ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 19:24:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ thuật ướp trà sen xứ Huế

Báo Cà Mau (CMO) Từ xa xưa, dưới thời vua chúa còn trị vì trên mảnh đất Thần kinh này, cứ mỗi mùa sen đến, vua hay các bậc vương gia quyền thế thường cho các thiếu nữ trinh nguyên chèo thuyền ra những hồ sen chọn các bông sen còn hàm tiếu và dùng tay bỏ vào đoá sen một nhúm trà nhỏ vừa đủ cho một bình trà sáng. Sen cổ xứ Huế tuy nhỏ nhưng hương thơm thanh thoát không loài sen nào sánh bằng.

Ðêm xuống, cánh hoa cúp lại, hương sen len lỏi vào từng cánh trà. Khi ánh bình minh hé rạng, cũng là lúc các thiếu nữ chèo thuyền ra ngắt từng bông sen đó dâng vua ngự.

Cách ướp trà sen này thường được gọi là trà sen ướp xổi. Ngày nay, do nhu cầu của người thưởng ngoạn trà nhiều, để cho hương trà sen xứ Huế đi xa thì người làm trà ở Huế đã có những công đoạn ướp trà tuy khác đôi chút nhưng chất lượng không hề thua kém cách xưa…

Trà sen được ướp ngay trên ao sen.
Những công đoạn làm trà sen ướp xổi.

Thông thường, cứ vào mùa sen, người làm trà đi đến các hồ sen khắp nơi tại Cố đô Huế, chọn mua những bông sen nguyên cành đang chúm chím nở (nhưng phải chọn đúng sen cổ của Huế và tốt nhất là sen được trồng trong hồ Tịnh Tâm). Khi sen được đem về, các "trà nương" nhẹ nhàng cho trà vào giữa hoa sen, xếp từng cánh hoa lại như ban đầu và chọn một phần của lá sen gói nguyên bông sen lại, rồi cột bởi một cọng dây nhằm định vị toàn bộ hoa sen.

Cứ thế, hàng trăm hoa sen đã ủ trà còn nguyên cành sen được cho vào chum nước (nhớ là nước không được ngập hoa sen và trà ướp sen phải được lựa chọn là trà sạch, chất lượng). Cứ thế, sau khoảng 5 giờ sen được cắm trong nước, các "trà nương" đem ra cắt từng đoá hoa ra khỏi cành, cho vào túi giấy hoặc túi hút chân không rồi đem vào tủ cấp đông.

Ướp trà bằng gạo sen.
Thành phẩm trà sen sau 6 tháng được cấp đông.

Trà được ướp khoảng từ 1 tháng trở lên là có thể sử dụng, nếu cấp đông đến 5, 6 tháng thì tốt hơn. Ðể có một buổi sáng với chén trà sen thì tối hôm trước, người ta chuyển trà từ ngăn cấp đông ra ngăn mát, sáng mai khi thức giấc, ta sẽ có một bông sen ướp trà thơm dịu tâm hồn…

Công phu hơn, tinh tế hơn là ướp trà sen bằng những hạt gạo sen li ti. Ðây quả thật là quá trình công phu, mất nhiều thời gian. Một cân trà ướp hương sen cần có 1.000-2.000 bông sen. Sen được hái khi trời vừa mới hửng sáng, lúc còn e ấp hơi sương, tinh tuý của đất trời còn đọng lại trong đài nhuỵ sen. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo. Gạo sen được tách ra từ nhuỵ sen, là phần hạt nhỏ li ti có màu trắng đục đính trên sợi chỉ vàng. Gạo sen được xem là bộ phận chứa hương thơm nhất của bông hoa và có đặc điểm khô. Cứ một lớp trà sẽ rắc một lớp mỏng gạo sen, sau đó ủ lại. Hương từ gạo sen sẽ quyện vào trà để mang lại mùi đặc trưng cho vị trà sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Trà và gạo sen được ướp và sấy khô từ 7-9 lần trong khoảng từ 20-25 ngày đêm. Trà dùng để ướp sen phải chọn loại trà sạch, đạt tiêu chuẩn hữu cơ, được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt.

