ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 23:11:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng tầm giá trị tôm Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Không còn dừng lại ở con số gần 1.000 ha với năng suất đạt 50-60 tấn/ha hay tỷ lệ thành công trên 85%... mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đã vươn lên bậc thang mới, nấc thang của giá trị và chất lượng với mặt hàng tôm oxy.

Tôm oxy (tôm sống) có lẽ không xa lạ với mọi người đối với con tôm sú, nhưng đối với con tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh thì toàn tỉnh không nhiều người nuôi được. Bởi nó đòi hỏi phải đạt kích cỡ lớn (từ 30 con/kg trở xuống), tôm phải đủ mạnh để đảm bảo cho hành trình di chuyển dài, đặc biệt là được kiểm tra việc tồn lưu kháng sinh rất cẩn trọng... Do đó, thoả mãn được những yêu cầu này trên con thẻ chân trắng là điều không hề đơn giản, đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật cao, vốn lớn...

Theo quy trình nuôi tôm "tuần hoàn nước khép kín” của Công ty Việt Mỹ, ông Đường thu hoạch trên 7,3 tấn tôm thẻ chân trắng.

Quần áo lấm lem bùn và ướt đẫm mồ hôi nhưng trên gương mặt ông Huỳnh Văn Đường với vẻ vui tươi, háo hức lộ rõ qua từng lời nói, nụ cười. Từ sáng sớm, ông đã chuẩn bị chu toàn mọi thứ cho việc thu hoạch đầm tôm siêu thâm canh của gia đình tại ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Sau 3 tháng ăn ngủ cùng với ao tôm siêu thâm canh 1.200 m2, đã mang về cho ông hơn 7,3 tấn tôm thẻ, loại 25,3 con/kg. Với giá thương lái thu mua tại đầm tôm là 194.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, ông Đường còn lãi ròng khoảng 800 triệu đồng. “Kết quả này vượt xa sự mong đợi ban đầu của gia đình”, ông Đường vui mừng cho biết.

Ông Đường chia sẻ, đây là vụ thứ 2 gia đình ông thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, do vụ đầu thu hoạch tôm kích cỡ nhỏ (60 con/kg) nên lợi nhuận mang về không cao, chỉ khoảng 300 triệu đồng, không được như vụ này. Được biết, ao nuôi của ông Đường là 1 trong hơn 100 ao nuôi của nông hộ được Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MTV Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ) bỏ vốn đầu tư ban đầu hay liên kết đầu tư nuôi theo quy trình nuôi tôm "tuần hoàn nước khép kín".\

Chỉ với ao nuôi 1.200 m2, vụ vừa rồi ông Đường thu lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng.

Ông Đường cho biết thêm, gia đình ông được Công ty Việt Mỹ bỏ vốn đầu tư ban đầu toàn bộ, từ vật tư trang bị ao nuôi, vi sinh xử lý nước, con giống, thức ăn, kỹ thuật suốt quá trình nuôi, kể cả việc thu mua tôm nguyên liệu khi thu hoạch…

Khi được hỏi về hiệu quả mà quy trình nuôi “tuần hoàn nước khép kín” trong 2 vụ nuôi vừa qua, ông Đường cười hiền, chia sẻ: “Như mấy chú đã thấy, tôm đủ tiêu chuẩn bán hàng oxy đã nói lên hiệu quả. Tôm vừa lớn nhanh, khoẻ mạnh lại không nhiễm kháng sinh, bán giá cũng cao hơn mặt tôm đá (tôm đông đá) gần 20.000 đồng/kg. Nhờ vậy, chỉ qua 2 vụ nuôi không chỉ hoàn trả toàn bộ số tiền trên 700 triệu đồng Công ty Việt Mỹ đã đầu tư ban đầu mà ông còn dư vài trăm triệu để tiếp tục sản xuất”.

Mặc dù chỉ mới xuất hiện trên đồng đất Cà Mau khoảng 2 năm nay, nhưng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với những ưu thế của mình đã tạo ra sức hấp dẫn mãnh liệt với người nông dân. Minh chứng là diện tích luôn tăng không ngừng với tốc độ ngày một nhanh. Tuy nhiên, diện tích lớn hay nhỏ không phải là vấn đề quá quan trọng, cái chính là giá trị kinh tế mà nó mang lại cho nông dân, cho xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Kỹ sư Đặng Hải Đăng, phụ trách kỹ thuật của Công ty Việt Mỹ, cho biết, quy trình nuôi “tuần hoàn nước khép kín” tức là lượng nước thay hằng ngày cho ao nuôi được giữ lại để xử lý và tiếp tục cấp lại cho ao nên tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí và tăng số vụ nuôi trong năm…

Để hướng tới hoàn thành mục tiêu sản lượng tôm nuôi đạt trên 280.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD/năm vào năm 2020, thì con tôm công nghệ cao, tôm siêu thâm canh được xem là bước đột phá. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng diện tích ở các vùng trọng điểm đã quy hoạch, thì tìm giải pháp để tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm mới là yếu tố quyết định.

Ông Diệp Thanh Hải, Chủ tịch Hội Thuỷ sản, cho biết, để tăng giá trị con tôm, thời gian tới, hội sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị và doanh nghiệp để thực hiện sâu rộng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ hội viên, nông dân tổ chức lại sản xuất hàng hoá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

Vùng đất Cà Mau với nhiều tiềm năng để phát triển ngành hàng tôm, nếu được đầu tư đúng mức, đúng hướng sẽ không dừng lại ở con số 2 hay 3 tỷ USD/năm mà có thể tăng cao hơn nhiều./.

Nguyễn Phú 

Mua tôm sú giống giá giá rẻTham khảo Đổi mới sáng tạo

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.