ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 00:53:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề gác kèo ong

Báo Cà Mau (CMO) Cùng với nghề muối ba khía của vùng nước mặn, nghề gác kèo ong của người dân U Minh vừa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là văn hoá phi vật thể. Hoà với niềm vui chung ấy, người dân càng thêm gắn bó với nghề hơn, bởi đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nguồn sống đã và đang nuôi sống nhiều thế hệ người dân gắn bó với đồng đất U Minh này.

Anh Trương Hữu Nghĩa, ngụ ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, hơn 40 tuổi đời nhưng anh có thâm niên gần 30 năm làm nghề gác kèo ong tại vùng giáp ranh lâm phần rừng U Minh Hạ này. Có hơn 5 ha đất rừng, gia đình 3 thế hệ của anh Nghĩa chủ yếu sống bằng nghề gác kèo ong. Anh được xem là người có thâm niên, cũng như số lượng kèo gác nhiều nhất khu vực vùng đệm này, với hơn 100 kèo. Anh Nghĩa có nhiều bí quyết riêng để thu hút ong mật về với kèo gác của mình và việc lựa chọn vật liệu làm kèo cũng không ngoại lệ, không phải loại cây nào làm kèo cũng thu hút ong về nhiều được. Qua nhiều năm làm nghề đúc kết được, người thợ có thâm niên này cho rằng chỉ có thân cây bình bát làm kèo là “tịch" nhất. Thân bình bát được chọn phải là loại thân thẳng, to hơn bắp tay để có thể chịu được sức nặng của tổ ong mật. Sau khi đốn bình bát về phải được phơi ráo, cũng như phải trải qua công đoạn tô sáp, khi đó kèo mới được đem đi gác. 

Nghề gác kèo ong không khó, nhưng người gác phải thực sự am hiểu về hướng đi của ong, mùa ong về, nhất là chuyện chọn vị trí gác kèo phải hợp lý, thu hút được bầy ong. 

Anh Trương Hữu Nghĩa chuẩn bị công đoạn tô sáp lên kèo.

Theo anh Nghĩa: “Chọn vị trí rất quan trọng, quyết định khả năng thành bại của tổ ong mình gác. Thường người gác phải chọn vị trí là những trảng sậy, để có ánh sáng mặt trời sáng và chiếu xuống thân kèo, trảng phải được dọn sơ qua, đừng nên dọn trống quá, thân sậy không được chặt mà chỉ bẻ để thu hút bầy ong. Hướng kèo chênh lên theo hình mái nhà, 1 đầu vừa huốt tầm với tay, đầu kia thấp ngang ngực là vừa. Sau khi gác xong, người thợ phải canh ong về và phải dọn kèo, chăm sóc kèo thường xuyên. Vào đầu mùa hạn ong về nhiều, lượng mật cũng chất lượng hơn mùa mưa”. Thông thường gác kèo ong tự nhiên thu hoạch mật quanh năm, có thể từ 3-4 lần trong mùa hạn, 2-3 lần trong mùa mưa. Tuỳ theo kèo gác mà số lượng mật sẽ thu được nhiều hay ít, trung bình mỗi tổ có thể thu về từ 3-5 lít mật, có tổ đạt đến hơn 10 lít.

Theo Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Trần Hiếu Hùng: “Nghề gác kèo ong được công nhận là văn hoá phi vật thể, nó khẳng định giá trị đặc trưng của vùng sông nước Cà Mau. Qua đó, trao truyền những kinh nghiệm quý báu trong thực hành, trình diễn, khai thác và bảo tồn nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống của người dân vùng sông nước. Nó đã tạo nên thương hiệu, sản phẩm du lịch độc đáo mỗi khi đến với vùng ngập ngọt Cà Mau”.

Tuy nhiên, cùng với niềm vui của người dân Cà Mau nói chung, nhất là đối với người dân đang trực tiếp thụ hưởng những lợi ích từ rừng U Minh, việc gìn giữ, quản lý, khai thác nghề gác kèo vẫn đang là nỗi lo. Nó là câu chuyện làm thế nào để sống hài hoà với môi trường, hưởng lợi từ thiên nhiên một cách bền vững, không làm huỷ hoại thiên nhiên, không bị đe doạ do sự phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp thâm canh. Đây bài toán nan giải để nghề gác kèo ong tiếp tục phát huy giá trị truyền thống, tạo hướng đi thực sự bền vững cho người dân đang bám trụ dưới tán rừng U Minh Hạ./.

Lê Chí

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.