ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 1-5-25 12:18:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngày 13/12 lịch sử

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 13/12/1940, ngày thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng các đồng chí của ông vượt sóng to, gió lớn ra đảo Hòn Khoai giết tên sếp đảo Olivier, mở màn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ VI (1981-1982) quyết định lấy ngày 13/12 là ngày truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh (nay là tỉnh Cà Mau). Kể từ đó, đông đảo đồng bào, chiến sĩ người Cà Mau luôn nhớ và hiểu ý nghĩa ngày 13/12. Phần tôi, nhớ về ngày này với rất nhiều kỷ niệm…

…Kỷ niệm 45 năm ngày khởi nghĩa Hòn Khoai (năm 1995), tôi được Ban Biên tập phân công phỏng vấn một đồng chí lão thành cách mạng, từng tham gia trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai. Đó là ông Phan Khắc Nhượng, người nhận lệnh dừng cuộc khởi nghĩa do đồng chí Trần Văn Thời (Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu năm 1940, một trong những chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ), gửi bà Trần Thị Thanh Châu, nữ du kích Tân Hưng Tây năm 1940. Năm ấy ông Phan Khắc Nhượng đã hơn 70 tuổi nhưng còn khá minh mẫn. Trong câu chuyện kể của ông Nhượng có những chi tiết, năm tháng trôi qua hơn 2 thập kỷ nhưng trong ký ức tôi vẫn nhớ như in. Bởi ở đó tôi cảm nhận rõ mồn một chất thép và hào khí kiên trinh, oanh liệt, song cũng thấm đẫm bi hùng của các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai.

… Đó là đêm 13/12, ông Phan Khắc Nhượng cùng một số chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, được phân công ở lại trong bờ Rạch Gốc để đón đoàn quân khởi nghĩa từ đảo trở về. Ông nhớ lại: “Khi thấy ngọn hải đăng Hòn Khoai vụt tắt, tôi và các đồng chí nằm dưới những gốc ô rô, cóc kèn, trào nước mắt vì thương và lo cho các đồng chí trong con tàu ra đảo khởi nghĩa. Bởi lẽ, các đồng chí ấy đâu biết Trung ương Đảng đã ra lệnh đình hoãn khởi nghĩa. Theo đó, Trung đội Du kích Tân Hưng Tây không thể triển khai kế hoạch đón và ứng cứu các chiến sĩ khởi nghĩa. Cứ thế, các chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chạy tàu về bến bị địch vây bắt".

Thời ấy đâu có công nghệ thông tin, làm sao đội quân khởi nghĩa Hòn Khoai liên lạc được với lực lượng trong đất liền để chuyển hướng cuộc khởi nghĩa.

 Vài năm sau đó, tôi may mắn được gặp và nghe những nhân vật từng tham gia cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, như ông Trần Văn Sớm (Nguyên uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương), bà Trần Thị Thanh Châu (Đội Du kích Tân Hưng Tây năm 1940) và bà Nguyễn Thị Quýt, học trò của thầy giáo Phan Ngọc Hiển... kể lại những sự kiện lịch sử của khởi nghĩa Hòn Khoai, khởi nghĩa Nam Kỳ. Mỗi người một ký ức, một hoài niệm về 10 chiến sĩ hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, nhưng tất cả đều cùng một cảm xúc. Tiếc thương các chiến sĩ đã hy sinh trong độ tuổi xuân xanh và quý trọng, tự hào sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ: Phan Ngọc Hiển, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đắc, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kinh Luân, Nguyễn Văn Đình, Lê Tồn Khuyên và Quách Văn Phẩm.

Mũi Cà Mau và ngọn Hải đăng trên đỉnh Hòn Khoai.  Ảnh: Thanh Quang

Giờ đây, các chứng nhân lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai đều cưỡi hạc quy tiên, về “thế giới của người hiền”, nhưng mỗi khi nhớ về họ, lòng tôi lại tràn dâng cảm xúc: Trân quý, nể phục ý chí ngoan cường, kiên trinh của các chiến sĩ cách mạng ngày ấy. Phải chăng được tôi luyện, mài giũa trong gian lao, trong thấm đẫm đau thương nên các cô, các chú nguyện cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc và xem đó là niềm hạnh phúc của riêng mình!