Thế đó! Công phu, tinh tế và thú ướp trà sen được nâng lên tầm nghệ thuật của sự tao nhã ở mảnh đất thơ mộng này. Hãy về với Huế để thưởng ngoạn trà sen sau những tháng ngày bôn ba vì cuộc mưu sinh… Chén trà sen sẽ làm tâm hồn mình thanh tao hơn, nhẹ nhàng hơn.

……

Nâng niu từng đoá, sen hồ Tịnh

Ngậm trà tinh tuý, ủ hương trinh

Nhặt mưa, gói nắng, sương về đậu

Trà sen thưởng ngoạn, đượm ấm tình...

 

Ðào Minh Tuấn thực hiện

 

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.

Xe tàu hũ của bà

“Hũ đây”, “Tàu hũ nóng đây”, “Ai tàu hũ không”, tiếng rao ấy của cụ bà Tô Thị Y (86 tuổi, ở Phường 1, TP Cà Mau) đã trở nên quen thuộc gần 40 năm qua.

Mắm chay ngày giỗ nội

Bà nội mất khi tôi còn nhỏ xíu, vì vậy ký ức của tôi về bà không nhiều, chỉ lờ mờ nhớ hình ảnh lúc bà nội nấu món chay trong cái nồi nhỏ có tay cầm, lúc bà lom khom hái bông bí, đọt bí sau nhà. Bà nội tôi ăn chay trường, nên sau này mỗi lần giỗ bà nội, ba mẹ tôi làm món chay để cúng, thường là món gỏi cuốn chay, nấu canh kiểm và đặc biệt luôn trộn món mắm chay.

Chả cá thu xứ biển

Cà Mau có bờ biển dài 254 km, với ngư trường rộng lớn (trên 100.000 km2), rất dồi dào nguồn lợi thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá cơm, cá ngừ, cá thu...

Chiếc bánh “hạnh phúc”

Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh xu xê) là món ăn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung, son sắt, một lòng một dạ gìn giữ tình yêu bền chặt. Ðây cũng là một trong những loại bánh cổ truyền của người Việt Nam qua bao đời nay.

Ba khía vào mùa

Con ba khía rừng ngập mặn Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, với sản lượng hàng ngàn tấn mỗi năm. Năm 2019, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề làm ba khía muối Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, từ đó được cả nước chú ý và lượng tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên.

Món ngon từ cá bống

Cà Mau có 254 km chiều dài bờ biển, với hàng ngàn sông ngòi, kênh, rạch có dòng thuỷ triều chảy ra vào tạo thành bãi bồi hàng trăm ngàn héc-ta, đây cũng là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá bống dưới hang, đáy nước, bọng dừa, bọng lá, hang bờ phù sa và bãi sình lầy như bống tượng, bống kèo, bống cát, bống trăng, bống sao, bống rạ (bống trắng), bống bớp, bống mú, bống đất, bống dừa, bống xệ... Trong đó, có giá trị kinh tế nhất hiện nay là cá bống tượng, bống kèo, bống cát, bống xệ.

Bánh mì - Món ăn dân dã mà gây thương nhớ

Bánh mì, cái tên bình dị, thân thương đã in sâu trong tâm trí biết bao thế hệ người dân Việt Nam bởi món bánh dân dã này dễ chế biến, có thể thưởng thức mọi lúc, mọi nơi và được bán trên khắp các con đường, ngõ phố, từ thành thị đến thôn quê.

Mắm chưng - Món ngon cho bữa cơm gia đình

Các loại mắm cá quen thuộc như: mắm lóc, mắm cá sặt, mắm cá phi, mắm cá linh, mắm cá sơn... ngoài ăn sống, nấu lẩu thì món mắm chưng cùng thịt ba rọi bằm nhuyễn, hột vịt, nêm gia vị, được xem là món ăn dân dã nhưng khá hao cơm trong các bữa cơm gia đình Việt.

Mát dịu vị tuổi thơ

Vốn là thức quà vặt gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, ngày nay, các món kem mát lạnh dù được biến tấu với những sắc màu sáng tạo riêng để trở nên hấp dẫn hơn, nhưng đối với thực khách, món giải khát phổ biến này vẫn giữ đúng dư vị tuổi thơ mà ai cũng thích mê.