ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 18:38:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thông tuyến cao tốc Bắc – Nam

Mệnh lệnh trái tim

Báo Cà Mau "Nghiên cứu tiếp tục triển khai đoạn tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Ðất Mũi (khoảng 80 km), giao Cà Mau triển khai với sự hỗ trợ, bố trí vốn của Trung ương, cố gắng khởi công trong năm tới". Ðây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân chuyến kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), gồm tuyến Cần Thơ - Cà Mau và Châu Ðốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng, vào chiều 15/12.

Thủ tướng đã thị sát hiện trường tại 3 nút giao IC3, IC4 và IC5 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thuộc dự án Cần Thơ - Cà Mau trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Ðông giai đoạn 2021-2025 và có cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã 11 lần trực tiếp kiểm tra tại công trường, động viên cán bộ, công nhân và bà con khu vực các dự án cao tốc trong vùng; riêng năm 2024 đã trực tiếp kiểm tra 6 lần.

Thủ tướng thị sát hiện trường tại 3 nút giao IC3, IC4 và IC5 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thuộc dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: NHẬT BẮCThủ tướng thị sát hiện trường tại 3 nút giao IC3, IC4 và IC5 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thuộc dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: NHẬT BẮC

Phấn khởi cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Dự án cao tốc từ Cần Thơ đến Cà Mau là đoạn tuyến cuối cùng của toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Ðông chạy dọc đất nước, trong đó giai đoạn trước (2015-2020) đã hoàn thành 11 dự án thành phần với gần 700 km; giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đầu tư để đến năm 2025 hoàn thành toàn bộ 12 dự án thành phần với khoảng 730 km để thông toàn tuyến.

Việc hoàn thành đúng hạn dự án Cần Thơ - Cà Mau có ý nghĩa quan trọng, kết nối toàn tuyến từ Bắc vào Nam, mở ra không gian phát triển mới, kết nối các địa phương 3 miền Bắc - Trung - Nam; đồng thời, truyền cảm hứng, tạo động lực lan toả cho các dự án quan trọng khác để về đích ở năm 2026 và các năm tiếp theo. Trong đó, có các dự án cao tốc trục ngang Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, cầu Ðại Ngãi 2, cầu Rạch Miễu 2, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu...

Dự án cao tốc từ Cần Thơ đến Cà Mau gồm tuyến chính dài hơn 110,85 km và 25,85 km tuyến nối; được chia làm 2 dự án thành phần gồm đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư; tổng mức đầu tư 27.523 tỷ đồng, khởi công ngày 1/1/2023, tiến độ hoàn thành vào ngày 31/12/2025.

Cách đây 2 tháng (vào ngày 15/10/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Hồ Ðức Phớc đã làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương vùng ÐBSCL, với quyết tâm thống nhất giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các dự án cao tốc trong vùng, trong đó có dự án này.

Theo các báo cáo vừa cập nhật, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành 100% trên tuyến chính (110,8 km) và cơ bản hoàn thành với 28 km tuyến nối, chỉ còn khoảng 200 m trên địa bàn TP Cần Thơ đang được xử lý.

Trên công trường dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn tỉnh Hậu Giang.  Ảnh: Nhật BắcTrên công trường dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Nhật Bắc

Các nhà thầu đã huy động 234 mũi thi công, 971 thiết bị, 3.000 nhân lực, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp, sản lượng đạt 55%/61% kế hoạch. Về cát san lấp, đã đưa về công trường 11,8 triệu mét khối/15,2 triệu mét khối của năm 2024, còn thiếu 3,4 triệu mét khối. Luỹ kế giải ngân đến nay 14.353/14.766 tỷ đồng (đạt 97%); trong năm 2024 đã giải ngân 5.831/6.356 tỷ đồng (đạt 92%), đáp ứng kế hoạch.

