được nhựa hoá 100%; đường trục ấp, liên ấp bê tông hoá 100%; lộ xóm, nhánh bê tông hoá gần 61%.

100% lộ nông thôn trục ấp và liên ấp được bê tông hoá, giúp người dân đi lại, giao thương thuận tiện.

100% lộ nông thôn trục ấp và liên ấp được bê tông hoá, giúp người dân đi lại, giao thương thuận tiện.

Toàn xã hiện có 7 điểm trường, 5/7 trường đạt chuẩn quốc gia. Ðội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được chú trọng. Toàn xã có 89,48% hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá. Phong trào thể dục thể thao, các phong trào văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Bản sắc văn hoá dân tộc và những giá trị văn hoá truyền thống, di tích văn hoá của địa phương luôn được quan tâm giữ gìn, tôn tạo, phát huy; trên địa bàn xã có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh (đình Tân Nghĩa, Bia Chiến thắng Bàu Thúi); 1 nhà bia ghi danh liệt sĩ. Phần đông Nhân dân đều có tivi, điện thoại di động, xe gắn máy...

Bà Nguyễn Thị Việt, Ấp 8, tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Bà Việt kể: “Trước năm 1975, đời sống gia đình bà, người dân xung quanh nghèo khó, thiếu thốn, đường sá sình lầy, muốn ra chợ phải chèo xuồng, đêm xuống chong đèn dầu. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhiều gia đình không có điều kiện cho con đến trường. Bây giờ thì thay đổi, đầy đủ lắm rồi”.

Từ vài công đất nhiễm mặn, anh Võ Hoàng Giang, Ấp 8, tích cực cải tạo, trồng rau màu quanh năm. Ðất không phụ công người, nay anh Giang đã có cơ ngơi khang trang, các con được đi học đàng hoàng. Không chỉ thế, anh Giang còn sang thêm đất, mở rộng việc trồng màu, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương quanh năm.

Phấn khởi trước sự thay đổi của gia đình và cả quê hương, anh Giang cho rằng: “Hạ tầng được đầu tư tốt sẽ tác động rất lớn đến sự thay đổi đời sống của người dân. Tôi dự định thay đổi nhiều loại cây trồng có giá trị để làm giàu cho bản thân và góp sức làm giàu cho quê hương”.

"Tự hào truyền thống và những thành quả đạt được, Ðảng bộ, chính quyền, quân và dân xã An Xuyên tiếp tục khắc phục khó khăn, phát huy nhân tố nội lực, tranh thủ sự quan tâm của các cấp, tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng quê hương ngày càng phát triển", ông Trần Ðại Ðoàn tâm huyết./.

 

Mỹ Lệ

 

Diện mạo mới trên những vùng quê mới

Sau khi hợp nhất tỉnh, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Cà Mau (mới) sẽ chính thức bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, với quy mô lớn hơn. Không chỉ mở ra không gian phát triển liên kết vùng mạnh mẽ, việc hợp nhất 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu còn tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương tiếp tục nâng tầm chất lượng NTM, hướng tới mục tiêu xây dựng những vùng quê đáng sống và phát triển bền vững.

Huyện anh hùng hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Sau 3/4 thế kỷ hình thành và phát triển, huyện Trần Văn Thời - huyện anh hùng nằm ở phía Tây tỉnh Cà Mau, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần tô thắm trang sử vẻ vang của mảnh đất cuối trời Tổ quốc.

Cà Mau có xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Chiều 26/6, UBND TP Cà Mau long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công nhận xã Lý Văn Lâm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024.

Bừng sáng nông thôn mới vùng cực Nam

Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Hiển hân hoan đón trái ngọt của hành trình nỗ lực vượt khó xây dựng nông thôn mới (NTM), khi 6/6 xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 1 xã vươn lên đạt chuẩn NTM nâng cao. Càng ý nghĩa hơn khi thành quả này đến ngay trước thời điểm huyện Ngọc Hiển sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện vào ngày 1/7 tới đây, tạo nền tảng cho các đơn vị cấp xã sau sắp xếp phát triển vững chắc ở giai đoạn lịch sử mới.

Tuổi cao gương sáng

Trong hành trình giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, người cao tuổi luôn đóng vai trò quan trọng, là cây cao bóng cả, tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo. Trong cộng đồng người Khmer ở Cà Mau có nhiều tấm gương sáng người cao tuổi. Ông Danh Xem, ở Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, là điển hình.

Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 12/6, UBND huyện Năm Căn tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Phan Hoàng Vũ, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh đến dự.

Ðất Mũi về đích xã nông thôn mới

Xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, có cuộc chuyển mình đầy ấn tượng trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Ðến nay, xã Ðất Mũi đã đạt 19/19 tiêu chí NTM, diện mạo trên đà khởi sắc.

Tam Giang hiện thực hoá nông thôn mới

“Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển, mạnh giàu. Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1033/QÐ-UBND, ngày 29/5/2025, công nhận xã Tam Giang đạt chuẩn NTM năm 2024", ông Lê Văn Suốt, Bí thư Ðảng uỷ xã Tam Giang, phấn khởi chia sẻ.

Khởi sắc nhờ sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước

Sự quan tâm, chăm lo của Ðảng và Nhà nước, cộng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện U Minh ngày càng phát triển, diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

TP Cà Mau - Dấu ấn chặng đường bứt phá

“Chặng đường 10 năm (2015-2025) là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, toàn diện của TP Cà Mau, để lại nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực. Thành tựu đạt được là kết quả từ sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố”, ông Trần Hồng Quân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Cà Mau, chia sẻ.