ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-12-23 21:27:15

Lợi ích kép từ tôm - rừng

Báo Cà Mau (CMO) Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình tôm - rừng kết hợp là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc và hoá chất, không phát sinh chi phí sản xuất, thu lời cao nhất đến 80 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, mô hình tôm - rừng còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ, phát triển rừng.

Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, với hơn 80.000 ha, trong đó có khoảng 27.577 ha nuôi tôm - rừng. Có khoảng 80 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển, hình thành vùng bãi triều rộng lớn; tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi nước cho các vùng ven biển, nhất là vùng ngập mặn bao phủ xung quanh. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi tôm - rừng.

Theo ngành nông nghiệp, những năm qua, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã phối hợp với các ban quản lý bảo vệ rừng, các địa phương, đơn vị và người dân triển khai thực hiện các dự án phát triển liên kết chuỗi giá trị tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã được các tổ chức quốc tế chứng nhận cho hơn 19.000 ha tôm - rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…), sản phẩm được nhiều thị trường ưa chuộng và đánh giá cao.

Sản phẩm tôm - rừng được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá cao hơn khoảng 5-10% so với sản phẩm truyền thống khác. Ngoài ra, đối với diện tích tôm - rừng được chứng nhận, các doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 250.000-500.000 ha/năm và hỗ trợ về con giống có chất lượng cao để thả nuôi. Ngoài sản phẩm chính là tôm sú, các hộ nuôi tôm - rừng còn thu nhập thêm từ cua, cá, sò huyết…

Mô hình tôm - rừng là hình thức nuôi tôm gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngặp mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn các-bon xanh phù hợp xu thế phát triển xanh trên thế giới.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, canh tác xen ghép tôm trong rừng ngập mặn là cơ chế tốt đảm bảo lợi ích hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng, được đánh giá là giải pháp có hiệu quả nhất giúp khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng tại các tỉnh ven biển. Theo tính toán của chuyên gia, với loại hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn lượng phát thải giảm 7,3 triệu tấn CO2-e/ha/năm phù hợp với mục tiêu tăng trưởng các-bon xanh và tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, trong thực hiện mô hình này tiêu hao ít năng lượng do zero đầu vào, chi phí đầu tư rất thấp, sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hạn chế nguồn thải phát sinh, ngăn ngừa sự phóng thích một lượng lớn CO2 vào khí quyển. Đây là hoạt động xanh hoá sản xuất, bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính.

Thực hiện nuôi tôm dưới tán rừng chiếm diện tích 30-40% diện tích mặt nước và phải đảm bảo ít nhất 50-60% tỷ lệ rừng. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ rừng, phát huy khả năng giữ đất chống sạt lở, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, người nuôi tôm còn được chi trả về dịch vụ rừng và được hưởng lợi từ khai thác rừng; từ đó khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ rừng. Lợi ích của hệ sinh thái rừng ngập mặn chúng ta đều biết đó là làm tăng khả năng hấp thụ các khí nhà kính, bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Như vậy, nuôi tôm kết hợp phát triển rừng vừa mang lợi lợi nhuận về kinh tế, vừa đảm bảo các yếu tố về môi trường, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững và Tổng cục Thuỷ sản cũng đã đề xuất mở rộng thực hiện hình thức canh tác này góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh của quốc gia", ông Vũ cho biết thêm.

Đáp ứng yêu cầu đặt ra trước biến đổi khí hậu, cũng như tăng nguồn thu, phát triển kinh tế trong dân, Cà Mau lựa chọn những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó, nuôi tôm - rừng hợp là một trong những lựa chọn quan trọng trong thời gian tới.

Theo đó, địa phương sẽ kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản có nhu cầu xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái đầu tư vốn, kỹ thuật vào phát triển sản xuất tôm - rừng theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để được chứng nhận. Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng các hiệp hội và doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện, Nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế, chính sách và hỗ trợ các hoạt động.

Cùng với đó, sẽ tăng cường công tác quan trắc môi trường, khuyến cáo kịp thời cho người dân chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại trong sản xuất; tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng lịch thời vụ trong sản xuất, tư vấn chọn đối tượng, phương thức nuôi thích nghi tốt với môi trường có độ mặn cao để giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đầu tư hệ thống hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung thích ứng với biến đổi khí hậu.

