ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:54:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“CÔNG TỬ BẠC LIÊU - SỰ THẬT VÀ GIAI THOẠI”

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Báo Cà Mau Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Bài cuối: Phan Trung Nghĩa - Nhà văn sống thật với tình người

Nhà văn Phan Trung Nghĩa (áo đỏ) trong buổi gặp gỡ với các nhà báo lão thành: Phạm văn Tri (người ngồi, bên phải); Nguyễn Minh Chánh (người ngồi, bên trái) và Nhà báo Nguyễn Quốc Danh, Phó tổng biên tập báo Cà Mau Nhà văn Phan Trung Nghĩa (áo đỏ) trong buổi gặp gỡ với 2 Nhà báo lão thành: Phạm văn Tri (người ngồi, bên phải); Nguyễn Minh Chánh (người ngồi, bên trái) và Nhà báo Nguyễn Quốc Danh, Phó tổng biên tập báo Cà Mau. Ảnh THANH MINH 

Cánh phóng viên Báo Minh Hải thời đó chỉ tròm trèm 20 tuổi, đa số độc thân. Ăn thì như tằm ăn lên, “ghệ" thì "nhóc nhách" mà thường xuyên trong túi không có lấy một đồng. Bữa nào ăm cơm có Võ Đắc Danh (một gã nhà văn hiện đang nổi tiếng trên văn đàn cả nước), Ung Ngọc Quân, Hồ Bình Đại... thì coi như chúng tôi chỉ ăn 50 phần trăm, vì đó là ba kẻ phá mồi, toàn "xài đũa nằm". Được cái Võ Đắc Danh kiếm mồi rất hay, với chiếc máy ảnh trên vai, nó vừa đi viết tin vừa chụp ảnh. Nó lặn mất tăm dưới huyện hằng tuần lễ, khi mới "trồi đầu lên" về toà soạn mang theo lủ khủ nào cá khô, cá tươi rồi thảy xuống nhà bếp mà chiêu đãi anh em...

... Hôm nào mà có "ghệ" lên thăm thì kể như anh nhà báo thành kẻ khốn nạn. Hồi đó đâu có điện thoại di động, các nàng thường lên bất tử, thế là đưa em về cơ quan ngồi chơi, rồi chạy đi bán sổ mua hàng nhu yếu phẩm cho con buôn ngồi phe phẩy đầy ở cửa hàng tổng hợp trong một trạng huống thập thò như kẻ trộm. Bán xà bông, bột ngọt cũng phải để lại xài trong tháng nên số tiền cũng chỉ để đưa em đi một chầu cà phê. Nói cho hết để thấy tội nghiệp cho mấy anh nhà báo thời đó. Đưa nàng vào quán rồi, hỏi em uống gì, tự nhiên đi nhé, đến phiên mình thì gọi trà đá, rồi nói láo, mặt sượng ngắt “anh uống cà phê với thằng bạn hồi nãy”.

Hồi đó, trước mặt Báo Minh Hải là công viên hàng me. Đó là một trong hai công viên xây dựng vào thập niên của thế kỷ XX. Có thể đó là hai công trình vui chơi công cộng đồ sộ nhất của chế độ mới cho thủ phủ tỉnh Minh Hải. Công viên khánh thành xong thì Nô-en. Nam phụ lão ấu từ trong quê lên, dân thị xã ra chen chân không lọt. Các băng đá ngồi chen chúc kín người. Các dịch vụ ăn uống, chụp ảnh dạo nở rộ. Vui đến nức lòng.

(Những đoạn này nằm trong trang 4 của tập bút ký 5 chương sinh động, phong phú của Nhà văn Phan Trung Nghĩa).

Đến năm 1980 học chưa xong lớp 9 thì một duyên cơ đến giúp tôi (Nghĩa) gắn bó với nghề viết văn, làm báo. Số là cơ quan Tỉnh đoàn làm ruộng tự túc ở xã Vĩnh Trạch, một số anh em đến nhà tôi ở, trong đó có Ngô Hải (sau này làm phó tổng biên tập Báo Cà Mau, mất cách đây vài năm) và anh Trần Thanh Quang, nay làm Chủ tịch Công đoàn tỉnh Bạc Liêu, hai người này vốn chơi thân với Báo Minh Hải, thấy tôi mê viết văn quá nên giới thiệu tôi về Báo Minh Hải. Thế là tôi bỏ ngang việc học về đầu quân làm phóng viên cho Báo Minh Hải (tiền thân Báo Bạc Liêu và Cà Mau bây giờ). Giờ đây mặc dù chuyển qua Hội Nhà báo tỉnh ngót nghét hơn nửa thập kỷ, rồi về hưu, mỗi lần đi qua trụ sở báo là tôi bồi hồi, xúc động như gặp lại người yêu cũ. Trong trái tim tôi đó là ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đó có nhiều anh em tôi sống chia bùi sẻ ngọt với họ còn lâu hơn tôi sống với anh em ruột của mình. Ông bà xưa nói: “Chén úp trong sóng còn khua, ở đâu mà không có những mâu thuẫn u hiểm - như thế mới là cuộc sống chớ. Nhưng ta châm bẩm vào chuyện đó chính là chuốc lấy sự khó khăn đau khổ về mình.

