ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 09:51:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Năng động để thoát nghèo

Báo Cà Mau

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cộng với sự năng động trong việc theo dõi các mô hình làm ăn, chăn nuôi, sự nỗ lực của bản thân, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Chị Diệp Thanh Nhanh chuẩn bị rau giao cho thương lái.

Dám nghĩ, dám làm

Trước đây, vợ chồng ông Huỳnh Văn Thiện (huyện Phước Long) mưu sinh bằng nghề mua bán phế liệu, sau nhiều năm vất vả, chịu thương chịu khó cũng tích cóp được một số vốn mở gian hàng tạp hóa nhỏ. Nhờ được tiếp cận đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), vợ chồng ông Thiện có điều kiện đầu tư mở rộng việc mua bán. Không chỉ mua bán tạp hóa, vợ chồng ông còn tranh thủ nấu rượu, sương sáo… để bán thêm, nhờ đó mức thu nhập ngày càng tăng.

Cũng với tính năng động, cần cù trong lao động, mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất mới, nên gia đình chị Diệp Thanh Nhanh (xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi) đã vươn lên thoát cận nghèo, có cuộc sống ổn định vào năm 2021. Chỉ có vỏn vẹn 2 công đất trồng rẫy và trồng hẹ lá theo phương pháp truyền thống nên năng suất đạt không cao. Sau khi được tham gia các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chị Nhanh đã áp dụng thực hiện hiệu quả. Đặc biệt vào đầu năm 2022, được người quen giới thiệu về giống hẹ Hàn Quốc cho năng suất cao, chị mua một ít về trồng, đồng thời nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật trồng hẹ trên các phương tiện truyền thông. Sau 4 tháng chăm sóc, các luống hẹ phát triển xanh tốt và bắt đầu cho thu hoạch. Để có nguồn hẹ thu nhập đều đặn, chị chia ra làm nhiều giồng, “bắt đất xoay vòng”.

Ngoài trồng hẹ, vợ chồng chị Nhanh còn xây chuồng nuôi bò sinh sản. Chị Nhanh cho biết, qua theo dõi trên báo, đài, nhận thấy mô hình nuôi bò rất thích hợp với điều kiện kinh tế gia đình nên gom góp tiền tích lũy và mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH mua cặp bò giống. Đến nay, đàn bò phát triển tốt, tăng đàn lên được 5 con. Thời gian tới chị tiếp tục mở rộng chuồng trại để phát triển mô hình nuôi bò giúp kinh tế gia đình ngày càng đi lên.

Nhằm cải thiện cuộc sống gia đình nên ngoài làm ruộng, vợ chồng chị Diệp Thị Nhanh (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) còn tận dụng đất trống xung quanh nhà để trồng rau màu. Để có rau bán quanh năm, chị trồng hơn 10 loại, chủ yếu là các loại rau ngắn ngày như: rau ngót, rau má, rau răm, năn bộp, các loại cải… Đều đặn mỗi ngày chị thu hoạch từ  30 - 70kg, sau khi trừ hết chi phí chị “bỏ túi” được hơn 400.000 đồng.

Ngoài trồng màu, mấy năm nay, chị Nhanh còn tranh thủ nuôi vịt đẻ và heo thương phẩm tạo thêm thu nhập cho gia đình. Nhờ bản tính cần cù, chịu khó, chị Nhanh đã thành công với mô hình trồng trọt, chăn nuôi, đưa gia đình thoát cảnh nghèo khó và từng bước vươn lên, có điều kiện mua thêm đất ruộng và nuôi các con ăn học.

Ông Sơn Hải chăm sóc đàn gia cầm. Ảnh: T.Q

Không cam chịu đói nghèo

Từ năm 2023 về trước, gia đình ông Sơn Hải (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) là hộ nghèo điển hình của xã. Lúc còn trẻ, ông Hải là ngư phủ lênh đênh trên biển, còn bà đi làm thuê sống đắp đổi qua ngày. Dù cật lực lao động nhưng do không biết suy tính cách làm ăn nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Đến nay, vợ chồng ông đã lớn tuổi, bệnh tật, không còn sức lao động, trong khi cuộc sống của các con cũng nghèo khó nên không thể đỡ đần cho cha mẹ.

Những tưởng tuổi già sẽ sống trong cảnh khó khăn chồng chất, thế nhưng cuộc sống của gia đình bắt đầu đổi khác, khi ông Hải được chính quyền xã vận động mạnh thường quân nhận đỡ đầu và hỗ trợ 120 con vịt giống. Được người thân cho mượn đất, ông dựng chuồng nuôi vịt, ngày ngày lặn lội cắt rau, đặt cá dưới sông cho vịt ăn để tiết kiệm chi phí. Đàn vịt phát triển tốt, ông bán lẻ đều đặn mỗi ngày cũng có thu nhập từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Để duy trì, phát triển đàn vịt nuôi, ông Hải tham khảo kinh nghiệm nuôi vịt đẻ trên các kênh thông tin của báo, đài và đã thành công. Có thu nhập ổn định, cuối năm 2023, gia đình ông Hải được công nhận thoát nghèo. Đầu năm 2024, gia đình ông Hải được Ngân hàng CSXH xét cho vay 15 triệu đồng. Có vốn, ông tiếp tục sửa lại chuồng vịt và thả nuôi thêm gà. Đàn gà, vịt ngày càng tăng hứa hẹn giúp kinh tế gia đình ngày càng ổn định.

