ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 09:55:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa sanh nở

Báo Cà Mau (CMO) Có mùa cưới ắt sẽ có mùa sanh. Bẵng đi một thời gian, sau một năm ngày cưới, lần lượt các cô dâu, chú rể thuở nào sẽ lên chức làm cha, làm mẹ. Những ông chồng khi ấy sẽ khệ nệ tay xách nách mang, khăn gói vào… bệnh viện để canh chừng vợ đẻ. Và chợt nhận ra, có “một mùa sanh nở” gần trùng với mùa cưới, lại về.

Được làm mẹ là một trong những thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ, đó là quy luật tự nhiên. Người ta thường kháo, kể vui nhau nghe về mùa cưới nhưng ít ai để ý rằng có một mùa không kém phần quan trọng liền kề là mùa sanh nở của những bà mẹ và mùa đứng ngồi không yên của những đấng mày râu khi "lên chức" làm cha.

Chuyến đi biển... 2 mình

Mùa sanh nở - mùa của hạnh phúc, sinh sôi khi mà nhà nhà hân hoan đón chào thêm thành viên mới. Nó rơi vào những tháng cuối cùng của năm, tầm tháng 10, 11 âm lịch và khoảng tháng Giêng, Hai.

Mẹ và bé da kề da sau sinh.

Khệ nệ, nặng nề ngồi trong phòng chờ sanh của Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, chị Lê Thị Bảo Như, Phường 8, TP. Cà Mau, không giấu được sự hồi hộp lẫn vui mừng khi lần đầu vượt cạn. Bàn tay lạnh cóng, mắt hướng về phòng sanh, có lẽ hơn giây phút nào hết chị trông chờ xem mặt cô "công chúa” nhỏ của mình như lúc này đây.

Người thân túc trực bên ngoài chào đón thành viên mới.

Ngoài kia phòng cách ly, người đàn ông mặc quần cộc, đầu vẫn còn đội nón bảo hiểm cố gọi í ới vào “Em ơi cố lên nhé!” thu hút sự chú ý của dòng người đông đúc.

Chị Như tâm sự, sinh con son nên chị hồi hợp lắm. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ mấy tháng trước nhưng gần ngày chuyển dạ, chị vẫn không ngăn được sự lo lắng. Nói về ông xã đang chờ ngoài kia, chị tự hào: "Dù không sanh được con trai như ý nguyện ban đầu nhưng cả gia đình tôi vẫn vui và hạnh phúc. Bởi con nào cũng là con, dù gái hay trai vợ chồng tôi vẫn thương như nhau”.

Nằm trong phòng hồi sức sau chuyến "vượt cạn”, chị Ngô Trà Tre, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi lúc này mới thấm mệt vì cảm giác đói, khát, đau âm ỉ xâm chiếm cả cơ thể. Chưa bao giờ chị thấy thời gian trôi chậm như thế. Chỉ khi đứa bé đỏ hỏn được đặt ngay ngắn trên người chị, một giọt nước mắt hạnh phúc rơi trên khuôn mặt mệt lả của người mẹ trẻ.

Chị thều thào: “Mệt lắm, đuối lắm nhưng khi thấy “ông con” là khỏe lại liền. Đã mang thai hơn 9 tháng nhưng chỉ khi tận tay chạm vào con thì không cảm giác hạnh phúc nào bằng. Cảm giác an lòng khi được xiết chặt đôi bàn tay nhỏ bé như tiếp thêm một phần sức mạnh cho tôi”.

Bác sĩ Trần Thanh Diệu, Phó Khoa sanh Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, tâm tình, hơn 12 năm kinh nghiệm trong nghề, chị không đếm xuể đã bao lần mình làm “bà mụ”. Đã từng sinh con nên hơn ai hết, chị cảm thông và chia sẻ với những bà mẹ đã phải vất vả, cực nhọc thế nào để sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.

“Người phụ nữ đẹp nhất là trong lúc rặn sinh, nó mang một sứ mệnh thiêng liêng vô cùng. Hình ảnh người mẹ lấm tấm mồ hôi, miệng không ngớt kêu gào vì đau nhưng đong đầy niềm tin yêu và mong mỏi về đứa con sắp chào đời”, chị Diệu suy tư.

Từng chứng kiến, đỡ đẻ cho nhiều ca sinh nhanh, sinh khó, sinh thường, sinh mổ, sinh đôi… Bác sĩ Diệu hài hước: "Cảm giác như đang rặn cùng những bà mẹ, nhất là những ca sinh khó, mẹ không đủ hơi, đầu thai nhi cứ thập thò mãi chẳng chịu ra. Mỗi lần như vậy, những hộ sinh như chúng tôi lại hô hào và “rặn” cùng bà mẹ”.

Bi hài chuyện “vượt cạn”

Trong bệnh viện, Khoa Sanh là nơi tập trung nhiều người nhất. Bởi ngoài các bà mẹ thì còn cả lực lượng hùng hậu người thân túc trực bên ngoài .

