ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 14-5-25 13:03:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ thuật cải lương đổi mới để phát triển - Bài 2: Câu chuyện “khát” và "giữ chân" nghệ sĩ

Báo Cà Mau (CMO) Ðể giữ lửa cho nghệ thuật cải lương, điều cốt yếu chính là nguồn nhân lực. Thế nhưng, công tác đào tạo và giữ chân những nghệ sĩ trẻ tại Ðoàn Cải lương Hương Tràm (Ðoàn Hương Tràm) đang gặp vô vàn khó khăn.

>> Bài 1: Cải lương có "yếu" tại tỉnh nhà?

Giữ chân con người thì điều thiết yếu chính là đảm bảo cuộc sống và tạo cơ hội phát triển nghề. Với nguồn kinh phí eo hẹp như hiện nay, việc hỗ trợ cuộc sống của các nghệ sĩ tại Ðoàn Hương Tràm gặp khó khăn là điều tất yếu.

Chảy máu chất xám

Nghệ sĩ Thế Sơn, một trong những nghệ sĩ kỳ cựu của Ðoàn Hương Tràm, cho biết: “Ðời sống anh em hiện tại đỡ hơn trước rồi. Nhưng nói dư dả để lo cho gia đình là không thể. Vì lương nghệ sĩ có biên chế không cao, nếu có đi hát thêm thì thù lao cũng chỉ đủ chi tiêu. Còn đi hát bên ngoài phải xin phép đoàn, mà show thì cũng ít. Có thực mới vực được đạo, nên nhiều nghệ sĩ thế hệ sau tôi khó trụ lại với đoàn, mặc dù các em yêu nghề lắm”.

Nghệ sĩ Thanh Thảo cũng không giấu trăn trở: “Thời của chúng tôi khác với các em, các cháu bây giờ. Hồi xưa được theo nghề là vui, lương hay cát xê không bao nhiêu, nhưng lên hát được khán giả vỗ tay, đi đến đâu cũng có người nhớ đến mình là niềm hạnh phúc. Nhiều nơi mời về nhưng tôi vẫn quyết gắn bó với Ðoàn Hương Tràm, bởi sống vì tình nghĩa. Nhưng giờ, gánh nặng cơm áo, gạo tiền quá lớn, nếu tôi bắt đầu làm nghề như các em thì tôi cũng chọn cách lo cho bản thân, lo cho gia đình trước đã".

 Các nghệ sĩ trẻ được tạo điều kiện để cọ xát với nghề ngay tại Ðoàn Hương Tràm. (Ảnh chụp hoạt cảnh “Cội nguồn dân tộc Việt Nam”, năm 2023). Ảnh: MỘNG THƯỜNG

Các nghệ sĩ kỳ cựu yêu nghề vẫn bám trụ với đoàn, nhưng nghệ sĩ trẻ lại có gánh nặng riêng. Một số xuất thân từ gia đình lao động nghèo nên phải lo toan, phụ giúp người thân. Một số khác tìm hướng đi mới ở những đoàn cải lương ngoài tỉnh để tạo dựng danh tiếng. Ða phần, nguyên nhân rời đi của họ vẫn là chuyện thu nhập không đủ sống và khó tìm cơ hội để toả sáng ở tương lai.

Nghệ sĩ Hồng Giang, một tài năng của Ðoàn Hương Tràm, rồi cũng sẽ rời đi tìm kiếm công việc có thu nhập tốt hơn, để chăm sóc người mẹ khuyết tật: “Các anh chị, cô chú trong đoàn rất thương yêu em, chỉ dạy nhiều và em cũng rất yêu thích cải lương. Tuy nhiên, vì cuộc sống nên em sẽ rời đoàn để tìm việc làm nuôi mẹ. Trước em đã có vài bạn rời đi, họ cũng phải lo cho gia đình”.

Vấn đề biên chế, đãi ngộ rất khó khăn, vì hiện tại đoàn chỉ được 20 biên chế. Chỉ khi người này về hưu thì mới có chỗ bố trí cho người khác, trong khi các nghệ sĩ trẻ không thể vì chờ đợi một suất biên chế mà từ bỏ cơ hội của mình.

Nghệ sĩ Tiểu Nhi cho biết: “Nhiều nghệ sĩ trẻ đã rời đi để tìm cơ hội mới. Ðiều này cũng không thể trách vì mỗi người có định hướng riêng. Thanh xuân của người nghệ sĩ rất ngắn, nên chuyện cố gắng tìm cơ hội là không sai. Hơn nữa, nhiều bạn có quan điểm nghệ sĩ tỉnh lẻ khó phát triển hơn ở thành phố, hay các tỉnh lớn. Các cuộc thi về cải lương cũng tập trung ở thành phố lớn và tên tuổi cũng dễ được đánh bóng, vang xa. Từ sự hào nhoáng đó, không chỉ có Ðoàn Hương Tràm, nhiều đoàn cải lương khác cũng mất đi nhân tài, dù họ được chính đoàn đào tạo nhiều năm dài mới có thể ca diễn tốt”.

Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của các nghệ sĩ nói chung và các nghệ sĩ trẻ nói riêng, Ðoàn Hương Tràm đã rất nỗ lực để giữ chân họ. Ðoàn lập 3 khu nhà tập thể, với 30 căn, giúp anh em không tốn chi phí thuê trọ. Bên cạnh đó, Công đoàn có quỹ tương trợ, xây dựng bằng hình thức tự nguyện đóng góp, đang duy trì cho vay không lãi xoay vòng. Bên cạnh đó, Ðoàn Hương Tràm đang xây dựng đề án đặc thù dành cho nghệ sĩ để trình UBND tỉnh Cà Mau. Theo đó, đề án sẽ đề xuất tăng thù lao để nâng mức sống cho anh em trong đoàn.

