ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 23:43:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mưu sinh nơi đầu sóng

Báo Cà Mau (CMO) 11 giờ đêm, gió vẫn thổi mạnh, chiếc tàu đánh cá không mấy lớn của anh Tuấn Anh, ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển chòng chành lướt sóng hơn 10 hải lý (khoảng 20 km) đưa chúng tôi ra tận đáy hàng khơi. Lúc này, bạn chòi đang thả đáy để kịp sáng hôm sau kéo đáy. Đây là những người chịu vất vả, nguy hiểm nhất của nghề đóng đáy. Mỗi con nước là mỗi “cuộc chiến” của họ với biển vừa để bảo toàn tính mạng, vừa đem về những mẻ cá tôm đầy ắp.

Nhìn chúng tôi ngồi trong cabin tàu với vẻ mặt lo lắng, anh Tuấn Anh vội nói: “Mấy hôm nay sóng dữ lắm, dân đi biển sành như tụi tôi còn chịu không nổi huống chi là người mới biết đi biển”. Dù vậy, ngoài kia, những người bạn chòi vẫn bình thản, bước nhanh trên những sợi dây của hàng đáy, kéo phăng những cái đục để đưa lên tàu sản vật của biển khơi.

"Cuộc chiến" không cân sức

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề làm bạn chòi, anh Trần Văn Nở, ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, nói như đùa: “Nhiều khi sóng lên nguy hiểm lắm. Có lúc ở chòi thấy tình hình không xong là phải soạn đồ lội trước. Chỉ số ít chòi có phao bảo hiểm thôi, còn lại đa số chỉ có can nước uống hằng ngày. Nếu thấy thời tiết xấu quá thì đổ phân nửa nước trong can đi và ôm chặt để phòng thân”.

Dù khá mệt do phải ngồi trên chiếc tàu uốn lượn theo từng đợt sóng nhưng tôi cũng kịp nhìn thấy giữa biển khơi những cái chòi như tổ chim được che bằng máy tol, xung quanh là cao su đã rách rưới do gió biển quật vào. Với diện tích bề ngang chỉ vỏn vẹn 3,6 m2, treo lơ lửng trên 1 cây kè (nọc chòi) nhưng nó lại là “tổ ấm”, là nơi trú ngụ của 1-2 bạn chòi. Họ ăn uống, ngủ, nghỉ tại đây để canh hàng đáy và đổ đục vào mỗi con nước.

Những mẻ đục đầu tiên được bạn chòi đổ và đưa lên tàu. Ảnh: HỒNG NHUNG

Nỗi sợ lớn nhất của người làm đáy hàng khơi được các anh tiết lộ chính là sợ gãy nọc chòi. Khi đó bạn chòi sẽ phải rớt xuống biển trong điều kiện tính mạng không có gì... bảo hộ. Anh Tuấn Anh bộc bạch: “Chòi phải thiết kế làm sao có trọng lượng nhẹ. Xung quanh chỉ che bằng tấm cao su mỏng manh. Để lỡ khi có sự cố xảy ra rớt xuống biển, anh em trong chòi có thể đạp tung cao su chui ra ngoài, không bị kẹt. Trước đây có nhiều trường hợp chòi dựng bằng vách tol, khi sập nhiều anh em không ra ngoài được”.

Mỗi bạn chòi giữ 6 miệng đáy, “tiền công” cho việc này chính là số cá tôm ở 2 miệng đáy bất kỳ trong số đó. Thu nhập phụ thuộc vào biển, tính mạng của họ cũng phó mặc cho biển khơi. Anh Nở trải lòng: “Mỗi con nước cũng thu được vài triệu đồng, có khi 1-2 triệu đồng, khi 5-7 triệu đồng. Dẫu biết nghề này nguy hiểm nhưng phải chịu vậy thôi”.

Quyết lòng bám nghề

60 tuổi, cái tuổi đáng lý ra đã được nghỉ ngơi, nhưng mỗi con nước về ông Bảy Nam (Lê Văn Nam) vẫn cần mẫn kéo những ổ đục ở ngoài khơi. Quê gốc tỉnh Trà Vinh, về xã Đất Mũi lập nghiệp từ năm 1990, ông từng là chủ tàu, bạn ghe, bạn chòi khi mới 18 tuổi. Từng con sóng ngọn gió ngoài kia ông dường như đã thuộc. Khi nào biển êm, khi nào con nước trúng, tất cả không làm khó được ông. Dù vậy, ông vẫn phải mang trên mình nhiều thương tích với 6 khớp đốt xương sống bị giãn do một lần kéo đục, đến nay vẫn âm ỉ trong người, tuy vậy ông vẫn quyết lòng bám nghề.

Sau khi kéo đục xong, tôm cá được đưa vào đất liền để phân loại và bán lại cho các mối lái.Ảnh: H.N

Ông Bảy Nam tâm tình: “Mỗi tháng ở chòi 20 ngày, giờ sóng gió cũng quen rồi. Ai không quen không ở được đâu. Hôm nay gió thổi quá, sóng mạnh, đợi ngày mai bớt gió lại đi”.

Cái chòi như tổ chim treo lơ lửng trên một cái cọc là nơi trú ngụ của những bạn chòi làm nghề đáy hàng khơi.Ảnh: H.N

Xoè đôi bàn tay chai sạm, lớp chai dày cộm, bàn chân cũng không khá hơn do phải đi trên dây nhưng ông Bảy Nam bình thản: “Ai làm nghề này cũng bị chai như vậy. So với mấy người cùng độ tuổi với tôi ngày xưa tính ra tôi còn chai ít hơn, chứ mấy người kia kéo đục đến nỗi các ngón tay co cụm lại, phải lật lại bàn tay để rửa mặt chứ không thể rửa bằng lòng bàn tay được, chân cũng chai y như vậy. Đó là do mình kéo dây luộc, đi trên dây suốt. Có khi đi biển vào đất liền, đôi bàn chân có cảm giác nhẹ lâng, 1-2 ngày sau mới quen lại”.

Gió thổi mạnh, từng đợt sóng nhấp nhô, ngày mai ông Bảy lại lên tàu cùng những bạn chòi tiếp tục “cuộc chiến” với biển khơi.../.

Chính trị viên Đồn Biên phòng Đất Mũi, Thượng tá Huỳnh Hữu Lâm cho biết: “Nghề đóng đáy này rất nguy hiểm, nhất là những anh em bạn chòi, nhưng đem lại thu nhập khá cao cho bà con, giải quyết việc làm cho nhiều người, mỗi chủ đáy có thể tạo việc làm cho từ 15-20 lao động. Hiện nay, trên địa bàn có 20 tàu cá hoạt động nghề này. Đã qua cũng xảy ra sự cố từ nghề đóng đáy, như năm 2017 có 2 sự cố sập chòi đáy do sóng và nước lớn, cũng may đã huy động kịp thời lực lượng để cứu vớt.

Hồng Nhung 

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.