Tuy nhiên, việc thi công các dự án hạ tầng giao thông ở khu vực phía Nam và ÐBSCL luôn có nhiều khó khăn, như về vật liệu san lấp nền đường. Việc thiếu cát san lấp của dự án này cũng là tình hình chung của các dự án khác trong vùng và đây cũng là vấn đề mấu chốt quyết định tiến độ các dự án thời điểm này.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, ÐBSCL có 2 điểm nghẽn về hạ tầng giao thông và nhân lực. Ðảng, Nhà nước rất quan tâm việc giải quyết, tháo gỡ 2 điểm nghẽn này cho ÐBSCL, với lộ trình, thời gian, bước đi phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đất nước. Theo quy hoạch, tới năm 2030, ÐBSCL có 1.200 km cao tốc và chúng ta quyết tâm thực hiện mục tiêu này.

Sớm triển khai cao tốc từ TP Cà Mau - Ðất Mũi

Thủ tướng yêu cầu dứt khoát không thay đổi tiến độ, tới 31/12/2025 phải thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Ðông (từ Cao Bằng - Lạng Sơn đến Cà Mau). Ðây là mệnh lệnh của trái tim, yêu cầu của đất nước, trông đợi của Nhân dân. Ðồng thời, nghiên cứu tiếp tục triển khai đoạn tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Ðất Mũi (khoảng 80 km), giao Cà Mau triển khai với sự hỗ trợ, bố trí vốn của Trung ương, cố gắng khởi công trong năm tới.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ bàn làm, không bàn lùi; cấp uỷ và chính quyền phải có trách nhiệm, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, các đoàn thể vào cuộc, người dân tham gia, doanh nghiệp ủng hộ, với cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, không để nhà thầu, ban quản lý dự án cô đơn trên công trường.

Các nhà thầu chính không bán thầu nhưng phải hợp tác, chia sẻ công việc, tạo cơ hội, điều kiện cho các nhà thầu địa phương lớn mạnh, trưởng thành với tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Những phần việc có thể làm thủ công thì các lực lượng thanh niên, quân đội, công an... tích cực tham gia thực hiện. Các địa phương, đoàn thể, cơ quan cần tích cực hưởng ứng đợt cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3 ngàn km đường bộ cao tốc".

Ghi nhận những kết quả, tiến bộ tại dự án Cần Thơ - Cà Mau sau lần làm việc cách đây 2 tháng, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không thể chủ quan, lơ là, đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống tiêu cực, lãng phí.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Tất cả các chủ thể liên quan cần rút ra các bài học kinh nghiệm sau thời gian triển khai dự án, những gì làm tốt thì làm tốt hơn, những gì chưa tốt thì phải khắc phục; chủ động, tích cực thực hiện các công việc được giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vướng ở đâu thì ở đó phải giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định".

Thi công bù phần chậm tiến độ

Thủ tướng yêu cầu các địa phương liên quan, nhất là Tiền Giang kiểm tra lại ngay việc cấp phép các mỏ và giá cả nguyên vật liệu san lấp, xử lý nghiêm các cá nhân làm chậm và nhất là nếu có tiêu cực. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn Luật Ðịa chất và Khoáng sản mới, cùng các bộ hướng dẫn cụ thể, phối hợp chặt chẽ, các địa phương liên quan phải hoàn thành thủ tục cấp phép cát, sỏi, đá trong tháng 12/2024, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai ngay, kiên quyết không để thiếu vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án, phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Về công tác tổ chức thi công, đến thời điểm này, sản lượng toàn tuyến Cần Thơ - Cà Mau đạt 53%/61% kế hoạch năm 2024 (vẫn còn chậm 8%), trong đó một số nhà thầu đang chậm tiến độ. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo quyết liệt Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng, bảo đảm đủ trữ lượng và công suất; chủ động hơn nữa, tăng cường hơn nữa lực lượng nhân công, thiết bị, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tập trung thi công bù lại phần chậm tiến độ. Cùng với đó, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc triển khai các biện pháp thi công tích cực, chủ động hơn để rút ngắn thời gian.

Các nhà thầu tăng cường máy móc thiết bị, nhân lực thi công với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", "làm việc 3 ca, 4 kíp", "xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương"; góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa các công trình về đích vượt tiến độ đề ra.

UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền cơ sở xử lý dứt điểm, bàn giao mặt bằng 100% trong tháng 12/2024. Lãnh đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương, nhất là trên địa bàn thi công tiếp tục làm tốt công tác tái định cư; tiếp tục chăm lo đời sống của người dân đã nhường đất đai, nhà cửa, ruộng vườn... để dự án được triển khai cơ bản đáp ứng yêu cầu; bảo đảm cuộc sống tại nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ, đặc biệt chăm lo đời sống cho Nhân dân và quan tâm đội ngũ kỹ sư, công nhân, người lao động trên công trường, nhất là trong dịp Tết đến, xuân về./.

 

Chí Công tổng hợp

 

Mệnh lệnh trái tim

"Nghiên cứu tiếp tục triển khai đoạn tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Ðất Mũi (khoảng 80 km), giao Cà Mau triển khai với sự hỗ trợ, bố trí vốn của Trung ương, cố gắng khởi công trong năm tới". Ðây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân chuyến kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), gồm tuyến Cần Thơ - Cà Mau và Châu Ðốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng, vào chiều 15/12.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 538/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, về việc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

200 năm - Mầm xanh bên dòng Vĩnh Tế

Kênh Vĩnh Tế được đào 200 năm trước (1819-2024). Kênh có chiều dài hơn 90 km, rộng 30 m, sâu 2,55 m. Ðiểm bắt đầu từ TP Châu Ðốc (An Giang), điểm cuối là TP Hà Tiên (Kiên Giang). Kênh có nhiệm vụ kiểm soát lũ cho toàn vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong thoát lũ ra biển Tây; cấp nước tưới cho khoảng 144.000 ha trên tổng số gần 400.000 ha đất nông nghiệp ở vùng này.

Gáo Giồng mùa cò ốc sinh sản

Rừng Gáo Giồng (thuộc địa bàn tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp) có hệ sinh thái đặc trưng vùng Ðồng Tháp Mười vô cùng độc đáo, diện tích 1.600 ha (có 1.200 ha rừng tràm, 250 ha rừng nguyên sinh). Với nhiều loài thực vật như tràm, lau sậy, sen, súng, cà na, gáo... rừng Ráo Giồng thích hợp cho các loài động vật, đặc biệt là loài chim cò quý hiếm được đưa vào sách đỏ, trong đó có loài cò ốc sinh sống.

Sẽ có một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Ðề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đến năm 2030".

Trăm năm nghề tranh kiếng Chợ Mới

Nghề vẽ tranh trên kiếng từ xưa ở Nam Bộ trứ danh với 3 vùng sản xuất là: Lái Thiêu (Bình Dương), Chợ Lớn (Sài Gòn) và Chợ Mới (An Giang). Mỗi nơi sản xuất có riêng đặc điểm và phong cách của vùng miền, văn hoá tín ngưỡng, nếp sống người dân. Tranh kiếng Chợ Mới tuy xuất hiện muộn, nhưng mẫu mã phong phú, đa dạng, giá thành hợp lý. Hiện nay, sản phẩm tranh kiếng Chợ Mới vẫn được người dùng ưa chuộng.

Sức vóc miền biên giới Hồng Ngự

Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg, ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống Nhân dân; Nghị quyết số 23/NQ-CP, ngày 2/3/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, những năm qua, tỉnh Ðồng Tháp không ngừng đẩy mạnh các giải pháp, ban hành nhiều chủ trương, cùng với sự phát huy nội lực, các địa phương trong tỉnh đã vươn mình, khởi sắc. Trong đó, huyện Hồng Ngự là một trong những điển hình cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Ðặc sản "cơm đình"

Trong rất nhiều hoạt động của lễ hội kỷ niệm 156 năm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, "cơm đình" là một trong những nét văn hoá độc đáo mà rất nhiều du khách háo hức mong chờ.

Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”

Nằm trên bờ Nam sông Cổ Chiên và dọc theo kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) có một làng nghề gạch, gốm đỏ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi, được ví như "Vương quốc lò gạch" đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Trải qua hơn 2 thế kỷ thăng trầm, nay làng nghề ấy dần hình thành "Di sản đương đại Mang Thít", thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay khoảng 7,1 triệu héc-ta, riêng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) khoảng 3,8 triệu héc-ta. Trước những thách thức lớn của ngành lúa gạo ÐBSCL trước tình trạng biến đổi khí hậu, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” được coi là giải pháp phù hợp, khả thi, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.