Miệt mài vun đắp nhân tài

Trong bối cảnh cải lương gặp nhiều khó khăn, những nỗ lực của Ðoàn Hương Tràm rất đáng trân trọng. Cà Mau là địa phương đóng góp đều đặn những vở diễn chất lượng, đoạt nhiều giải thưởng danh giá cấp khu vực và toàn quốc. Bên cạnh đó, nhiều gương mặt triển vọng cũng được trình làng liên tiếp, gần đây có thể kể đến Hoàng Thái Hùng, Trúc Ly... Song song việc cải thiện cuộc sống cho các nghệ sĩ để giữ nhân lực, đoàn đang tìm kiếm, vun đắp thế hệ nghệ sĩ mới.

Vấn đề đào tạo, không chỉ riêng Ðoàn Hương Tràm, mà hầu như tất cả các đơn vị nghệ thuật trên cả nước đều gặp phải khó khăn và bất cập do ảnh hưởng về cơ chế. Một lợi thế là, Ðoàn Hương Tràm được ưu tiên đặc thù 11 suất không cần bằng cấp, chỉ cần được xác nhận có giải thưởng liên quan đến cải lương, ca hát tài tử hoặc giấy chứng nhận một lớp tập huấn cải lương, đặc biệt có trung cấp về chuyên ngành cải lương, sẽ được nhận vào đơn vị. Trong thời gian qua, nhiều diễn viên trẻ được nhận vào vị trí đặc thù này, bởi họ không đủ điều kiện vào biên chế viên chức vì không có bằng đại học.

Ðể đào tạo được một nghệ sĩ trẻ gắn bó với đoàn là điều không dễ dàng. Ðoàn Hương Tràm thường xuyên cử người dự các lớp cao đẳng diễn viên ở Cần Thơ để tìm kiếm tài năng. Song, đúng nghĩa với câu đãi cát tìm vàng, có nhiều buổi tổ chức rình rang, tốn kém... nhưng chỉ chấm được 1 người, mà chưa chắc người này muốn gắn bó với đoàn.

 Các nghệ sĩ trẻ được các lớp nghệ sĩ đi trước nâng đỡ và kèm cặp trong từng trích đoạn quay hình và biểu diễn. (Ảnh chụp trích đoạn vở "Nợ nước thù nhà", năm 2023). Ảnh: MỘNG THƯỜNG

Nhiều năm nay, UBND tỉnh Cà Mau đã cho Ðoàn Hương Tràm đào tạo năng khiếu ở độ tuổi dưới 15, bằng hình thức đào tạo nghề, truyền nghề. Ðiều khó khăn phải đối mặt là, trong độ tuổi từ 10-15 sẽ hiếm gia đình nào cho con đi học nghề cải lương; bên cạnh đó, đoàn không được cấp kinh phí cho dự án này.

NSƯT Lịch Sử, Trưởng đoàn Hương Tràm, cho biết: "Không ai đăng ký, lác đác vài người nhưng thời gian ngắn sau đó họ cũng nghỉ, vì độ tuổi này đang là tuổi chơi, tuổi học. Tôi đã báo cáo thực trạng về nguồn nhân lực của đơn vị và đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2023-2028 trình UBND tỉnh phê  duyệt".

"Hiện tại, lực lượng trẻ của đoàn vẫn có, nhưng để duy trì lâu dài thì không thể, vì không có bằng cấp, trong khi khung quy định là đại học, cao đẳng, hoặc trung cấp, mà cả năm 2022 trong đoàn chỉ có 5 người tốt nghiệp trung cấp. Mà không phải chỉ có diễn viên, nhạc công, kỹ thuật, diễn viên có trình độ đại học cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, mặc dù hiện nay đoàn đang tiếp nhận và ráo riết tìm nguồn để đưa vào nhóm đặc thù. Ðoàn Hương Tràm là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang, đa phần diễn viên là đảng viên, nên anh chị em không thể hoạt động tự do, chạy show kiếm thêm tiền. Ðây cũng là một trong những lý do không tìm được nguồn nhân lực trẻ, trừ khi ai yêu nghề lắm mới trụ nổi”, NSƯT Lịch Sử chia sẻ thêm.

Hiện tại, Ðoàn Hương Tràm vẫn thường xuyên thông tin đến người hâm mộ về tuyển nghệ sĩ cho đoàn, độ tuổi từ 15-28. Trong thời gian qua, đoàn cũng chọn được 1 nghệ sĩ mới có chất giọng tốt, sáng sân khấu và biết nhịp phách bài bản./.



NSƯT Lịch Sử cho biết: “Ðể đào tạo được một nghệ sĩ trẻ cho cải lương không phải ngày một ngày hai. Chúng tôi mất 5 năm để biến các bạn từ tờ giấy trắng thành tờ giấy màu. Các bạn học ở trường là lý thuyết, ra thực tế không có người nâng đỡ cũng sẽ không làm gì được! Trong thời gian 5-6 năm thực hành, chúng tôi sẽ tạo cơ hội cho các bạn tiếp cận các hội thi, hội diễn, những chương trình liên quan đến nghệ thuật cải lương toàn quốc... để tạo dựng tên tuổi. Thế nhưng, khi có giải cao, có Huy chương Vàng toàn quốc, được đào tạo, tập huấn, được kết nạp Ðảng, được quy hoạch cán bộ lãnh đạo... thì có bạn lại dứt áo ra đi! Phát triển lâu dài ở một đơn vị mới là phát triển bền vững, như tôi hay NSƯT Hoa Phượng là minh chứng”​.



 

Lam Khánh

Bài cuối: Bắt nhịp công nghệ giải trí online

 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.