10 liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai đang yên nghỉ chung 1 ngôi mộ, toạ lạc tại Khóm 6, Phường 9, TP Cà Mau. Tỉnh Cà Mau đầu tư hơn 40 tỷ đồng nâng cấp Nghĩa trang 10 liệt sĩ thành Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai, công trình hoàn thành đúng ngày 13/12/2018. Công trình Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai được xây dựng trên khu đất rộng hơn 8.100 m2, trong đó thiết kế nhiều hạng mục thể hiện trang nghiêm và giàu tính thẩm mỹ.

Ông Lê Anh Tuấn, nguyên Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển, giờ đang làm công tác quản trang tại nghĩa trang này, bộc bạch: “Quê tôi ở huyện Ngọc Hiển, lúc còn nhỏ đi học đã nghe thầy cô giáo ca ngợi chiến công khởi nghĩa Hòn Khoai. Khi là cán bộ huyện, tôi có dịp hiểu sâu sắc hơn sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. Thời gian đảm nhiệm công tác Đảng ở huyện Ngọc Hiển, nhân ngày giỗ của đồng chí Phan Ngọc Hiển, tôi và một số đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ đã đến quê hương đồng chí Phan Ngọc Hiển (phường Thới Bình, TP Cần Thơ) để thăm viếng gia đình. Có lẽ do nhân duyên nên sau khi nghỉ hưu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh mời tôi làm quản trang ở nghĩa trang này. Chị thấy đó, công trình Đền thờ 10 anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai xây dựng rất đẹp, dịp lễ, tết, nhất là ngày 13/12, nhiều đoàn cán bộ và Nhân dân đến viếng, thắp hương, trong đó đông nhất là các đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên”.

Tôi cũng đôi lần đến Cây Me (thuộc ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển tổ chức họp chi bộ Đảng đầu tiên và triển khai nghị quyết khởi nghĩa Hòn Khoai ngày 13/12/1940. Qua lời kể của một số cụ cao niên sống ở Rạch Gốc, tôi biết thêm, dưới gốc Cây Me này, nhiều lần thầy giáo Hiển cùng các đảng viên và chiến sĩ cách mạng đã hội họp, trong đó nhiều lần tập hợp thanh niên trong vùng để vận động, khơi gợi lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược.

Điều lạ kỳ, Cây Me Rạch Gốc đã bao lần hứng chịu đạn, pháo của giặc, nhưng vẫn nguyên vẹn, xanh lá, to cành. Ông Tư Trực, cán bộ hưu trí ở xã Tân Ân, kể, tính đến nay Cây Me Rạch Gốc có trên 100 tuổi và cây me hiện nay là nhánh mọc lên từ gốc me cổ thụ. Người có cha truyền, con nối, cây cũng có cội, rễ, ngọn cành. Những câu chuyện nghe qua tưởng như huyền thoại, song nó hiển hiện trong cuộc sống. Phải chăng đó là sự diệu kỳ diễn ra trên mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, khiến người dân Ngọc Hiển “Cấp nước từng lon, đói ăn trái mắm mà chẳng một ai chịu lìa bỏ nơi này…" (Trọng Nguyễn).

Chào mừng ngày 13/12 năm nay, trên quê hương Ngọc Hiển, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019. Trong chuỗi các sự kiện đó, Cà Mau khánh thành công trình Cột cờ Mũi Cà Mau và Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu Du lịch Đất Mũi./.

Hồ Trúc Điệp

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.

Tự hào lịch sử, khơi mở tương lai

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta, cả dân tộc đã làm nên Ðại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðây là mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, như Văn kiện Ðại hội lần thứ IV của Ðảng (1977) tổng kết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Tuổi trẻ Cà Mau tự hào viết tiếp khúc ca khải hoàn

Năm nay, dấu mốc vàng son 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) không chỉ là ký ức hào hùng, mà còn là nguồn sức mạnh nội tại, soi đường cho hành trình phát triển hôm nay và mai sau. Ðây không đơn thuần là chiến thắng quân sự, mà là sự hội tụ của ý chí, của khát vọng về một Việt Nam trọn vẹn, một Tổ quốc hoà bình, độc lập và thống nhất.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.