ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 09:05:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghiêm ngặt bảo vệ rừng

Báo Cà Mau Mùa khô năm nay được dự báo rất khắc nghiệt. Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng El Nino, từ tháng 2 đến tháng 6, khả năng hạn hán gay gắt, thiếu nước tiếp tục diễn ra. Chính vì thế, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) được quan tâm đặc biệt. Các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng đã và đang tích cực triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy rừng.

Tại Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Hạ, các hoạt động PCCCR luôn được duy trì thường xuyên: tuần tra, quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã...

Ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc VQG U Minh Hạ, cho biết: “Các đội thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến khô hạn trên toàn lâm phần. Hiện diện tích khô hạn cấp 3 là 3.580 ha. Dự báo mùa khô năm nay khắc nghiệt, do đó, từ trước tết Nguyên đán, đơn vị đã triển khai phương án phòng chống cháy rừng đến cộng đồng dân cư. Ðồng thời, triển khai các hạng mục theo phương án được phê duyệt như: dọn các tuyến kênh lưu thông đường thuỷ, sửa chữa các chòi quan sát lửa rừng. Hiện nay, đã bố trí các tổ máy bơm xuống tất cả 11 đội, trạm quản lý”.   

Nhờ nạo vét kênh nên mực nước vẫn còn khá cao, trung bình khu vực trảng còn 15 cm; các kênh trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt còn 255 cm; các kênh trong phân khu phục hồi sinh thái là 253 cm.

Ông Nguyễn Hoàng Ðệ, Ðội trưởng Ðội Quản lý bảo vệ rừng Kinh Ðứng, cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức tuần tra; kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị cũng như diễn tập nhằm đảm bảo vận hành tốt khi cần thiết”.

Ðội Quản lý bảo vệ rừng Kinh Ðứng kiểm tra, chạy thử máy bơm nước phục vụ công tác chữa cháy rừng.

Hiện nay, trên toàn lâm phần rừng U Minh Hạ có 64 chòi quan sát kiên cố, 9 chòi canh di động và tạm thời. Các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương nơi có hệ thống chòi canh lửa rừng kiểm tra, đánh giá về giá trị sử dụng, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa để phục vụ tốt công tác PCCCR.

Ngành chức năng đã lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCCCR mùa khô 2023-2024. Theo đó, khi dự báo cháy rừng cấp IV, V cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng và địa phương phải thường xuyên kiểm tra các khu vực trọng điểm cháy; phân công lực lượng thường xuyên trực chòi quan sát lửa, nhất là các giờ cao điểm (từ 9-17 giờ), phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, không cho cháy lan diện rộng. 58 bảng dự báo cấp cháy rừng đã được đặt ở các ngã ba, ngã tư đường, nơi tập trung dân cư ven rừng, để mọi người theo dõi. 

Lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trực 24/24 với tinh thần cảnh giác cao độ. Ông Quách Văn Tường, Ðội trưởng Ðội cơ động Quản lý bảo vệ rừng (VQG U Minh Hạ), cho biết: “Hằng ngày, từ 7 giờ sáng, lực lượng tổ chức luồn rừng, đến những khu vực trọng điểm kiểm tra mức độ khô hạn. Mùa khô năm nay rất khắc nghiệt, diện tích khô hạn đang ở mức lớn, với trên 3.000 ha, mực nước rừng giảm nhanh. Dự báo mùa khô năm nay, anh em làm công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng sẽ rất vất vả”.

Lực lượng làm nhiệm vụ PCCCR luôn sẵn sàng túc trực, lên chòi canh làm nhiệm vụ canh rừng trong mùa khô.

Ðến thời điểm này, diện tích rừng báo động cháy cấp II là trên 35.000 ha, trong đó báo cháy cấp III là khoảng 11.000 ha và gần 1.000 ha đang báo động cháy cấp IV, cấp V ở rừng U Minh Hạ và rừng cụm đảo Hòn Khoai.

Ngay từ đầu mùa khô năm 2023, ngành chức năng đã hướng dẫn các chủ rừng, địa phương xây dựng phương án và kế hoạch PCCCR. Chi cục Kiểm lâm tham mưu xây dựng kế hoạch PCCCR, đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Các chủ rừng đắp đập, đóng cống giữ nước.

Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ của tỉnh đi kiểm tra, tuyên truyền, đôn đốc các chủ rừng thực hiện phương châm PCCCR. Tổ chức trực, tuần tra, luồn rừng, phát hiện và xử lý kịp thời nếu có cháy xảy ra”.

Ðiểm thuận lợi trong công tác PCCCR là ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân rất tốt. Người dân có ý thức rất cao, sẵn sàng phối hợp khi cần thiết. Hằng năm, VQG U Minh Hạ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp vùng đệm đưa dân vào kết hợp trực trong các tháng mùa khô.

Ông Lê Thanh Dũng thông tin: “Trong trực phòng cháy, chúng tôi hợp đồng thêm nhân lực, mỗi chòi quan sát lửa từ sáng có từ 1-2 người dân vào trực từ sáng đến 11 giờ trưa mới bàn giao cho nhân viên VQG. Hằng năm, VQG đều có hợp đồng thêm lực lượng bên ngoài để đảm bảo trong mùa khô, với mức lương từ 3,4-3,5 triệu đồng/người/tháng.

Nhiệm vụ PCCCR của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng được xác định rõ. Trong đó, Ban Chỉ đạo tỉnh (Văn phòng thường trực đặt tại Chi cục Kiểm lâm) có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các đơn vị rừng U Minh Hạ, rừng cụm đảo tổ chức thực hiện phương án PCCCR trong mùa khô; phối hợp tốt với các ngành chức năng và UBND các huyện có rừng dễ cháy thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng về việc thực hiện các biện pháp PCCCR; Ban chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch PCCCR cụ thể để tổ chức thực hiện; phối hợp với các lực lượng, tổ chức tập huấn và thực tập PCCCR để nâng cao nghiệp vụ trong công tác PCCCR; xác định khu vực trọng điểm để tập trung chỉ đạo PCCCR; khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCCR.

Các thành viên Ðội cơ động Quản lý bảo vệ rừng, VQG U Minh Hạ, luồn rừng, kiểm tra mức độ khô hạn.

Lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn PCCCR U Minh Hạ, rừng đảo; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia PCCCR; phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR cho quần chúng; tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh, các cấp chính quyền tổ chức phòng cháy, chữa cháy các khu rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy.

Ông Lê Văn Hải khuyến nghị: “Trong tình hình khô hạn này, các chủ rừng không được chủ quan, lơ là mà phải bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện túc trực hằng ngày, sẵn sàng cho phương châm 4 tại chỗ. Ðề nghị các địa phương tuyên truyền, vận động người dân hạn chế việc đốt đất, đốt đồng ở ven rừng, vì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ cháy rừng”./.

 

Ðặng Duẩn - Chí Diện

 

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chủ động trước sạt lở

Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tập trung nguồn lực, tái thiết sau thiên tai

Trong bối cảnh thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường thì việc tổn thất tài sản, thậm chí tính mạng con người là điều gần như khó tránh khỏi. Theo đó, vấn đề đặt ra là việc tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm giúp người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Chủ động trước mùa mưa bão

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Cùng chủ động, trách nhiệm tham gia phòng, chống thiên tai được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ mức độ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu đang tác động nhanh, mạnh, khiến các hiện tượng thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường. Chính vì vậy, việc xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai càng trở nên cấp bách.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.