ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 13:12:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề sửa quần áo

Báo Cà Mau Không có thương hiệu, cửa hàng nhất định, chỉ cần một góc nhỏ, với chiếc máy may cùng vài vật dụng và tấm bảng “Nhận sửa quần áo” cũng đủ thành nơi mưu sinh của nhiều người thợ sửa quần áo thuê.

Sửa quần áo từ lâu là công việc phổ biến, bởi không chỉ áo quần cũ, với quần áo mới mua, nhiều người vẫn có nhu cầu chỉnh sửa cho phù hợp, từ bóp eo, lên lai, xẻ tà, đến đóng nút... "Tôi là người khá khó tính trong việc lựa chọn trang phục, nên quần áo mới mua từ cửa hàng, tôi vẫn đi sửa lại cho phù hợp với bản thân. Thường tôi sẽ chọn những chỗ sửa quần áo bên lề đường, thay vì vào cửa hàng, vì tại đây thời gian sửa nhanh”, chị Hồ Thuỳ Linh (Phường 6, TP Cà Mau) bộc bạch.

Ðể đáp ứng nhu cầu khách hàng, trên các tuyến đường trong trung tâm TP Cà Mau, dễ dàng bắt gặp những người thợ cần mẫn bên chiếc máy may sửa từng chi tiết trên quần, áo theo yêu cầu của khách. Họ là những người thợ biết may nhưng vì tuổi tác, hoàn cảnh, kinh tế... nên không mở cửa tiệm. Ðể theo đuổi công việc này, họ trang bị một chiếc máy may, thước, kéo, kim chỉ..., sau đó tìm thuê một góc nhỏ nào đó để hành nghề.

Ở một góc trên đường Hùng Vương (Phường 5, TP Cà Mau), từ 7 giờ sáng, chị Phạm Thị Nhã (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) đã dọn dẹp bàn máy may gọn gàng để sẵn sàng đón khách. Mặc kệ dòng người ngược xuôi, xe cộ tấp nập, tiếng máy may của chị vẫn chạy liên tục nhiều năm qua.

Với sự khéo tay, chị Phạm Thị Nhã được khách hàng tin tưởng, tìm đến.

Chị Nhã trước đây làm thợ may cho một công ty ở TP Hồ Chí Minh, nay trở về quê, có sẵn nghề may, chị Nhã bắt tay với công việc sửa quần áo. Ðể hành nghề, chị tìm một góc đường, bên trên che một cây dù, phía dưới là chiếc bàn đặt dàn máy may và xung quanh là mớ quần, áo của khách.

Chị Nhã chia sẻ: “7 giờ sáng tôi sẽ dọn ra và kết thúc một ngày vào lúc 17 giờ. Làm nghề này không quá cực nhọc nhưng đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ, đặc biệt là phải làm vừa ý khách hàng. Ða số khách tìm đến tôi để sửa quần áo như: bóp eo, bóp ống, lên lai, thay dây kéo..., mỗi món tôi sẽ lấy tiền công từ 10-20 ngàn đồng. Tuỳ theo ngày mà lượng khách khác nhau, nhưng trung bình mỗi tháng cho tôi nguồn thu nhập khoảng 3-5 triệu đồng”.

Gắn bó với nghề sửa quần áo hơn 20 năm, ông Quách Minh Phong (Phường 8, TP Cà Mau) chia sẻ: “Nghề này không thể làm giàu nhưng đảm bảo được thu nhập đủ chi tiêu. Làm nghề lâu nên tôi có lượng khách quen nhất định, công việc này mang lại cho tôi thu nhập trung bình khoảng 200 ngàn đồng/ngày. Riêng vào những dịp lễ, Tết, lượng khách tăng, thu nhập sẽ cao hơn”.

Gắn bó với công việc sửa quần áo hơn 20 năm, ông Quách Minh Phong luôn yêu thích công việc này.

Chị Nguyễn Bích Trân (Phường 4, TP Cà Mau) chia sẻ: “Công việc sửa quần áo giúp tôi có thêm chi phí phụ chồng nuôi con ăn học. Con lớn của tôi đã học xong đại học, đứa nhỏ đang bước vào năm thứ nhất. Nghề này không chỉ là công việc mưu sinh, mà còn là niềm đam mê của tôi, tôi yêu thích và thấy vui khi làm”.

Nhờ bàn tay khéo léo, cần mẫn của nhiều người thợ mà quần áo được chỉnh cho phù hợp với dáng vóc, gu thẩm mỹ của nhiều người, có những bộ quần áo cũ qua bàn tay của những người thợ lại trở thành như đồ mới.

Bà Bùi Thị Mai (Phường 8, TP Cà Mau) chia sẻ: “Trước giờ, khi cần sửa quần áo, tôi đều tìm đến những thợ may trên đường, thay vì vào cửa hàng, bởi họ tạo cho mình cảm giác gần gũi, thoái mái, mà giá cả lại hợp lý”./.

 

Phương Thảo

 

Mẫu quần ống rộng thời trang

Gắn đào tạo với thực tiễn

Nắm bắt xu hướng đào tạo hiện đại của nhiều trường hiện nay là gắn chương trình đào tạo với thực tiễn doanh nghiệp, thời gian qua, Trường Ðại học Bình Dương - Phân hiệu tại Cà Mau (Phân hiệu) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động mở rộng kết nối, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từng bước làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập.

Cà Mau tăng kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động là ưu tiên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Cà Mau, nhằm nâng cao tay nghề học viên và mở rộng cơ hội việc làm, góp phần cân bằng cung – cầu lao động địa phương.

Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường Đại học Bạc Liêu

Trường Đại học Bạc Liêu (thuộc UBND tỉnh Cà Mau) vừa tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo”.

Bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sáng 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau phối hợp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường nhận thức và kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” dành cho cán bộ, giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sinh viên Hàn Quốc giao lưu, hỗ trợ CNTT tại Trường Đại học Bạc Liêu.

Từ ngày 7-20/7, nhóm sinh viên Hàn Quốc đã đến Trường Đại học Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) làm việc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc với sinh viên địa phương.

Hiệu quả từ thiết bị đào tạo tự làm

Từ những cuộc thi thiết bị đào tạo tự làm đã có nhiều thiết bị được ứng dụng, mang lại hiệu quả trong công tác dạy và học tại các trường đào tạo nghề.

Trường nghề tuyển sinh sát thực tiễn, gần người học

Hiện nay, các trường nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới trong cách tuyển sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học, mở rộng đối tượng học nghề.

Trẻ khuyết tật - Mong cơ hội việc làm

Việc tạo cơ hội để người khuyết tật có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện công tác này.

Hướng nghiệp sớm để "thầy" - "thợ" cân bằng

Tư vấn việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường giúp các em học sinh phổ thông sớm tiếp cận với thông tin chính thống về thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm đưa ra định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Kinh nghiệm quý từ Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh từ ngày 4-10/11/2024, tỉnh Cà Mau có 4 nhà giáo đoạt giải gồm: 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Đó là các nhà giáo: Huỳnh Linh Út, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau; Lê Thuý Duy, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau; Phan Ngọc Tuyền, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc; Lê Công Thức, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc.