ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:08:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mở rộng một số hạng mục dự án cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc

Báo Cà Mau Sáng nay (21/5), đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh có chuyến khảo sát tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 và hệ thống đường giao thông trong khu vực.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiến Hải cùng đoàn công tác khảo sát, kiểm tra tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Theo Ban Quản lý dự án Xây dựng công trình giao thông Cà Mau - đơn vị chủ đầu tư, dự án đang được các nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực, vật tư thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Trong đó, gói thầu thi công cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết (bao gồm cụm tượng và con tàu gắn với phù điêu), phần kết cấu đang triển khai ván khuôn con tàu, dự kiến hoàn thiện phần bê tông con tàu vào cuối tháng 6/2024; về mỹ thuật đã triển khai xong phần thạch cao, đang thi công đục đá phù điêu, dự kiến đến tháng 7/2024 sẽ tiến hành lắp đặt phần đá phù điêu và cụm tượng, đến ngày 30/10/2024 hoàn thành.

Bí Thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo khẩn trương giải phóng mặt bằng, nghiên cứu mở rộng sàn của khu tượng đài và nối dài thêm bờ kè để đảm bảo công trình hài hoà, cân đối.

Đối với gói thầu thi công phần cầu cạn, sàn khu vực tượng đài và sàn tổ chức sự kiện, thì sàn khu vực tượng đài và sàn tổ chức sự kiện đã cọc đại trà đạt 25/98 tim, dự kiến hoàn thành đóng cọc vào cuối tháng 6/2024 và hoàn thiện mặt sàn vào cuối tháng 9/2024. Còn cầu cạn đã thi công xong cọc thử, đang triển khai cọc đại trà cầu số 02.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân kiểm tra một số hạng mục công trình trên bản vẽ dự án.

Tuy nhiên, theo Ban Quản lý dự án Xây dựng công trình giao thông Cà Mau, hiện dự án còn vướng mặt bằng thi công hạng mục cầu cạn số 03 là hộ ông Võ Khánh Duy và 1/2 bãi đậu xe gồm 8 hộ dân.

Kiểm tra thực tế tại công trình đang thi công, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo Ban An toàn giao thông, Ban Quản lý dự án công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu mở rộng sàn của khu tượng đài để đảm bảo cân đối, hài hoà, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các dịp lễ, sinh hoạt văn hoá và khách du lịch. Đồng thời, để đảm bảo công trình và toàn bộ khu này cần nối dài bờ kè, khẩn trương giải phóng mặt bằng để mời gọi đầu tư dự án Cảng Du lịch và Cảng Xếp dỡ hàng hoá theo đúng quy hoạch.

Công nhân trên công trường đang khẩn trương thi công các hạng mục dự án.

Huyện Trần Văn Thời cần tính ngay phương án giải phóng mặt bằng cho quy hoạch âu tàu và mời gọi đầu tư Cảng Du lịch, Cảng xếp dỡ hàng hoá, kết nối cảng của doanh trại quân đội. Phải làm đồng thời các hạng mục dự án, để phát huy hiệu quả công trình.

Đồng thời, huyện đề xuất phương án sắp xếp dân cư khi các công trình, đường giao thông hoàn thành, có khoản lùi để làm khu dịch vụ, vừa đảm bảo sạch, đẹp, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con.  

Khu vực bờ kè được chỉ đạo kéo dài để đảm bảo cho toàn bộ cho công trình. 

Dự án đầu tư xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc là dự án có quy mô lớn của tỉnh, được khởi công  ngày 2/1/2024, với diện tích xây dựng 10,8 ha tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tổng mức đầu tư trên 176 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án vào tháng 11/2024, đúng dịp kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc. Dự án được xây dựng mang ý nghĩa to lớn, không những phát huy giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống cách mạng hào hùng của Nhân dân Nam Bộ nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng, mà còn góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Công trình còn là nơi tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống cho mọi tầng lớp Nhân dân./.

Hồng Nhung

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".

Thăm địa chỉ đỏ

Di tích Hồng Anh Thư Quán (số 43, đường Phạm Văn Ký, Phường 2, TP Cà Mau) là một trong những di tích lịch sử hiếm hoi ghi dấu chặng đường cách mạng của người Cà Mau trước năm 1930. Hồng Anh Thư Quán được công nhận Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia ngày 4/8/1992.