ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 17:29:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực bà Chín Đèo

Báo Cà Mau (CMO) Cứ cách vài ngày, bà Chín Đèo (Trần Chính Đèo, Khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi) lại trèo lên căn gác xép rồi mở cánh tủ dưới bàn thờ chồng để nhìn ngắm hơn 50 tấm huân chương và bằng khen. Đó là những thành quả mà bà có được trong gần 40 năm tuổi Đảng.

Về lại xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi hỏi thăm bà Chín Đèo thì những người cùng thời với bà không tiếc lời ngợi khen. Với nhan sắc mặn mà thời son trẻ, bà Chín được mệnh danh là hoa khôi xứ này. Dẫu nay bà đã sắp bước sang mùa xuân thứ 70 nhưng vẻ đẹp ấy vẫn khiến người đối diện xuýt xoa.

Nuôi dưỡng ước mơ lớn

Bà Chín Đèo là người dân tộc Khmer, lớn lên trong một gia đình “cách mạng nòi”. Bà Chín nói: “Nếu tính tất thảy những người đi bộ đội thì dòng họ của tôi trên dưới 60 người”.

Bà Chín Đèo và những công lao đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận

Thời buổi loạn lạc, nhà nào cũng như nhà nấy, đói khổ mà đông con. Cũng có thể người ta sợ cảnh “đầu bạc tiễn đầu xanh” thời chiến nên sinh đẻ nhiều để “không còn đứa này thì còn đứa khác”. Bà Chín Đèo là người con thứ chín, lúc mới chào đời trông nhỏ xíu, chủ yếu là uống nước cơm, ăn khoai lang, khoai mì để lớn nên đèo đẹt, thân sinh bà mới đặt tên là Chính Đèo. Dẫu vẫn còn đang tắm sông cùng bọn trẻ trong xóm nhưng hễ cha mẹ hỏi lớn lên làm gì, bà đều trả lời: “Con muốn làm bộ đội”. Nuôi ước mơ ấy, năm 14 tuổi, bà đã trở thành cô giao liên.

Với tư chất thông minh, lanh lợi nên bà luôn qua mặt địch để hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng. Bà Chín kể: “Nhiều lần, tôi chèo xuồng mang thư báo cho bội đội, bị bọn giặc chặn đường kiểm tra, chất vấn nhưng tôi đều có cớ để thoát thân”. Sau 2 năm làm giao liên ở địa phương, đồng đội và cấp trên nhận thấy tố chất của người phụ nữ này nên phân công bà làm Tiểu đội trưởng địa phương quân huyện Tư Kháng (nay là huyện Đầm Dơi).

Và rồi, sợi lương duyên đã kết nối bà với anh bộ đội Nguyễn Minh Thuận, hoạt động ở đơn vị Tiểu đoàn U Minh 2. Do cùng lý tưởng và quan điểm sống nên hai người ăn ở với nhau rất hạnh phúc. Nhưng vì đất nước chưa sạch bóng quân thù nên trong lúc đang làm nhiệm vụ, chồng bà đã ra đi mãi mãi. Ôm con thơ chưa tròn 4 tuổi, bà gạt nước mắt, nuốt đau thương vào lòng quyết tâm đòi nợ nước, trả thù nhà.

Bà Chín ngậm ngùi: “Đó là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời của tôi. Nhìn lên bàn thờ khói hương nghi ngút rồi nhìn con trẻ mà lòng quặn thắt từng cơn. Máu hận sục sôi, tôi quyết tâm phải trả thù”.

Khác với thời tấm bé, khi trưởng thành, bà Chín có tạng người cao khỏe, một mình bà có thể tay không hạ gục một tên địch mạnh khỏe. Cộng thêm bà nổi tiếng là tay bắn súng bá đỏ cừ khôi nên quân thù luôn phải dè chừng. Bà Chín Đèo kể: “Tôi còn nhớ như in trận chiến Cái Keo – Quách Phẩm. Ban đầu, bên ta đã chiếm đóng chùa Má Châu nhưng quân địch bất ngờ đánh úp lại. Bởi trong tư thế bị động nên anh em trong đội phải tản ra chiến đấu một mất một còn với địch. Tôi không nhớ rõ đêm đó tôi đã bắn bao nhiêu tên địch, chỉ thấy xung quanh toàn là xác người. Sáng lại, khi anh em gặp nhau chỉ biết khóc vì quá vui mừng”.