Năm ngoái, tôi và anh Bảy Chánh âm thầm về Cà Mau dự một bữa tiệc thân mật. Chúng tôi mang theo một ít quà để góp cho bữa tiệc thêm phần ý nhị nhân sự kiện đáng mừng của anh Nguyễn Bé (Tổng biên tập - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau) được bầu vào Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam và hiện là Phó chủ tịch phụ trách phía Nam. Bữa cơm mừng ấy chính tôi đề xuất. Làm sao mà không mừng cho được khi thời trai trẻ tôi và anh Hai Bé ở chung gần 20 năm, xa nhau vẫn giữ được mối giao tình. Còn anh Bảy Chánh vốn là thủ trưởng, người đề bạt anh Bé làm chức vụ cao hơn. Chúng tôi không mừng anh Bé thăng quan tiến chức mà mừng anh em của mình vừa được trưởng thành hơn, đặc biệt lại trưởng thành trong nghề báo, một nghề gắn bó với cả cuộc đời tôi, một nghề mà nếu có kiếp sau tôi xin lại được làm! 

Còn anh Bé thì ở thế bị động nên lúng túng, gọi điện thoại cho mấy anh em thân thiết trong nghề, nói không rõ lý do bữa tiệc: “Có anh Bảy, Tư Nghĩa xuống… Lại chơi tụi bây ơi!”

Bữa cơm dọn ra trong không khí đầm ấm. Tôi điểm mặt thực khách, gồm anh Bảy Minh (Phạm Văn Tri), Quyền Tổng biên tập Báo Minh Hải, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau - nhiệm kỳ trước anh Bé. Anh Bảy Chánh, phải giới thiệu thêm, thời Minh Hải là Tổng biên tập Báo Minh Hải. Anh Phạm Phi Thường, thời Minh Hải là Phó phòng Văn hoá - Xã hội, hiện là Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam khu vực Cần Thơ; Đỗ Kiến Quốc, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cà Mau, thời Minh Hải là phóng viên Báo Minh Hải. Nguyễn Chiến, Tổng Biên tập Báo Cà Mau, trước là phóng viên Báo Minh Hải. Ngoài ra, còn có hai kẻ ngoại đạo, không dính liếu gì đến làng báo nhưng chơi thân với chúng tôi từ 40 năm trước đến nay, gắn bó với chúng tôi, với báo chí Minh Hải rồi Bạc Liêu, Cà Mau không khác gì người trong nhà, đó là Trần Thanh Quang, Chủ tịch Công đoàn tỉnh Bạc Liêu, Nguyễn Khánh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau. 

 Anh Phi Thường xúc động nói: “Đây là cuộc họp mặt lịch sử!”. Đúng vậy, anh Phi Thường nói phải, mỗi người chúng tôi được giao một chức phận, ai cũng lặn lội lo toan về chức trách của mình, hiếm khi có dịp mà ngồi với nhau đông đủ thế này. Và chúng tôi giật mình, đa số những người ngồi đây đều xuất thân từ Báo Minh Hải - một cơ quan báo chí bình thường, tỉnh nào cũng có, vậy mà nó rèn luyện cho ra lò một thế hệ nhà báo rất lạ. Tôi đã khảo sát sơ bộ ở đồng bằng sông Cửu Long này ít thấy cái lò nào mà lạ như cái lò báo chí Minh Hải! Báo Minh Hải đã rèn ra 3 nhà văn Việt Nam (Võ Đắc Danh, Bích Ngân, Phan Trung Nghĩa), 8 ông tổng biên tập (Phạm Văn Tri, Bảy Chánh, Phan Anh Tuấn, Lê Đức Khanh, Sáu Thi, Duy Hoàng, Nguyễn Bé, Nguyễn Chiến); 3 ông phó tổng biên tập báo (Chí Thành, Lê Hiển, Ngô Hải); 2 ông Giám  đốc Đài phát thanh truyền (Đỗ Kiến Quốc, Phạm Phi Thường); 3 ông phó chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh (Ngô Hải, Phan Trung Nghĩa, Nguyễn Thanh Sơn); 1 ông Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh (Trần Chí Thành) và rất nhiều nhà báo thành danh khác cho báo chí miền Nam như Võ Đắc Danh, Đào Thương Hồng Hạnh, Trần Đại Dương, Đào Hoàng Kiền, Doãn Binh, Đỗ Mỹ Phượng, Trần Thành Nên, Ung Ngọc Quân, Nguyễn Thái Nguyên, Đặng Huỳnh Lộc, Tiến Hưng, Lê Hiền, Lê Việt Quân…

