ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:07:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lớp truyền nghề không lý thuyết

Báo Cà Mau (CMO) Lớp truyền nghề đan giỏ xách nhựa, chiếu nhựa và các sản phẩm gia dụng từ dây nhựa do Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Cà Mau phối hợp với xã Hoà Mỹ tổ chức cho chị em phụ nữ ấp Kinh Lách. Tuy lớp học mới hoàn thành gần một nửa thời gian, nhưng hầu hết chị em nắm vững được kỹ thuật đan, làm ra rất nhiều giỏ xách nhựa và chiếu nhựa. Chị em có ý tưởng, khi kết thúc khoá học sẽ tập hợp những người có tay nghề cao thành lập tổ đan giỏ xách nhựa, kết hợp xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm OCOP nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống phụ nữ nông thôn.

Lớp có 30 học viên theo học, chủ yếu là chị em ở địa phương và một số thanh niên đam mê nghề đan đát sản phẩm nhựa. Ðiểm đặc biệt, lớp truyền nghề không bục giảng, không bàn ghế và mượn nhà dân làm điểm để học. Cứ đúng giờ 9 giờ sáng thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư hàng tuần, học viên tập trung khá đông đủ với nhiều độ tuổi khác nhau, trẻ nhất hơn 20 tuổi, lớn nhất ngoài 60 tuổi. Không học lý thuyết như các lớp học nghề truyền thống, thay vào đó, giảng viên trực tiếp hướng dẫn các công đoạn, từ khâu lựa chọn dây nhựa kết hợp phối màu cho đến khâu đan giỏ, để cho ra sản phẩm bền chắc và mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho phụ nữ sử dụng. 

Lớp học truyền nghề đan giỏ xách nhựa ấp Kinh Lách.

Chị Mai Ngọc Bích, học viên, chia sẻ: “Thời gian lớp học truyền nghề kéo dài trong 5 tuần, nhưng chị em học được 2 tuần cơ bản nắm bắt được các công đoạn đan giỏ xách nhựa, cho ra một số sản phẩm đầu tay với kiểu dáng, kích thước khác nhau. Càng tìm hiểu quy trình đan giỏ xách nhự, tôi càng say mê, thích thú”.

Ðiểm nổi bật là khi hoàn thành khoá học chị em có thể mua nguyên liệu, tranh thủ thời gian nhàn rỗi làm tại nhà, giúp tăng thu nhập. Chị Nguyễn Thị Phượng, giảng viên lớp truyền nghề, tính toán: “Cứ trung bình 1 kg dây nhựa (có đường kính 1 cm giá bán trên thị trường 70.000 đồng) chị em có thể đan được 1 chiếc giỏ nhựa có kích thước 30x20x35 cm và 1 chiếc giỏ cỡ nhỏ. Cả 2 sản phẩm này bán ra thị trường với giá 210.000 đồng, trừ chi phí chị em có lãi 140.000 đồng. Riêng đối với sản phẩm chiếu nhựa kích thước 1,6x2 m cần đến 5 kg dây nhựa, khi thành phẩm bán cho người tiêu dùng với giá 800.000 đồng. Còn đối với chiếu nhựa đan có nhiều hoa văn và màu sắc, tốn kém nhiều công sức hơn, giá bán trên thị trường dao động từ 1-1,2 triệu đồng/chiếc, trừ chi phí tiền mua dây nhựa chị em có lãi từ 450.000-850.000 đồng/sản phẩm”.

Chị Phượng cho biết thêm, gia đình chị hiện có mở cơ sở đan các mặt hàng nhựa gia dụng và kết nối với các địa phương ngoài tỉnh tiêu thụ, học viên có thể gia công mặt hàng giỏ nhựa cho chị, có việc làm và thu nhập ổn định sau khi hoàn thành khoá học.

Bền chắc và giá thành hợp lý, sản phẩm giỏ xách nhựa được chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng đi chợ, hạn chế sử dụng túi ni-lông khó phân huỷ chứa dựng hàng hoá, góp phần phòng, chống rác thải nhựa, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Bà Ðỗ Thị Phấn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Lách, cho biết: “Sau khi khoá học hoàn thành, chi hội sẽ tuyển chọn chị em phụ nữ có tay nghề cao thành lập Tổ hợp tác đan giỏ xách nhựa, kết hợp xây dựng thương hiệu và thông qua Hội LHPN xã quảng bá để nhiều người biết đến sản phẩm giỏ xách nhựa ấp Kinh Lách, tiêu thụ dễ dàng hơn. Ðồng thời, từng bước phát triển thành sản phẩm OCOP, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao đời sống chị em phụ nữ nông thôn”./.

 

Việt Tiến

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.