Luôn nhạy bén với thời cuộc, không cam chịu khó nghèo, không quản khổ cực, cùng với ý chí năng động nắm bắt thị hiếu thị trường để đầu tư mô hình kinh tế hiệu quả, nhờ đó, đã giúp gia đình chị Châu Út Chính (ấp 2B, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long) tạo được nguồn thu nhập mỗi năm từ 200 - 300 triệu đồng.

Ngày mới tách ra sống riêng với cha mẹ, vợ chồng chị Út Chính chỉ có 5 công đất nuôi tôm quảng canh, năng suất không cao nên cuộc sống rất chật vật. Trăn trở tìm hướng đi mới để đưa kinh tế gia đình phát triển, chị Chính thường xuyên tham khảo các mô hình kinh tế hiệu quả trên phương tiện truyền thông và các hộ dân trong ấp. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, chị bàn với chồng cải tạo vuông tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, đồng thời đánh bắt cá trong vuông nuôi cá sấu, cá bống tượng. Từ mô hình nuôi đa con phù hợp với nhu cầu thị trường đã giúp vợ chồng chị có điều kiện mua thêm 2ha đất đầu tư nuôi tôm.

Năm 2019, thấy nhiều người dân trong xã đầu tư nuôi rắn có hiệu quả kinh tế cao, chị cũng bắt tay nuôi thử nghiệm. Sau 2 năm, từ 90 con rắn ri cá, ri tượng ban đầu, đàn rắn đã sinh sản trên 300 con. Giá cả hợp lý, có lãi, đầu ra cũng dễ dàng, ổn định nên chị Chính dự định sẽ tiếp mở rộng thêm nhiều hồ nuôi rắn.

Câu chuyện của ông Hải, chị Nhanh, chị Chính… và rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo với bản tính cần cù, không cam chịu khó nghèo, phát huy lợi thế của địa phương, khai thác mọi tiềm năng đất đai để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành những hộ thoát nghèo điển hình. Trong đó, có nhiều hộ vươn lên sản xuất - kinh doanh giỏi, trở thành tấm gương truyền cảm hứng, tạo động lực làm giàu cho những người khác noi theo, từ đó góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.

Minh Luân

Trường Đại học Bạc Liêu tuyển 945 chỉ tiêu năm 2025 với nhiều ngành mới

Trường Đại học Bạc Liêu vừa công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2025 với 945 chỉ tiêu cho các ngành đại học chính quy và cao đẳng sư phạm mầm non. Điểm nổi bật trong mùa tuyển sinh năm nay là sự xuất hiện của nhiều ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực và cả nước.

Cà Mau ra quân truyền thông BHXH, BHYT đợt 3 năm 2025

Sáng 15/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động ra quân truyền thông cao điểm đợt 3 năm 2025.

Gắn đào tạo với thực tiễn

Nắm bắt xu hướng đào tạo hiện đại của nhiều trường hiện nay là gắn chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp, thời gian qua, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau (Phân hiệu) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động mở rộng kết nối, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từng bước làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập.

Nối dài cánh tay an sinh

Hình ảnh những nhân viên thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến từng hộ dân, tận tình giải thích chính sách, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm đã trở nên quen thuộc. Với tinh thần trách nhiệm cao, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ thu phí, mà còn là những "cánh tay nối dài" đưa chính sách an sinh nhân văn của Nhà nước đến với người dân.

Cà Mau tăng kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động là ưu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cà Mau, nhằm nâng cao tay nghề học viên và mở rộng cơ hội việc làm, góp phần cân bằng cung – cầu lao động địa phương.

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bạc Liêu

Trường Đại học Bạc Liêu (thuộc UBND tỉnh Cà Mau) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Tăng cường quản lý, mở rộng mạng lưới thu BHXH, BHYT

Phát biểu kết luận tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, diễn ra sáng 10/7, ông Lê Hùng Cường, Phó Giám đốc BHXH Khu vực XXXII nhấn mạnh: “Công tác truyền thông phải chủ động, tiếp cận từng hộ dân, khu dân cư, nhất là nơi có tỷ lệ tham gia thấp, để chính sách bảo hiểm thực sự đến với người dân, không dừng lại trên giấy”.

Trụ cột vững chắc cho tương lai người lao động

Không ai có thể dự đoán ngày mai sẽ xảy ra điều gì. Nhưng với bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có thể yên tâm rằng dù có biến cố nào xảy ra, họ vẫn có một “tấm khiên” vững vàng che chở cho tương lai của mình.

Bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáng 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” dành cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên Hàn Quốc giao lưu, hỗ trợ CNTT tại Trường Đại học Bạc Liêu.

Từ ngày 7-20/7, nhóm sinh viên Hàn Quốc đã đến Trường Đại học Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) làm việc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc với sinh viên địa phương.