Người phụ nữ sốc vác, mạnh mẽ ấy lại được phân công làm Xã đội trưởng xã Tân Hùng khi đất nước toàn thắng. Mặc dù lãnh đạo nhiều đấng nam nhi nhưng ở bà luôn toát lên khí chất kiên cường khiến nhiều người phục sát đất.

Không lâu sau đó, bà được đề bạt tiếp tục đi học để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đầm Dơi. Dù ở bất kỳ cương vị nào, bà Chín cũng luôn cố gắng và không ngừng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ và trọng trách được giao. Bà Chín Đèo tâm niệm: “Muốn trở thành người có ích phải luôn cố gắng trau dồi, nâng cao kiến thức. Và con đường ngắn nhất để đạt được những đều đó là học vấn”.

Nghĩ vậy cho nên, trong căn nhà chỉ vài mét vuông ở Khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, bà Chín đã lần lượt “gom” về nhà hơn 20 người cháu để nuôi ăn học. Đành rằng kinh tế gia đình cũng thiếu trước hụt sau, nhưng bà không màng khó khăn để chăm lo các cháu từng miếng cơm, giấc ngủ. Bà luôn động viên và khuyên nhủ mọi người phải có lối sống lành mạnh, phải là người có ích cho xã hội. Bà Chín còn là người bạn, người tri kỉ để lắng nghe và tâm sự với các cháu khi họ gặp những khó khăn, thắc mắc trong cuộc sống.

Và để đền đáp lại tình yêu thương đó, hầu hết các cháu bà đều lần lượt đưa tận tay bà những tấm bằng đại học của mình. Đến thời điểm này, trong số hơn 20 người bà từng nuôi ăn học đã có nhiều người có việc làm rất tốt.

Bản lĩnh thời bình

Dẫu đã về hưu mười mấy năm nhưng bà Chín vẫn không cho phép bản thân nghỉ ngơi mà tiếp tục tham gia vào các công tác địa phương. Do cư ngụ trong khu chợ thị trấn nên bà thường xuyên chứng kiến cảnh ẩu đả, chửi bới nhau giữa các bà, các chị trong chợ. Mỗi lần như vậy, bà đều đứng ra khuyên can, hòa giải.

Bà Chín kể: “Tôi nhớ có lần 2 cô bán rau củ vì tranh chấp chỗ bán nên ẩu đả với nhau. Vì nóng giận nên cả hai đều lấy rau củ ném vào nhau. Thấy tình hình căng thẳng nên tôi lại đó gom lại đống rau, củ đang vươn vãi trên mặt đất rồi nhẹ nhàng phân tích, giải thích cho họ hiểu đúng sai”.

Cũng nhiều người thắc mắc hà cớ gì mà bà phải làm như thế? Bà Chín chỉ nở nụ cười thân thiện rồi nhẹ nhàng nói: “Vì tình người với nhau thôi!”. Tính đến nay, bà Chín đã tham gia hòa giải thành công gần 60 vụ việc tranh chấp, hàng chục vụ kiểm tra, giải tỏa trong buôn bán, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và sắp xếp lại trật tự cho các hộ kinh doanh tại chợ Đầm Dơi. Những hoạt động gặp khó khăn của các hội nghề nghiệp, bà sẵn lòng giúp đỡ. Điển hình như trực tiếp tham gia vận động 12 người lầm lỗi, vi phạm pháp luật trở về địa phương, cộng đồng; giải quyết hiệu quả gần 30 vụ gây rối trật tự công cộng.

Bà Chín Đèo cho biết: “Vụ việc tranh chấp nào đơn giản thì tôi tự phân tích, hòa giải. Nhưng nếu tình hình quá căng thẳng thì tôi kết hợp với trưởng, phó khóm và Ban quản lý chợ để xử lý”.

Trong xã hội đôi lúc xô bồ, nhưng ở đâu đó quanh ta tình người với nhau vẫn luôn hiện hữu. Và với những gì đã cho đi, bà Chín Đèo đã nhận lại rất nhiều, đó là sự yêu thương của mọi người. Hơn 10 năm qua, bà luôn được tín nhiệm bầu là người uy tín trong đồng bào dân tộc. Và bà đã nhận hàng chục bằng khen từ Trung ương đến địa phương.

Bút ký của Phùng Trầm

Nói về bà Chín Đèo, ông Trịnh Minh Thắng, Trưởng Khóm 4, thị trấn Đầm Dơi chia sẻ: “Tôi rất nể phục người phụ nữ như chị Chín. Chị là người sống vì mọi người và luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết. Cả cuộc đời chị đều phấn đấu không ngừng nghỉ vì quê hương. Đầm Dơi rất vinh dự khi có những người con như chị”.

 

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.