Tôi cũng xúc động trước cuộc hội ngộ ngẫu nhiên và đầy thú vị này. Tôi thay mặt anh Bé gắp thức ăn cho từng người. Đây là món chim nấu chanh muối, món chuột đồng chiên giòn do tôi và anh Bảy Chánh mang từ Bạc Liêu xuống. Nọ là món cá lóc đồng chưng cách thuỷ. Kia là món ba khía xé trộn chanh đường. Rau thì có đọt choại…

Tôi thầm khen anh Bé, cơ cấu món ăn của anh thật xứng tầm, nó giống món ăn của Dương Lễ đãi bạn Lưu Bình ngày xưa. Ăn vào là nhớ đồng ruộng Bạc Liêu cò bay thẳng cánh, nhớ U Minh bốn bề là tràm, nhớ Rạch Gốc rừng đước văng vẳng tiếng hò. Đó là những nơi bốn mươi năm trước có những người con của Báo Minh Hải lặn lội từ chiến tranh đi ra hoà bình, rồi được Đảng giao, gầy dựng tờ báo Đảng. Có những kẻ sau giải phóng tập tành làm báo, sống trong cảnh đói khát đi làm báo cho Đảng, cho dân. Bàn chân chúng tôi sải khắp đồng bằng sông ngòi rừng rậm hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau. Ở đâu cũng ghi lại trong tim chúng tôi thật nhiều kỷ niệm. Đó là tình yêu đất địa mà chúng tôi đã lấy nó làm hành trang để bôn ba làm báo, mà nếu không có nó, chúng tôi không biết làm báo để làm gì? 

Đầu tiên tôi gắp thức ăn cho anh Bảy Minh, kế đến là anh Bảy Chánh, đó là hai ông già của buổi họp mặt. Anh Bảy Minh đã bảy mươi chín, anh Bảy Chánh cũng bảy mươi mốt tuổi rồi. Họ không chỉ là người lớn tuổi nhất của buổi tiệc, mà đây còn là hai con chim đầu đàn của làng báo Minh Hải và cũng là hai thủ trưởng của tất cả chúng tôi. Thời gian cứ đi miết, tóc xanh rồi tóc bạc. Mới đó mà đầu Bảy Minh tóc đã bạc trắng, miệng hóm hém. Còn anh Bảy Chánh cũng đã có biểu hiện của người già… Kế đó tôi gắp thức ăn cho ba ông anh cũng đã sáu mươi tuổi (tuổi âm), đó là anh Nguyễn Bé, Phi Thường và Trần Thanh Quang. Anh Bé về công tác Báo Minh Hải trước tôi ba năm. Thời trai trẻ chúng tôi đều có biệt danh, bạn bè, anh em đặt cho căn cứ vào đặc điểm của người đó. Tôi là Nghĩa hụm vì tôi cà lăm. Còn anh Bé tôi gọi là Bé đỏ. Chữ đỏ ở đây không chỉ là nhận thức, lập trường của anh Bé, mà nó đỏ từ cái màu đỏ của một bộ phận trong cơ thể của anh. Còn anh Phi Thường thì có cái tên Năm Ngạnh. Chữ Năm Ngạnh ở đây là từ khuôn mặt khá đẹp trai của anh, lại có hai cái quai hàm bạnh ra giống hai cái ngạnh. Còn Trần Thanh Quang thì gọi là Quang lùn vì chiều cao thiếu thước tấc. Ba con người này tôi quen và chơi thân với nhau từ gần bốn mươi năm trước. Tuy công việc khác nhau nhưng tình cảm giống nhau. Hồi tôi ở Báo Minh Hải, anh Hai Bé là bí thư chi bộ, anh đã góp phần dạy dỗ tôi, chính anh là một trong hai người giới thiệu tôi vào Đảng. Tình cảm anh Hai Bé dành cho tôi chan chứa nhưng âm thầm. Khi tỉnh Minh Hải chia cách, tôi về Bạc Liêu, sau đó mấy năm anh làm Tổng biên tập Báo Cà Mau, anh lặng lẽ giới thiệu tác phẩm tôi trên Báo Cà Mau. Trong mắt tôi, anh Bé là một người anh chân chính, tâm hồn trong veo, tuy có lúc nhậu vô la chói lói thấy ghét. 