 Đối với việc phát triển con tôm nói chung, tôm - rừng kết hợp nói riêng, theo ông Phan Hoàng Vũ, tới đây, địa phương sẽ tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình nuôi có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu. Khuyến khích áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi mới, hiệu quả, thân thiện môi trường như Biofloc, các mô hình nuôi ít thay nước, nuôi 2, 3 giai đoạn, nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ, tiết kiệm năng lượng… Tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các vùng nuôi quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Trong năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh Cà Mau đạt 279.648 ha. Trong đó nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 7.927 ha (riêng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 3.683 ha); nuôi tôm quảng canh cải tiến 163.170 ha; tôm - lúa khoảng 37.149 ha; tôm - rừng hơn 80.0000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm sinh thái đã được các tổ chức chứng nhận đạt hơn 19.000 ha); nuôi quảng canh kết hợp (cua, cá, sò huyết…) khoảng 45.825 ha.  Sản lượng tôm nuôi 205.290 tấn, đạt 95,5% so kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ năm trước.

 Giá trị sản xuất ngành tôm Cà Mau hiện chiếm 80% trong tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và chiếm 49% so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.


 

Văn Đum

 

Cà Mau sẵn sàng đón khách đến với Festival Tôm

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023 là sự kiện có quy mô cấp khu vực, sẽ được diễn ra từ ngày 10-13/12 và đúng vào cao điểm của du lịch tết Giáp Thìn 2024. Theo dự báo của ngành du lịch, lượng khách đến Cà Mau sẽ tăng khá mạnh, các dịch vụ sẽ phải hoạt động hết công suất.

Đối thoại để hỗ trợ khách hàng tốt hơn

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trong tiếp cận vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị đối thoại nhằm lắng nghe ý kiến của DN, HTX.

Cần đa dạng hình thức sản xuất

Ông Huỳnh Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông, thông tin, địa phương có 3/6 ấp có đất sản xuất nằm trên lâm phần rừng phòng hộ. Hiện nay, việc quản lý, chỉ đạo phát triển các loài thuỷ sản kết hợp với con tôm dưới tán rừng ở các ấp này gặp nhiều bất cập, do đa phần người dân nhận khoán đất rừng của các đơn vị tự túc trước đây, diện tích mặt nước ít, khó mở rộng sản xuất.

Chủ động truyền thông, quảng bá Festival Tôm Cà Mau

Phục vụ cho Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) 2023, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) thực hiện rất nhiều phần việc quan trọng. Phóng viên báo Cà Mau có phỏng vấn ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở VHTT&DL, về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được phân công của ngành.

Góp phần nâng cao giá trị gạo Cà Mau

Ngày 1/12, Trung tâm Khuyến công (Sở Công thương) tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới (hệ thống máy tách màu, phân size sản xuất gạo sạch).

Nông trại rau sạch công nghệ cao

Những năm gần đây, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thuỷ canh đã được áp dụng ở Cà Mau nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Riêng anh Phạm Văn Biển (sinh năm 1973, ở Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau) chọn đầu tư mô hình này với quy mô lớn theo chuẩn VietGAP OCOP 3 sao, cung cấp độc quyền cho hệ thống siêu thị ở Cà Mau mỗi tháng trên 2 tấn các loại rau sạch.

Điểm tựa cho phụ nữ nghèo khuyết tật

Chị Lê Thị Hồng Phương (sinh năm 1967, là Chi uỷ viên chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Cà Mau làm tình nguyện viên hỗ trợ người khuyết tật. Bằng tình thương và trách nhiệm của một đảng viên, chị đã tiên phong, sáng tạo, tập hợp các chị em phụ nữ khuyết tật ở địa phương, tạo công ăn việc làm để các chị em có thu nhập, tự tin hoà nhập với cộng đồng, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Tăng giá trị tôm - rừng

Vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế về tôm sạch ở Cà Mau đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Mô hình này vừa nâng cao giá trị sản phẩm, tạo được chuỗi liên kết và cải thiện đời sống cho người nuôi tôm.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân

Ngày 29/11, Hội Nông dân TP Cà Mau tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân. Đây là Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” thứ 2 của thành phố.