ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 16:30:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa cấy

Báo Cà Mau (CMO) Xong vụ lúa hè thu, nông dân lại tất bật xuống giống vụ đông xuân đón Tết.

Trời tháng 10 lúc mưa lúc nắng, gà chưa gáy, những người đi cấy đã kéo nhau ra đồng. Đây cũng là lúc những người cấy thuê có việc để làm. Không chỉ tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, mà họ còn góp phần làm nên những vụ mùa bội thu.

Đầu tháng 8 âm lịch, nông dân bắt đầu vụ lúa chính trong năm (vụ đông xuân).

Một năm 2 vụ lúa, nhà có 7 công đất, một mình anh Võ Chí Tình (Ấp 4, xã Khánh Lâm, huyện U Minh) làm không xuể. Để kịp vụ mùa, anh mướn thêm 7-8 người nhổ mạ, cấy. Trung bình công nhổ mạ 220.000 đồng/tầm (khoảng 108 m2), 1 công cấy 280.000 đồng (1.296 m2).

Anh Tình chia sẻ: “Bây giờ kiếm người cấy mướn cũng khó trần thân. Thanh niên xứ này đi Bình Dương, Đồng Nai làm gần hết, có biết cấy, biết gặt gì đâu. Ai gắn bó với ruộng đồng mới biết làm nông cực khổ như thế nào. Bởi vậy, phải qua xã Khánh Hoà để kiếm người về cấy phụ, nhờ họ mà mình kịp vụ lúa”.

Trời hừng sáng đã có gần chục người lom khom cấy dưới ruộng. “Nghèo mới đi cấy mướn”, đó là câu nói thuộc lòng của những người “không có cục đất chọi chim”.

Anh Tình chở mạ đã được ủ 2 ngày sau khi nhổ đến cho “thợ cấy”.

Cũng như những người đi cấy mướn khác, gia đình chị Trần Thị Diệp (Ấp 5, xã Khánh Hoà) thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, nhà cũng cất tạm trên nền đất của bà con. Chị dắt theo cả chồng, đứa con gái mới 13 tuổi đi cấy mướn. Chị Diệp bộc bạch: “5 giờ sáng là cả nhà đi rồi. Một vụ đi cấy được chừng 1 tháng, hết nhà này tới nhà kia, 1 ngày 3 người kiếm cũng được 400-500 ngàn đồng. Một năm cấy được 2 vụ, mấy tháng còn lại thì ai mướn gì làm nấy”.

Chị Diệp có 2 con, 1 gái, 1 trai. Con gái lớn thì chị dẫn theo đi cấy, đứa nhỏ đã lên lớp 4. Em Châu Chúc Linh (13 tuổi), con gái lớn của chị Diệp đã nghỉ học 1 năm nay. 6 năm liền em đều đạt học sinh giỏi.

Em Châu Chúc Linh biết cấy lúa từ năm 12 tuổi, đôi tay em thoăn thoắt chẳng thua người lớn.

Linh có dáng người nhỏ nhắn, làn da bánh mật với đôi mắt sáng. “Con không cấy giỏi như cha với mẹ, 1 ngày cấy được chừng nửa công, mấy bác cho 100.000 đồng. Nhà nghèo nên con nghỉ học theo phụ mẹ kiếm tiền nuôi em đi học...", Linh nói.
Cứ đến mùa cấy, nhiều câu chuyện về cuộc sống được vẽ lên ở vùng quê đồng trũng. Nông dân hy vọng vào một vụ mùa bội thu. Và những người “đi cấy lấy công” cũng trông mong cho “mưa thuận gió hoà"./.

Tranh thủ thời gian, người đi cấy đem cơm ra tận ruộng. Bữa cơm rất đơn giản, chỉ có cá lóc kho, canh chua cũng chắc bụng.

Mơ Thảo

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.