Anh Phi Thường cũng về Báo Minh Hải trước tôi 3 năm. Đó là một con người thông minh và khôn ngoan, lại có mặt mạnh nghề báo. Cách đây gần 40 năm, anh viết bút ký “Làng rừng” đến giờ tôi và nhiều người còn nhớ. Từ Báo Minh Hải, anh chuyển về công tác Đài Phát thanh - Truyền hình và sau đó làm giám đốc đài.

Hôm Phi Thường đến dự tiệc, anh không quên mang theo một món quà trị bịnh tặng anh Bảy Minh, thủ trưởng cũ của mình. Nhắc lại một lần xuống Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu, anh Phi Thường gởi tặng mười triệu cho một nhà thơ nghèo in thơ. Nghĩa cử của anh Phi Thường làm tôi xúc động. 

Mỗi lần về Cà Mau thăm anh em, nhậu xong ra về là tôi “mắc” ôm anh Bé, thằng Quốc, thằng Chiến hôn một cái. Đây là tật xấu của kẻ “uỷ mị” mong được bạn bè lượng thứ. (lời Trung Nghĩa). 

… Không khí bữa cơm hôm đó thật lạ lùng. Rượu thì uống rất nhiều, thậm chí anh Bảy Chánh là người tửu lượng thấp, mà có lúc anh uống một lần hai, ba ly liền, còn cánh trẻ chúng tôi thì “maximum”, thế nhưng không nghe ai nói lớn tiếng cả, thậm chí hai ông anh Nguyễn Bé, Khánh Hồng là những người có giọng kim chói lói, trong cuộc nhậu cũng tỏ ra ít nói, đằm thắm câu chữ. Không khí đầy thâm tình. Chúng tôi kể những câu chuyện đời xưa, những câu chuyện nhà báo ăn mỗi bữa cơm hai con cá phi kho của chị Hiếu cấp dưỡng mà chứa chan khát vọng tương lai của nghề. Mặt ai cũng xúc động, mắt long lanh niềm vui. Vui vì chuyện anh Bé, vui vì cơ hội hy hữu gặp nhau đông đủ thế này. Và có lẽ vui nhất là hai ông già. Họ ngồi đó điềm nhiên như hai cây đại thụ và mắt thì chứa chan niềm vui và xúc động. Tôi hiểu niềm vui của hai ông già ấy. Hai ông đang ngồi trước em cháu, từng mến tay mến chân nhiều thập kỷ, một đội ngũ kế thừa mà các ông được Đảng phân công rèn luyện, dạy dỗ làm báo, làm cách mạng. Và giờ đây, tất cả chúng nó đã trưởng thành, thử hỏi làm sao mà không vui cho được.

Điều này bữa đó hai ông già không nói ra, nhưng tôi hiểu vậy…

Các nhà báo hậu bối gặp gỡ, trò chuyện cùng Nhà báo lão thành Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau, trước ngôi nhà công tử Bạc Liêu.Các nhà báo trẻ gặp gỡ, trò chuyện cùng Nhà báo lão thành Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau, trước ngôi nhà công tử Bạc Liêu. Ảnh THANH MINH

Bạn đọc thân mến,

Dù chúng ta trích thêm nhiều trang biên khảo, ký, truyện ngắn và ghi thêm bao chi tiết đáng nhớ đáng nhớ đầy xúc động... cũng không sao bộc lô được đầy đủ và chính xác về chân dung giản dị, ý tưởng cao quý, trí tuệ thông thái của tác giả Phan Trung Nghĩa.

Với hơn 30 năm cầm bút, tác giả độc đáo này đã gởi gắm cho chúng ta hơn 10 đầu sách đầy chất văn học, nghệ thuật chan hoà chất liệu Tây Nam Bộ - Việt Nam, bộc lộ chất sống thật với tình người, sống thiêng liêng với bốn phương trời biển và quê hướng.

Đọc Phan Trung Nghĩa đầy chân thật và cuốn hút lạ thường, ta như hân hoan trò truyện cùng tác phẩm Nghĩa ở mọi nơi, mọi lúc để "biết" như tác giả đã "biết" và làm nên sách.

Tôi vừa nhận rõ sự chân thật, giản dị và thông minh lạ thường của Nhà văn Phan Trung Nghĩa như những truyện ngắn “Khóc hương cau”, “Chị dâu tôi”, các công trình biên khảo như “Công tử Bạc Liêu - Sự thật và giai thoại”, “Cao Triều Phát - Nghĩa khí Nam Bộ”; các bút ký “Đạo gác cu miệt vườn”, “Khách thương hồ”1-2, “Một trang đời mở ra”… Ngần ấy tác phẩm có giá trị với nhiều nhân vật, nhiều thời điểm lịch sử khác nhau… cho ta một nhà văn vừa trải qua hơn 30 năm cầm bút trên quê hương Bạc Liêu miền Tây Nam Bộ để sáng tạo nên những tác phẩm tuyệt vời này!

Để hiểu thêm về tác giả, chúng ta đọc lại 5 chương bút ký có tên “Một trang đời mở ra” mà đoạn trước có nói.

“Tuổi thơ của tôi, cả thời trai trẻ đắm mình trong một đất nước loạn ly với đầy đau thương mất mát. Cả thời trai trẻ của tôi cũng đắm mình trong một thời hoà bình với đầy gian lao, cực nhọc của cha mẹ, anh em nghèo của quê hương, làng xóm mình. Và cả đời sống của một Bạc Liêu gồng mình đi lên trong bao bộn bề khó khăn. Có một quy luật của tạo hoá khó khăn nhất, thiên nhiên khắc nghiệt nhất thì mọi sinh lực phải huy động những gì có được, những khả năng kỳ diệu để mà thích nghi, tồn tại.

Thưa các nhà báo trẻ, tôi hành nghề làm báo, viết văn với tôi là những ký ức đẹp. Những ký ức đủ sức định hình trong tôi những mơ ước, hoài bão và nó có thể làm cho tôi ray rứt, giằng xé trước quê hương mình. Khi tôi đặt bút viết về quê hương, bằng tình yêu đất địa tôi trải lòng ra, cũng là lúc giống như một người luyện võ luyện nội công, tôi có thể đạt tới cảnh giới là tôi chỉ cần nghe một cơn gió chướng chớm mùa thoáng qua là tôi ngửi được hương lúa và đất đai nồng đượm mùi hoa súng nở trắng lung bàu…”

Đó là linh cảm làm nên Phan Trung Nghĩa. 

Nguyễn Bá

 

Miền nhớ thiêng liêng

Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra trang trọng, ý nghĩa trên đất Cà Mau. Ngược miền ký ức, những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam như được sống lại giai đoạn thiêng liêng của cuộc chuyển quân lịch sử. Họ gặp lại nhau, cảm xúc dâng trào, bao câu chuyện về những ngày chiến đấu, lao động, học tập nối mạch ùa về...

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Người về bến cũ

Bến Sông Ðốc - địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử chuyến tàu tập kết, những ngày cuối năm 2024 chứng kiến cuộc hội ngộ đặc biệt của cựu học sinh miền Nam. Họ, những người từng bước lên tàu rời quê hương cách đây 70 năm để ra Bắc học tập, cống hiến, nay trở lại bến xưa với mái đầu bạc trắng và trái tim ngập tràn cảm xúc.

Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

Trong kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Trê (thuộc ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) được chọn làm nơi đóng quân của Ban Chỉ huy Tỉnh đội. Suốt 9 năm (1964-1973), căn cứ Xẻo Trê vẫn giữ được bí mật, an toàn tuyệt đối, tạo sức mạnh để tấn công kẻ địch. Ðó là nhờ vào lòng dân luôn đùm bọc che chở, hết lòng vì cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khu căn cứ.

Nơi lý tưởng để giáo dục truyền thống

Di tích lịch sử cấp tỉnh “Cây me Rạch Gốc” (toạ lạc tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), địa điểm minh chứng cho truyền thống lịch sử của vùng đất Tân Ân, được chính quyền địa phương và người dân nơi đây trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị.

Biểu tượng bất tử

Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai uy nghiêm giữa lòng TP Cà Mau. Công trình là biểu tượng bất tử của truyền thống anh hùng cách mạng, trang sử vàng của vùng đất cuối trời cực Nam Tổ quốc.

Thư từ Vàm Lũng

Thư từ Vàm Lũng

Truyền thống anh hùng vinh quang tiếp nối

Trong tiết trời se lạnh mỗi độ xuân về, trong mỗi người con đất Việt luôn nguyên vẹn niềm vui, tự hào khi có Ðảng. Ðặc biệt hơn, bước sang năm 2025, đất nước ta đón sự kiện quan trọng là đại hội Ðảng các cấp, đây là dịp để Ðảng ta tiếp tục chọn ra những cán bộ, đảng viên ưu tú tham gia thực hiện trách nhiệm thiêng liêng vì mục tiêu: làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngôi trường Nhà Máy

Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.