ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 20:37:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng chất du lịch cộng đồng

Báo Cà Mau (CMO) Vừa qua, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau có chuyến khảo sát hỗ trợ, hướng dẫn phát triển du lịch tại các điểm du lịch, du lịch cộng đồng và các điểm dừng chân trên địa bàn tỉnh theo Công văn số 5750/UBND-KT, ngày 29/9/2020, của UBND tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình Xúc tiến thương mại, Đầu tư và Du lịch tỉnh Cà Mau năm 2020.

Sau chuyến khảo sát, phóng viên báo Cà Mau có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Tố Quyên, Thạc sĩ Quản lý văn hoá du lịch, Trường Đại học Cần Thơ, chuyên gia nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ĐBSCL, về những vấn đề xoay quanh việc khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của địa phương.

- Qua chuyến khảo sát tại Cà Mau, bà có nhận xét thế nào về các điểm du lịch, du lịch cộng đồng của Cà Mau?

Các điểm du lịch cộng đồng ở Đất Mũi hướng dẫn du khách cách đặt lọp cua.

Bà Lê Thị Tố Quyên: Tôi có cơ hội trải nghiệm với đoàn, tham quan các mô hình du lịch cộng đồng tại Cà Mau trong 4 ngày. Về các điểm khảo sát trực tiếp, tôi nhìn nhận một điều, Cà Mau có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Bà con chất phác, thật thà, hiếu khách. Về sản vật, ở Đất Mũi có tôm, cá phong phú, đa dạng, khách du lịch có thể trải nghiệm các hoạt động như dỡ lọp cua, mò vọp, sò huyết, bắt ba khía… Còn đến U Minh Hạ, cũng có đặc trưng riêng, khách có thể trải nghiệm gác kèo ong, thưởng thức các món cá đồng...

Có rất nhiều tiềm năng nhưng bà con làm du lịch cộng đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về công tác quảng bá. Hiện nay, mạng Internet rất phát triển, làm du lịch người dân phải quảng bá bằng nhiều hình thức Online, mạng xã hội… để khách biết đến  đặt dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ. Thêm cái khó nữa là họ chưa biết làm sao tạo được sản phẩm đặc trưng cho cơ sở của mình, nhiều sản phẩm bị trùng lắp và các khâu bố trí cho đến các kiến trúc thiết kế gần giống nhau. Do đó, các sản vật bị trùng lắp, một số nơi kết cấu hạ tầng, thông tin liên lạc cũng bị hạn chế.

- Nhiều chuyên gia cũng đánh giá về sự trùng lắp các sản phẩm du lịch trên địa bàn Cà Mau, theo bà, để giải quyết hạn chế này, ngành du lịch, cụ thể là các điểm du lịch cộng đồng cần làm gì?

Bà Lê Thị Tố Quyên: Ở nhiều điểm đầu tư lớn vẫn có sự trùng lắp. Vì vậy, về trải nghiệm cho khách, chúng ta phải tìm cho mình cái riêng. Như ở Du lịch cộng đồng Mười Ngọt có đặc trưng riêng là cho khách trải nghiệm đi gác kèo ong trong môi trường sinh thái rừng dân dã. Đây có thể nói là cái riêng biệt, độc đáo chỉ có ở U Minh Hạ.

Du khách thưởng thức món ăn ong mật tại điểm du lịch cộng đồng Mười Ngọt.

Bên cạnh đó, vẫn có một số điểm có sản phẩm giống như họ như Hương Tràm, nhưng vẫn tạo được điểm khác biệt. Hương Tràm được bài trí, bố trí cảnh quan, cách phục vụ chuyên nghiệp hơn các nơi khác, như chén, dĩa... đều làm từ chất liệu sành, dùng lá chuối lót trên nia để đựng thức ăn.

Các nơi làm du lịch cũng cho thấy được rằng, họ biết tập trung khai thác vào điều kiện tự nhiên sẵn có của nơi mình một cách chuyên nghiệp. Nhìn chung, vẫn còn nhiều hộ làm du lịch chưa ra chất về du lịch. Thiết nghĩ, địa phương cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, hỗ trợ trực tiếp tại điểm đến, đặc biệt hướng dẫn họ sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường.

- Về vấn đề giữ chân được khách lưu trú tại các điểm du lịch cộng đồng, xin bà chia sẻ kinh nghiệm? 

Bà Lê Thị Tố Quyên: Các điểm khảo sát du lịch cộng đồng như ở Đất Mũi hiện nay đều làm chung sản phẩm là buổi tối cho khách bắt ba khía, dỡ lọp cua, giăng lưới bắt cá… Khách ở lại chỉ 1-2 đêm là hết các dịch vụ, nếu muốn ở lại nữa không có thêm dịch vụ mới.

Bài trí thức ăn tại các điểm du lịch cộng đồng.                              Ảnh: HOÀNG VŨ

Thiết nghĩ, các điểm du lịch cộng đồng phải có Ban quản lý để phân bổ mỗi hộ chỉ làm 1 sản phẩm, đồng thời đa dạng thêm các hoạt động để tăng thời gian lưu trú cho du khách. Còn về ẩm thực, người dân đã khai thác rất tốt đặc trưng riêng về các món ăn như cá thòi lòi nướng muối ớt, ba khía muối trộn tỏi ớt, cua luộc và một số loài thuỷ sản ở địa phương..., tuy nhiên, có thể do người làm du lịch chưa được tập huấn, một số hộ tận dụng nhân lực gia đình phục vụ, nên khi có lượng khách đông sẽ gặp khó như khâu sắp xếp, bài trí thức ăn chưa bắt mắt, việc phục vụ dễ bị động. 

Trong 4 ngày tham quan các điểm du lịch cộng đồng Đất Mũi và U Minh, chúng tôi đã tư vấn và hướng dẫn một số hộ dân, có thể nói là cầm tay chỉ việc, trực tiếp giúp họ quảng bá thông tin thông qua các kênh Online, cách bày trí bàn ăn, món ăn, gấp chăn gối và khăn trong các phòng ngủ. Đồng thời, hướng họ đến cách tiếp cận những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, hướng đến sự thân thiện với môi trường.

Hy vọng trong thời gian sắp tới, với sự quan tâm và sâu sát của chính quyền địa phương, du lịch cộng đồng ở Cà Mau sẽ ngày càng phát triển và có thêm diện mạo mới, thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước.

- Xin cảm ơn bà!./.

Hoàng Vũ

Liên kết hữu ích
Dịch vụ thuê xe 16 chỗ xe đời mới, chiết khấu cao Tour Ninh Chữ 2025 Asia Transport Lịch trình du lịch châu âu 10 ngày mùa lá đỏ nhật bản hue city tour

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.