Tại cửa phòng chờ hay lối rẽ tại hành lang, chân cầu thang, dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đáng yêu từng tụm người bàn tán xôn xao, ì xèo; rồi các kiểu nằm, ngồi, đứng chẳng ai giống ai. Với những gia đình ở xa, việc ăn, ở, ngủ, nghỉ tất cả đều diễn ra tại cửa Khoa Sanh, nhộn nhịp, gấp gáp chẳng khác chi ngày hội.

Rồi đến phòng chờ sanh, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, như một xã hội thu nhỏ: có cặp vợ chồng son trẻ, lần đầu đi sanh; có người hiếm muộn, có người bận đi làm mãi đến ngày đẻ mới vào viện; có người chẳng đau bụng nhưng phải nhập viện chờ "giờ đẹp" để… mổ. Các ông chồng cũng không kém cạnh: có ông thì cắm mặt suốt vào điện thoại, nằm dài trên giường của vợ; có ông tranh thủ lai rai trước khi vợ chuyển dạ, có ông tay xách nách mang hành lý như đi trốn nợ, có ông lại như ngồi đống lửa khi chờ vợ sanh…

Ngoài chuyện các bà mẹ đi đẻ thì xung quanh chuyện các ông chồng cùng vợ “vượt cạn” đem lại cũng không ít kỷ niệm hài hước.

Đang ở cữ nhưng nhớ lại những ngày vượt khó, chị Nguyễn Hải Thảo, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, rơm rớm nước mắt vì xúc động. Để tận mắt đón đứa cháu đích tôn chào đời, gia đình chị chọn dịch vụ tư nhân để người thân được vào. Vốn tính nhút nhát lại sợ máu nhưng vì thương và sợ vợ giận nên chồng chị bất đắc dĩ phải cùng vợ vào phòng “đi đẻ”. Bước vào phòng sanh, chỉ kịp nghe mùi thuốc sát trùng, tiếng dụng cụ khua lốc cốc thì anh đã ngất xỉu, bác sĩ phải quay sang cấp cứu cho anh.

Chuyện là thế nhưng giây phút chị nhớ mãi là khi anh bế con đến bên chị. Hai vợ chồng nhìn nhau mà nước mắt đong đầy tròng mắt. Có lẽ đó là lần đầu tiên chị thấy anh khóc nơi đông người.

Nghề nào cũng vậy, có những chuyện vui, buồn, nhưng với nghề y thì đầy ắp những kỷ niệm. Nhiều năm trong nghề, chị Trần Cẩm Hía, nữ hộ sinh Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau không biết bao nhiêu lần đón lễ, giao thừa trong bệnh viện.

"Mỗi nghề đều có một cái khó, nhưng với chúng tôi, giờ giấc làm việc không ổn định, công việc gia đình chủ yếu giao phó cho chồng con. Tủi nhất là những dịp lễ lộc vẫn phải trực vì nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề được. Đã dấn thân là phải theo tới cùng. Giờ đây bệnh viện, đồng nghiệp như nhà, người thân của tôi", chị Hía tâm tình.

Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ, chị cười: “Nhiều ông chồng chưa bao giờ thấy được hình hài của trẻ sơ sinh sau khi lọt lòng nên còn nhiều bỡ ngỡ, lo lắng. Có ông còn thốt lên “trời ơi, sao con nhỏ xíu vậy con?", hay đại loại "em ơi con mình giống ai mà xấu dữ vậy!"… làm cả phòng được trận cười... bể bụng”.

Vượt cạn là những trải nghiệm khó quên nhất theo suốt cuộc đời và không bao giờ quên được của các bà mẹ. Nó cần lắm sự sẻ chia, giúp đỡ, cảm thông từ đấng mày râu. Hơn ai hết, chính người thân là nguồn động viên, sức mạnh to lớn để các bà mẹ trong “chuyến đi biển một mình” cập bến an toàn trong niềm hạnh phúc vô bờ.

Phóng sự của Ngô Nhi

Năm 2016, toàn tỉnh có 19.708 lượt sanh, 102.057 lượt khám thai, tỷ lệ giới tính khi sinh nam/nữ là 112/100. Riêng Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau tiếp nhận 8.455 ca sanh (sống), trong đó có 4.437 nam, 4.018 nữ. Vào "mùa sanh nở", trung bình mỗi ngày Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau tiếp nhận hơn 20 ca (cả sanh mổ và sanh thường).

Bác sĩ Trần Thanh Diệu, Phó Khoa sanh Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, cho biết: “Đứa trẻ sau khi lọt lòng được vệ sinh sạch, sẽ đưa về nằm trên da bụng của người mẹ. Đây là phương pháp “da kề da” nhằm tạo sự gần gũi, liên kết giữa mẹ và bé, cũng như để mẹ được yên tâm hơn, giảm đau đớn, mệt mỏi sau khi sinh con”.

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.